tháng 1 2017

Mồng một là tết Mẹ Cha,
Mồng hai tết Bạn, mùng ba tết Thầy
Câu ca dao của các bậc tiền nhân đã dạy như thế để nói về phong tục và cách đi lễ “Tết” trong ba ngày đầu tiên năm mới - Tết cổ truyền của người Á đông nói chung, trong đó có dân tộc Việt Nam ta.
Và ở Long An cũng không khác. Chiều tối ngày mồng ba tết Đinh Dậu (tức ngày 30/1/2017), các cầu thủ nổi tiếng của đội bóng chuyền nam lừng danh một thời – Hoàng Long Long An, đã hẹn nhau đến nhà để chúc tết người thầy ngày nào của họ – HLV trưởng Nguyễn Văn Hải, tại tư gia của ông, tọa lạc tại phường 4, TP Tân An, tỉnh Long An.
Trong không khí ấm cúng của những ngày đầu năm mới, gạt qua những chuyện vui buồn của Hoàng Long Long An ngày nào, thầy trò ông Hải đã cùng hàn huyên, tâm sự, ôn lại những kỷ niệm bên nhau thời Hoàng Long Long An còn là một trong những thế lực hùng mạnh hàng đầu của Bóng chuyền nam VN suốt gần một thập niên, kể từ năm 2006.
Vẫn quây quần bên thầy Hải những khuôn mặt cũ nay đã thành danh, nào là người trợ lý đắc lực, sau này được cử giữ chức Giám đốc điều hành đội bóng – ông Hoàng Đình Thủ, cho đến các thế hệ cầu thủ nổi tiếng như Phạm Phước Tiến, Trần Thanh Tùng (hiện thi đấu cho Maseco TPHCM), Trịnh Nguyễn Hoàng Huy (hiện là HLV đội nữ VTV Bình Điền Long An), Lê Thái Bình (phu quân của nữ tuyển thủ quốc gia Nguyễn Thị Ngọc Hoa), Ngô Quốc Bảo (hiện là HLV phó đội nam Long An)...Riêng hai phụ công Huỳnh Văn Tuấn (hiện thi đâu cho Maseco TPHCM), có việc riêng tại TPHCM, không về kịp; Nguyễn Minh Quân về quê ở Đức Hòa; chủ công – tuyển thủ quốc gia Lê Quang khánh cũng về quê ở Mộc Hóa nên không thể có mặt.
Không giấu được niềm xúc động đang dâng trào, thầy Nguyễn Văn Hải cho biết: “Sau khi toàn đội đọc bài viết ‘Hoàng Long Long An – một thời để nhớ” trên bongchuyensaigon, dù ai cũng tất bật lo toan công việc nhưng tự dưng thầy trò như xích lại gần nhau hơn bao giờ và ai cũng tự nhủ “Tại sao “người ngoài” thấy rõ những gì chúng ta đã tạo dựng được mà “người trong nhà” lại không thấy?”. Thế nên, khi các học trò cũ đến chúc tết, tôi như trẻ lại, sống lại thời kỳ hoàng kim, rực rỡ nhât của Bóng chuyền nam Long An cách đây gần chục năm. Chắc chắn đây sẽ là dịp, là cột mốc mà sang năm và sau đó nữa, thây trò chúng tôi sẽ tiêp tục duy trì ngày tết truyền thống tết đẹp và đáng nhớ này”
Còn trợ lý huấn luyện viên Hoàng Đình Thủ, dù đã chuyển sang nghiệp kinh doanh khá thành công tại huyện Bến Lức, nhưng ông vẫn sắp xếp đế dự và chia sẻ: “Tôi bây giờ đã ổn định cuộc sống. Và tới đây, tôi sẳn lòng tham gia trở lại bât kỳ vai trò nào khi đội cần, mong góp sức nhằm gầy dựng lại để thương hiệu Bóng chuyền nam Long An phát triển rực rỡ như xưa”
Cuộc họp mặt đầu xuân của thầy trò đội Hoàng Long Long An đã diễn ra âm lòng như thế đó.
HỒNG ÁNH

VLXD Biên Hòa (Áo đen) và VLXD Bình Dương (Áo đỏ)
Sẽ thiếu sót khi nói đến làng bóng chuyền khu vực phía Nam mà không nhắc đến bóng chuyền “người hàng xóm” của TPHCM và các tỉnh miền Tây: Đồng Nai; cùng với Quân Đoàn 4, Cơ khí luyện kim đã góp phần cho giải bóng chuyền TPHCM thời hoàng kim thêm chất lượng và hấp dẫn trong nhiều năm. Nếu bạn là người lần đầu tiên xem các trận đấu giữa các đội phong trào như: Bưu Điện, Cấp thoát nước, Hải Quan, Công an…hoặc Dệt Thống nhất, Dây đồng Long Biên (Cơ khí luyện kim), Ván ép Đồng Nai, VLXD, May Đồng Tiến ở giải Quốc gia, bạn sẽ cảm thấy sự quyết liệt, máu lửa giữa “gà nhà” với nhau. Dĩ nhiên điều này chỉ diễn ra trong trận đấu, nhưng đây là một tính cách của các VĐV, HLV cũng như cổ động viên cuồng nhiệt bóng chuyền Đồng Nai tạo nên một sắc màu đặc trưng ít nơi nào có được.
Cũng như các tỉnh phía Nam, bóng chuyền là môn yêu thích của người dân Đồng Nai, ngay sau năm 1975, phong trào bóng chuyền đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, nhiều đội bóng phong trào hình thành như Dệt Đồng Nai, Ván ép Đồng Nai, Cao su, Bia Đồng Nai, Bưu Điện, Gạch mem Thanh Thanh, Hải Quan, Công an, Cấp nước, DoNa food, khu Công nghiệp …đã góp phần cho giải tỉnh, giải ngành, giải Liên đoàn Lao động, …trở thành các giải đấu truyền thống góp phần cho BC phong trào bóng chuyền Đồng Nai thành một đơn vị mạnh trong cả nước. Về mặt trình độ cao, sự có mặt của danh thủ - cựu VĐV đội tuyển QG Nguyễn thị Mùi chuyển về phụ trách bóng chuyền Đồng Nai đã nhanh chóng tập họp các tuyển thủ trước 1975 và các VĐV mới như: Chánh, Oánh, Mục, Dũng, Hoàng, Chiến, Cương, Phương, Bích, Thủy, Sâm, Mãi… gầy dựng 2 đội bóng nam – nữ Dệt Thống nhất trở thành 1 thế lực của giải BC Quốc gia nhiều năm. Đây cũng là nền tảng cho các đội như Ván ép ĐN (Vinaplyco), Cao su ĐN, Dây đồng Long biên (CKLK) bắt đầu thành lập và tham gia vào các giải đấu Quốc gia.
Tình yêu bóng chuyền của các cựu cầu thủ Đồng Nai và TPHCM
Thời kỳ này có nhiều VĐV giỏi như Mai Quang Oánh (Dệt TN, May Đồng Tiến) (đã mất), Nguyễn văn Châu (Ván ép ĐN), Đỗ Cao Thắng (CKLK) – đội tuyển QG 1984 là 3 tay “chiêu” có kỹ thuật toàn diện và rất khéo léo trong tấn công. Thành tích tốt nhất là tập thể Cơ khí luyện kim với: Hiếu, Long, Minh, Thọ, Thắng, Dân, Cảnh, Sơn, Hiền, Mẫn…nhiều năm thi đấu hạng A1 (đội mạnh), đạt hạng 2 năm 1984. Trong đó Đặng Kim Sơn là VĐV thi đấu nổi bật nhất về năng lực toàn diện, thành viên đội tuyển QG từ năm 1983 cho đến năm 1991, sau này về thi đấu và huấn luyện Công An TPHCM.
Đến khoảng năm 1985 bóng chuyền Đồng Nai có chiều hướng suy yếu, không còn đội bóng nào góp mặt ở hạng đội mạnh, phong trào trong tỉnh cũng yếu dần, Sở TDTT cũng không hỗ trợ đầu tư cho bóng chuyền. Trong giai đoạn khó khăn này, Đồng Nai lại vực dậy phong trào bóng chuyền từ khoảng đầu năm 1990, 2 đội bóng được thành lập từ phong trào: Vật liệu Xây dựng và May Đồng Tiến với 2 Giám đốc rất “máu” bóng chuyền là Ông Lê Văn Hồng và Ông Vũ Ngọc Thuần. Được sự đầu tư bằng tình cảm cá nhân và Công ty, 2 đội bóng nhanh chóng bổ sung lực lượng và tham gia vào giải Quốc gia, tiếp bước “truyền thống xưa”, cuộc đối đầu giữa 2 đội luôn “nảy lửa” và mang lại sự thích thú cho người hâm mộ. Giai đoạn này có công sức nhiều của Nguyễn Văn Tuấn, từ cán bộ phụ trách phong trào bóng chuyền, Tuấn chuyển về huấn luyện cho May Đồng Tiến và đào tạo VĐV trẻ đầu tiên tỉnh Đồng Nai cho May ĐT, lứa VĐV: Anh, Quang, Hoàng, Hoan, Cương, Bảo, Trường, Biên…đã lên hạng đội mạnh QG năm 1989. Tiếp bước, đội VLXD cũng lên đội mạnh năm 1991, đến năm 1994 thực lực yếu, thiếu sự đầu tư về nhân sự, thiếu sự hỗ trợ chỉ đạo từ ban lãnh đạo ngành TT, BC ĐN không còn đội nào ở giải QG. Tuy nhiên trong giai đoạn này BC ĐN cũng có 2 VĐV tài năng: Mai Hồng Thái (VLXD) – thành viên đội tuyển QG với khả năng xử lý bóng tay trái khéo léo ở hàng trước cũng như hàng sau; Nguyễn Phương Anh (May ĐT) có năng lực sức mạnh bật tốt, tư duy chuyên môn tốt, là VĐV toàn diện trong tấn công và phòng thủ.
Với tiềm lực nằm trong khu công nghiệp, môn bóng chuyền được nhiều người hâm mộ, không thiếu những tài năng cá nhân, nếu được sự quan tâm, hổ trợ trong công tác chỉ đạo và đầu tư từ lãnh đạo ngành thể thao, Bóng chuyền Đồng Nai sẽ có cơ hội phát triển thành 1 điểm sáng bóng chuyền khu vực phía Nam.
HLV VUI VẺ

Phụ công số 1 VN - Hoàng Thương chính thức ký hợp đồng với Quân Đoàn 4 Becamex với giá "Khủng"...
Phụ công số 1 VN - Hoàng Thương trở thành đồng đội của chủ công Đặng Long Kiếm - Quân Đoàn 4 Becamex
Trong ngày làm việc cuối cùng theo qui định nhà nước (28 Tết), lãnh đạo đội bóng chuyền Quân Đoàn 4 Becamex đã kịp thời hoàn tất thủ tục ký kết hợp đồng với tuyển thủ QG - Phụ công số 1 VN Nguyễn Hoàng Thương vào lúc 9g sáng nay (25/1) tại Trung tâm TDTT Quốc phòng - Quân Đoàn 4 (Bình Dương).
Theo thông tin riêng, thời hạn hợp đồng giữa Nguyễn Hoàng Thương và đội bóng Quân Đoàn 4 Becamex1 năm (Kết thúc ngày 31/12/2017) và đặc biệt, phí chuyển nhượng tự do mà Nguyễn Hoàng Thương nhận được sẽ rất "Khủng" xứng đáng với tài năng và thành tích (HCĐ và HCB SEA Games cùng ĐTQG và VĐQG 2015 cùng Maseco TPHCM). Như vậy, HLV trưởng Phạm Chiến Thắng như "Hổ mọc thêm Cánh" khi có thêm phụ công số 1 Hoàng Thương kết hợp với chủ công Đặng Long Kiếm tạo nên một thế lực mới trong làng bóng chuyền Việt Nam năm 2017.
Theo kế hoạch, mùng 6 Tết thì Hoàng Thương sẽ chính thức tập luyện cùng các đồng đội Quân Đoàn 4 Becamex trong chuyến tập huấn đầu tiên ở phía Bắc.
Ảnh: BẢO TOÀN
HOÀNG GIANG

Dù hai bên: Quân Đoàn 4CTCP Becamex (Bình Dương) đã đạt được thỏa thuận sau giải VĐQG PV Gas 2016 nhưng phải đến chiều qua (24/1) tức 27 Tết thì cả 2 mới chính thức ký kết hợp đồng tài trợ cho đội bóng chuyền Quân Đoàn 4 với trị giá hợp đồng là 5 tỷ đồng/ 1 năm. Như vậy, mùa giải VDQG PV Gas 2017, đội bóng của HLV trưởng Phạm Chiến Thắng vẫn sẽ khoác áo Quân Đoàn 4 Becamex.
Đây thực sự là niềm vui cuối năm với HLV trưởng Phạm Chiến Thắng và các học trò để họ và gia đình đón một Tết cổ truyền sung túc và đong đầy mà không phải lo cơm áo gạo tiền như trước đây. 
Tuy nhiên, trách nhiệm của HLV trưởng Phạm Chiến Thắng cũng rất nặng nề vì đã có một mùa giải chưa thành công lắm nên anh sẽ phải tiếp tục cố gắng tập trung hết mình để không phụ lòng của nhà tài trợ Becamex trong năm 2017.
Ảnh: BẢO TOÀN
HOÀNG GIANG

Qua việc Phân tích – Thống kê trận đấu (Statistical Match Analysis) chúng ta sẽ có những con số cụ thể, những thông tin thi đấu của từng VĐV và toàn đội trong suốt quá trình trận đấu và toàn giải, đây là cơ sở chính nhằm đánh giá hiệu quả thi đấu và tìm ra hướng khắc phục. 
Gần đây có nhiều bạn muốn tìm hiểu thêm về các phần mềm thống kê – phân tích trận đấu, là người đã thực hiện nghiên cứu về lĩnh vực này, bài viết cung cấp một số thông tin giúp thêm cho các bạn trong công tác huấn luyện bóng chuyền.
Phân tích trận đấu là một phương tiện rất hiệu quả trong khoa học huấn luyện hiện đại nói chung và bóng chuyền nói riêng, công việc này đến nay vẫn còn mới mẽ, là một hạn chế trong công tác huấn luyện và thi đấu bóng chuyền trình độ cao ở Việt Nam hiện nay. Phần mục đích, phương pháp, phương tiện đã được giới thiệu trên trang BCSG, phần này nhằm giới thiệu một số kết quả cá nhân đã thực hiện trên phần mềm phân tích trận đấu bằng phần mềm Click&Scout (Softwware for the Scout and Anslysis of Volleyball Matches), đối tượng phân tích là các đội Thái lan, Indonesia, Việt Nam tại Seagames 27, 2013. Do trang báo có hạn, chúng tôi xin giới thiệu 1 số nội dung ngắn gọn, các bạn quan tâm có thể sử dụng như tài liệu tham khảo. 
BHL và HLV trưởng đội tuyển Thái Lan luôn được sự hỗ trợ từ các chuyện gia phân tích trận đấu.
Trong khi BHL và HLV trưởng các CLB Việt Nam tập trung cảm xúc trên băng ghế HLV
1. Thống kê hướng tấn công (Player Attack Direction): phần mềm thống kê hướng tấn công từng VĐV và cả 2 đội trong quá trình thi đấu nhằm tìm hiểu đối phương đang sử dụng loại hình tấn công chủ yếu nào ?, hiệu quả ra sao ?, VĐV tấn công ghi điểm nhiều nhất đang ở đâu ?...từ đó chúng ta sẽ tìm biện pháp, phương án để hạn chế.
Ví dụ hình vẽ chụp từ phần mềm phân tích thống kê hướng tấn công của VĐV chủ công Jirayu.R khi chuyền 1 tốt (ở khung bên trái) và hướng tấn công thường thấy khi anh ta thực hiện phản công hoặc khi chuyền 1 không tốt (ở khung bên phải), hiệu quả các đường tấn công sẽ hiển thị màu khác nhau: màu đen cho quả tấn công ăn điểm, màu xanh cho quả tấn công tốt nhưng đối phương phòng thủ được, và màu đỏ cho các quả tấn công hỏng hoặc mắc lỗi. Từ các hình trên cho thấy, hướng tấn công chính của VĐV tấn công đạt hiệu quả tốt nhất (1R) chủ yếu từ 2 biên và hàng sau số 1.
2. Thống kê hướng phát bóng cá nhân (Player ServeDirection): thống kê hướng phát bóng của từng VĐV đối phương, loại hình phát, điểm rơi…từ đó sẽ tìm ra chiến thuật phát bóng toàn đội đối phương, các loại hình phát gây khó khăn cho đỡ chuyền 1. HLV sẽ có các phương án điều chỉnh kịp thời đội hình hoặc vị trí đỡ chuyền 1 cho các vòng xoay tiếp theo.
Ví dụ hướng nhảy phát bóng tấn công của VĐV Kittikun và nhảy phát bay của VĐV Saranchit trong trận đấu với Việt Nam, từ điểm rơi của bóng, chúng ta sẽ thấy rõ ý đồ chiến thuật phát bóng của Thái lan là phát vào vị trí chủ công lùi đỡ chuyền 1. Ở SEA Games 28, 2015 Thái Lan lại bất ngờ chuyển sang phát ngắn (câu) vào các vị trí hàng trước.  
3. Thống kê hiệu quả đỡ chuyền 1 (Team Reception): thống kê hiệu quả đỡ chuyền 1 toàn đội, từng vị trí trong đội hình chiến thuật, kết quả sẽ cho thấy các vị trí đỡ chuyền 1 nào tốt hay yếu trong từng vòng xoay. 
4. Tổng kết trận đấu: Kết thúc trận đấu, chúng ta phải lưu tất cả các thông tin thống kê thành một tập tin để chuẩn bị cho trận đấu tiếp theo, để phân tích cho các VĐV nhìn thấy rõ ràng các số liệu cá nhân cũng như toàn đội, qua đó đề ra các biện pháp phù hợp.
Ví dụ kết quả thống kê hiệu quả thi đấu toàn trận  (General Statistics)
Để có những hình ảnh đơn giản, dễ nhìn thấy khi phân tích, hướng dẫn  cho các VĐV trong cuộc họp có nhiều cách, chúng tôi sử dụng phần mềm Volleyball Playbook vẽ minh họa.
Ví dụ hình vẽ hướng tấn công (hình 1), hướng nhảy phát bóng tấn công (hình 2), hướng nhảy phát bóng bay (hình 3) của đội Thái Lan trong trận đấu với Việt Nam.
Một ví dụ khác: hình chụp đội hình đỡ chuyền 1 của Thái Lan (hình 1) và Việt Nam khi VĐV chuyền 2 đan chuyền từ vị trí số 1, đội hình Thái lan lùi sâu, các VĐV tạo sự liên kết và mật độ số đông sẳn sàng hổ trợ nhau. Đội hình Việt Nam thiếu sự liên kết giữa các VĐV, lực lượng đỡ chuyền 1 mỏng nên khi đối phương thực hiện phát bóng vào khu vực số 5, VĐV Libero không hổ trợ gì được.
Qua một số phân tích và ví dụ từ kết quả phận tích thi đấu, có thể thấy được sự thuận lợi và tầm quan trọng của công tác phân tích và thống kê số liệu thi đấu, các đội mạnh hay đội tuyển Quốc gia hiện nay nên có 1 HLV chuyên về mặt này nhằm hổ trợ cho ban huấn luyện trong quá trình chỉ đạo thi đấu. Việc này không khó cho các HLV bóng chuyền trẻ hiện nay hoặc cho các bạn yêu thích môn bóng chuyền.
Ảnh: BẢO TOÀN
HLV VUI VẺ

Phụ công số 1 VN - Nguyễn Hoàng Thương đã chính thức....Tự do?
Nhiều khả năng phụ công Hoàng Thương và chủ công Ngô Văn Kiều sẽ trở thành đồng đội ở Sanest Khánh Hòa...?
Sau khi phụ công số 1 VN - Nguyễn Hoàng Thương kết thúc hợp đồng với "Cựu vương" Maseco TPHCM, anh vẫn lưu luyến nơi đã tạo nên tên tuổi của mình nên đã cố gắng chờ cuộc thương thảo để tái ký với đội bóng TPHCM...
Nhưng cuộc thương thảo đã bất thành dù một lãnh đạo đã cố gắng thuyết phục. Bởi vì, theo như phụ công Nguyễn Hoàng Thương chia sẻ: "Tôi chỉ thích đâu ra đó, một là một hai là hai chứ không rõ ràng thì tôi đành phải chia tay..."
Hiện nay, anh đang cùng gia đình nhỏ đang tận hưởng không khí Tết ở quê nhà Vĩnh Long và sẽ chính thức tìm đội bóng mới nhanh chóng.
Tuy nhiên, sau thất bại ở trận chung kết giải VĐQG PV Gas 2016, Á quân Sanest Khánh Hòa tiếp tục khát vọng vô địch nên có nhiều khả năng sẽ mời phụ công Nguyễn Hoàng Thương....?
Ảnh: BẢO TOÀN
HOÀNG LIÊN

Theo tìm hiểu của BCSG thì Nhà thi đấu TDTT Phan Đình Phùng (TPHCM) được khai sinh vào năm 1955 với tên gọi ban đầu là Sân thể thao phức hợp Phan Đình Phùng từ đó cho đến hiện nay. Ngoài các giải thi đấu đỉnh cao được tổ chức tại đây, thì bóng chuyền TPHCM đã từng đạt đến đỉnh cao vinh quang từ "Chiếc Nôi" Phan Đình Phùng.
Những nhà vô địch Việt Nam đều được trui rèn và trưởng thành từ sàn thi đấu này như: Công nhân Hóa Chất, Quân Đoàn 4, Công an TPHCM, Dệt Thành Công, Seaprodex... cùng với những tên tuổi lừng lẫy như: Trương Hữu Vinh, Lê Hồng Hảo, Lê Hồng Huy, Châu Văn Lễ, Trần Đức Bảo, Vũ Đức Hoạt, Đào Ngọc Chánh, Trần Minh Khang...và những HLV tài năng đã điều binh khiển tướng điệu nghệ trên băng ghế HLV như: Phan Phước Điền,  Lâm Quang Thành, Nguyễn Thành Lâm, Huỳnh Thúc Phong...cũng không thể nhắc đến những trọng tài quốc tế đầu tiên của bóng chuyền Việt Nam điều khiển các trận đấu trên ghế cao như: ông Trần Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Hùng, Trần Việt Cường...
Nhưng chiều ngày 21/1, nhà thi đấu Phan Đình Phùng đã chính thức ngưng hoạt động để tháo dỡ theo chương trình cải tạo mới hoàn toàn. Theo kế hoạch thì nhà thi đấu Phan Đình Phùng sẽ được xây dựng trong thời gian 2 năm đến năm 2019, để năm 2020 TPHCM sẽ đăng cai SEA Games tại TPHCM với những hệ thống sân bãi hiện đại hơn.
Dù biết rằng sẽ có một nhà thi đấu hiện đại mới trong tương lai nhưng với những người hâm mộ bóng chuyền TPHCM thì những góc sân luôn chất chứa những kỷ niệm của một thời vang bóng!
HOÀNG LIÊN

Sáng nay (22/1), Công Đoàn Công ty TNHH thể thao Bình Điền Long An cùng BHL và các cầu thủ CLB VTV Bình Điền Long An đã có chuyến công tác xã hội tặng quà cho người nghèo ở Xã Quê Mỹ Thạnh (Huyện Tân Trụ - tỉnh Long An). Với 50 phần quà, mỗi phần trị giá 300.000 đồng gồm: Gạo, đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, mì gói... Món quà tuy không lớn nhưng cũng đủ sưởi ấm mái nhà của những người nghèo trong Xã Quê Mỹ Thạnh. Đây là truyền thống hàng năm của Công Đoàn Công ty Bình Điền Long An. Đặc biệt, luôn có sự đồng hành của BHL và các cầu thủ nữ của đội bóng để khơi dậy tình thương yêu người nghèo và hiểu thêm giá trị của cuộc sống và thương hiệu của Bình Điền.
Ảnh: THIÊN HOÀNG
HOÀNG GIANG

Từ những câu chuyện cũ….
Bên cạnh câu chuyện dứt áo ra đi khỏi đội bóng chuyền nam Đức Long Gia Lai của tuyển thủ quốc gia Nguyễn Hữu Hà có thời là đề tài được nhiều giới quan tâm thì được biết, từng có một sự việc diễn ra cách đây gần 6 năm đã lập nên “kỷ lục”…đi ngược lại với tiền lệ lâu nay của Thể thao Việt Nam: trong Thông báo số 178/SVHTTDL-NVTDTT do Phó Giám đốc Vũ Đình Hà ký ngày 23/2/2011 gửi LĐBCVN, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An đề nghị LĐBCVNSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố, Phòng Thể dục thể thao Bộ Công an, Phòng Thể dục thể thao Quân đội và các đội bóng trên toàn quốc, về việc không cho phép hai VĐV bóng chuyền Võ Hoài Thanh và Nguyễn Văn Sang tham gia thi đấu các giải trong hệ thống thi đấu của LĐBCVN
Thế nhưng, ở giải Bóng chuyền hạng A toàn quốc bảng B năm 2011 diễn ra ít ngày sau đó tại Vĩnh Long (từ 12 đến 21/3), VĐV libero Nguyễn Văn Sang vẫn xuất hiện trong màu áo đội Đức Long Gia Lai. Đây được xem là trường hợp đầu tiên và duy nhất mà một thông báo kỷ luật của địa phương không có hiệu lực thi hành.
Còn nhớ, trước trường hợp “đặc biệt” này, không kể các VĐV thuộc diện tự do (hay số đông chưa có tên tuổi) cùng những cầu thủ bóng đá đã có Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp làm cơ sở giúp điều chỉnh các mối quan hệ - nhất là việc chuyển nhượng, và ngoại trừ một số trường hợp của Phạm Văn Mách (Thể hình), Hoàng Anh Tuấn (Cử tạ), Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng (Điền kinh)... đã “xuôi chèo mát mái” khi chuyển sang đơn vị mới, thì khi có trục trặc trong mối quan hệ giữa đơn vị quản lý và VĐV, mọi việc hoặc được các bên có liên quan tự thỏa thuận, hoặc bị quên lãng theo thời gian mà trong phần nhiều trường hợp, cảc VĐV (bị cấm thi đấu) và phía đơn vị quản lý đều cùng..chịu thiệt (vì VĐV cũng không thi đấu trở lại cho họ).
Tuy nhiên, điều trước tiên có thể khẳng định, đây là một vấn đề lớn, tồn đọng trong nhiều năm qua mà cho đến nay vẫn chưa thấy có phương án giúp các bên có liên quan giải quyết ổn thỏa khi có chuyện xảy ra, trong đó trách nhiệm lớn nhất hẳn thuộc về các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý. 
Bởi khi có một VĐV nào đấy muốn đầu quân cho đơn vị mới có nguồn thu nhập cao hơn, họ thường tự tạo cớ sự như tập luyện biếng nhác, thành tích sụt giảm hay tệ hại hơn là cố tình vi phạm kỷ luật hoặc tự ý bỏ tập luyện, thi đấu. Hậu quả là đơn vị trực tiếp huấn luyện, đào tạo phải ra thông báo với bản án kỷ luật số VĐV này vì “vi phạm hợp đồng, cấm thi đấu cho bất kỳ đơn vị nào khác trong cả nước”.
…cho đến việc tìm hướng đi nhằm giúp giải quyết vấn đề
Cái nút thắt gây thiệt hại lớn hơn là do cả hai phía đều bế tắc trong giải quyết vụ việc nên khát vọng được cống hiến trong lĩnh vực mà bản thân người VĐV “trót” lựa chọn không được tiếp tục thực hiện. Họ đã đi được một quảng nhất định trong chặng đường mà đỉnh cao phong độ không cho phép kéo dài quá 7 – 10 năm nhưng phải đành cắt ngang. 
Và biết đâu trong số này có những tài năng thể thao thật sự của địa phương và đất nước nhưng vì để bảo vệ lợi ích cục bộ của mình mà đơn vị quản lý đành phải để thành tích của họ bị mai một?. Ngược lại, phía đơn vị quản lý cũng có quyền và lợi ích hợp pháp khi họ bỏ tiền của, công sức từ khâu phát hiện, tuyển chọn rồi đào tạo và huấn luyện để số VĐV do mình quản lý có được thành tích, thế nhưng quy định nào giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ khi sự việc xảy ra?
Thực tế cho thấy, hiệu lực của các thông báo kỷ luật ra sao chưa biết, chỉ có điều trước mắt, bên đơn vị chủ quản và các VĐV đều phải tạm “án binh bất động” trong một thời gian. Bởi, theo bản Quy chế về quản lý, sử dụng VĐV cách đây hơn.…20 năm nhưng vẫn còn hiệu lực (ban hành kèm theo Quyết định số 470 QĐ/TCTDTT ngày 02/11/1994 của Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT), thì “Công tác quản lý, sử dụng VĐV phải theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy chế, quy định của ngành” (trích Điều 4); “Các cơ quan, đơn vị đào tạo, sử dụng VĐV đều phải có hợp đồng trách nhiệm với VĐV.” (trích Điều 6). 
Đặc biệt, có một điều khoản của bản Quy chế này mà bấy lâu nay phía các cơ quan quản lý VĐV ít chú ý mỗi khi ra quyết định kỷ luật VĐV: khoản 3, Điều 21 - Kỷ luật, ghi rỏ: “Mức buộc thôi tập luyện và thi đấu đối với các VĐV bị kỷ luật phải được Liên đoàn môn thể thao và Tổng cục TDTT phê duyệt”. Hầu hết các địa phương khi ban hành các “bản án” kỷ luật chỉ làm mỗi phần việc ra Thông báo trên toàn quốc và các “bị can” đều nghĩ nó đã có giá trị thực hiện nên cam chịu song cả hai phía đều không hiểu rằng, đấy mới chỉ là điều kiện “cần” chứ…chưa “đủ”!. 
Thế nhưng, phần lớn khi các sự việc xảy ra, các Bộ môn thể thao của UBTDTT trước đây (nay là Tổng cục TDDT) và Liên đoàn thể thao quốc gia có liên quan dù có “thụ lý”, tiếp nhận thông tin từ các địa phương, ngành song họ lại không phản hồi bằng chính kiến “Cấm” hoặc “Không cấm” (vì thật ra chẳng có cơ sở để vận dụng) và thường để trôi qua nhằm tránh né “quả bóng trách nhiệm”. Bởi họ thừa hiểu rằng, ở Điều 12 của bản quy chế có “thòng” thêm một câu “Nếu chưa hết hợp đồng mà không có sự thỏa thuận của đơn vị cũ thì không được phép tham gia thi đấu. Đối với VĐV đã tham gia tập luyện, thi đấu ở một đơn vị nhưng không có hợp đồng khi chuyển đơn vị thì không được phép thi đấu cho đơn vị mới một năm (1 mùa thi đấu)”.
Để góp phần giải tỏa những mắc mứu này, các cơ quan chức năng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần gấp rút xây dựng và lấy ý kiến về dự thảo “Thông tư quy định khung về chuyển nhượng VĐV”, giúp giải quyết những mâu thuẩn cơ bản vốn tồn tại nhiều năm qua giữa các bên có liên quan.
Ảnh: BẢO TOÀN
PHÚC VĨNH

Tuyển thủ Lê Quang Khánh là cầu thủ có thành tích tốt nhất bóng chuyền nam Long An với nhiều chiếc Cúp QG và quốc tế....
Sau bài viết Bóng chuyền Long An – một thời để nhớ, chúng tôi nhận thêm một số thông tin từ các cựu VĐV bóng chuyền nam Long An, những con người đã một thời đóng góp cho bóng chuyền Long An trong thời kỳ ban đầu khó khăn, BCSG tiếp tục cung cấp đến bạn đọc những thông tin về đội bóng này.
Sau giải toàn tỉnh, đội tuyển nam Long An đã được tập họp tham gia giải A2 Quốc gia từ năm 1977, HLV Khuất Văn Nhuế cùng các VĐV: Tích, Dũng, Bé Hai, Bé Tám, Tấn, Thắng Hiền Đấu, Tích, Hiền, Đấu, Chấn, Tâm, Thanh, Hùng, Thạch... Nhận thấy bóng chuyền nam có đủ điều kiện để phát triển thi đấu trình độ cao, lãnh đạo Sở TDTT tỉnh Long An đã mời HLV Bùi Huy Châm rồi HLV Lương Khương Thượng về xây dựng nền tảng cho việc xây dựng bóng chuyền Long An lâu dài. Đội bóng nhanh chóng tiến bộ và trở thành một thế lực trong giải bóng chuyền Quốc gia, đội lên hạng A1 (đội mạnh) và nằm trong nhóm trung bình cho đến năm 1988 do không tham gia thi đấu, đội rớt hạng. 
Năm 1991, đội lên hạng với HLV Tích, Chí và dàn VĐV tốt nghiệp từ lứa năng khiếu đầu tiên: Khôi, Ân, Mến, Trường, Vũ, Tôn, Bằng, Dũng, do điều kiện khó khăn nhóm VĐV này chuyển sang thi đấu cho đội Công an Vũng Tàu. Nhóm VĐV bổ sung gồm: Tùng, Vũ, Hùng, Dũng, Trung, Nam, Bảo, Thủ, Duy, Bằng cũng đã cho thấy họ không kém các đàn anh, thi đấu hạng đội mạnh Quốc gia cho đến năm 2005 rớt hạng. Nhanh chóng, đội trở lại hạng đội mạnh năm sau 2006, HLV Nguyễn văn Hải cùng dàn VĐV Hùng, Tâm, Tiến, Huy, Thiên, Vũ, Nhân, Tuấn, Bình,Phúc, Quân, Bảo. Tập thể này nhanh chóng chứng tỏ mình là thế hệ tốt nhất trưởng thành từ lò đào tạo Long An. Một thành tích họ đạt được thật đáng nể phục: HCB 2007, HCĐ 2009, đoạt Cúp Đức Long – Gia Lai, Cúp Hùng Vương 2011, vô địch cúp Đạm Phú Mỹ 3 năm liên tục…
Với những thành tích trên, đội bóng chuyền nam Long An xứng đáng được giới truyền thông đặt cho cái tên “Vua Cúp”.
Để có góc nhìn đánh giá sâu hơn bóng chuyền Long An về chuyên môn, BCSG được nghe ý kiến của chuyên gia Tiến sĩ Huỳnh Thúc Phong:
Với những thành tích lẩy lừng suốt một thời gian dài, bóng chuyền Long An đã khẳng định ngôi vị số 1 trong các tỉnh miền Tây nói riêng và là một “thương hiệu” chất lượng cao về công tác tuyển chọn đào tạo, thành tích thi đấu trình độ cao ở cấp Quốc gia.
Để có được điều này cho thấy bóng chuyền Long An đã có một quá trình đầu tư nghiêm túc nhiều mặt, ngoài sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo ngành thể thao tỉnh, các cơ quan, doanh nghiệp…Với tư cách là một người thầy, tôi khâm phục tâm huyết và sự nỗ lực không ngừng của các thầy cô, HLV đã góp phần không nhỏ cho bóng chuyền Long An xứng đáng là một trong các trung tâm đào tạo VĐV bóng chuyền nam – nữ tốt nhất ở Việt Nam hiện nay.
So với các bạn đồng nghiệp nữ, đội nam Long An có phần yếu thế hơn khi họ có đầy đủ các danh hiệu ở cấp Quốc gia nhưng ngôi vị vô địch Quốc gia hình như luôn lẫn tránh họ dù đôi lần tưởng như đã trong tầm tay. Nhưng chính nền tảng kỹ thuật cá nhân của các VĐV thể hiện trong thi đấu cho thấy quá trình đào tạo VĐV Long An luôn đi đúng hướng, phù hợp với sự phát triển bóng chuyền hiện đại. Nhiều VĐV nam Long An đã khoác áo đội tuyển như: Huỳnh Văn Tuấn, Phạm Phước Tiến, Lê Quang Khánh, Trần Thiên Vũ, Nguyễn Hoàng Quốc Huy. Tôi đánh giá cao các VĐV thời kỳ này về mặt kỹ thuật cá nhân, các em là một tập thể gắn kết về chuyên môn, khó tìm ra điểm yếu của họ.
Về năng lực trong thi đấu, theo tôi cả 2 đội nam – nữ Long an đều có chung một hạn chế đó là thiếu sự “bùng nổ” và “độ quái” trong thi đấu, đây là nguyên nhân họ thường hụt hơi trong những trận đấu, những thời điểm quan trọng.
Không thể trách họ, tính cách “hai lúa” hiền lành là bản chất chung của các VĐV miền Tây nói chung, những thủ thuật tiểu xảo là điều họ khó tiếp nhận được.
Nhưng thi đấu BC hiện đại do tính đối kháng ngày càng quyết liệt, đòi hỏi các VĐV phải có tinh thần vững vàng, cảm xúc mạnh mẽ và nhanh chóng thích nghi với các tình huống thi đấu thực dụng. Như câu nói chúng ta thường nghe “các VĐV tài năng phải biết chứng tỏ năng lực của mình trong những trận đấu lớn”, để làm được điều này kỹ thuật tốt là chưa đủ.
bóng chuyền Long An đã có một quá trình phát triển đúng hướng, mong sẽ tiếp tục giữ vững “thương hiệu” ngôi vị là trung tâm bóng chuyền số 1 miền Tây và góp phần cho bóng chuyền thi đấu trình độ cao của cả nước.
Ảnh: DƯƠNG THU
HLV VUI VẼ

Cách đây gần chục năm, trong số các CLB bóng chuyền nam của VN, những nhà tổ chức giải đều rất có lý khi thường chọn Hoàng Long Long An là đội duy nhất sẽ cùng với đội của địa phương tham dự các giải đấu lớn mang tính quốc tế, kiểu đại diện Việt Nam đem chuông “đánh với người”. Năm 2008 cũng thế, chủ giải Thép Việt TPHCM đã mời đội bóng đồng băng sông Cửu Long tham dự Sting Cup lần III - 2008 tai Nhà thi đấu Phan Đình Phùng – TPHCM từ 12 – 19/10, không đơn thuần chỉ bới họ là đội bóng …ở gần nhất  và đang giữ Cúp Hoa Lư – 2008 (diễn ra giữa 6 đội nam mạnh nhất VN thời điểm ấy).            
Không phải ngẫu nhiên và quá lời khi trước đó không lâu - đúng vào lúc đội bóng phải xuồng hạng A1 (năm 2005) và buộc phải thay “tướng” Nguyễn Thiện Chí bằng một tên tuổi rất quen thuộc cũng là dân Long An chính hiệu và được giới Bóng chuyền cả nước biết tiếng - HLV Nguyễn Văn Hải, người từng có công đào tạo nhiều thế hệ VĐV bóng chuyền Năng khiếu của vùng đất Long An “Trung dũng Kiên cường” trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần xây dựng nên thương hiệu Bóng chuyền Long An trong vài ba thập niên qua.
Vâng, lúc ấy có lẽ là quá sớm để đánh giá xem thầy trò ông Nguyễn Văn Hải “làm ăn” như thế nào, nhưng chí ít qua những dấu ấn tạo ra đối với người hâm mộ bóng chuyền cả nước sau hai năm trở lại hàng ngũ Đội mạnh Quốc gia, CLB Bóng chuyền Hoàng Long Long An có quyền tự hào về nhũng bước đi của mình. Bởi chỉ ít năm sau, họ đã thực sự trỏ thành một mô hình mà nhiều CLB khác trong cả nước ước ao và mong muốn trao đổi, học tập để tổ chức thực hiện theo đặc thù riêng của từng nơi.
Thử điểm qua con đường trở lại vinh quang của Hoàng Long Long An thời bấy giờ. Sau khi “tiếp quản” đội bóng, ông Nguyễn Văn Hải lúc ấy cũng vừa “lấy” xong học vị Thạc sĩ khoa GDTC (khóa 6) và hoàn thành việc thi nâng ngạch Huấn luyện viên chính do UBTDTT tổ chức, hăm hở bắt tay vào việc: chỉnh đốn, sắp xếp đội bóng lại mọi thứ theo những gì ông đã tích lũy được sau hơn hai mươi năm lăn lộn với nghề. 
Sau nầy nhớ lại thời ấy, người HLV nhiều cá tính vẫn thừa nhận bước khởi đầu đầy khó khăn mà lúc đó ông những tưởng sẽ “dễ ăn”: dẫn quân dự Giải Bóng chuyền Đội mạnh phía Nam tranh Cúp Bưu điện Trà Vinh-2006, Hoàng Long Long An thua tơi tả và cuối cùng phải xếp vị trí áp chót nhờ hơn đội Quân đoàn 4 chỉ số phụ tỉ số ván.
Dường như cũng kể từ đó, trong con người ông Hải đã có sự thay đổi. Bắt đầu từ nhận thức để “biết người, biết ta” hơn, không còn chủ quan và ỷ lại vào những kiến thức cùng kinh nghiệm mà bấy lâu nay ông vẫn nghĩ rằng khó có người nắm bắt hơn mình. Cũng từ đó Hoàng Long Long An đã có sự “thay da, đổi thịt”, từ chuyện sinh hoạt thường nhật cho đến việc tập luyện của đội bóng dần dần đi vào quy củ, ai không chịu được thì buộc phải “xách gói” ra đi, bất kể người ấy là ai, tài năng cỡ nào.
Chỉ sau vài tháng, người ta đã thấy một đội Hoàng Long Long An khác hẳn, dù ở dó còn khá đông những con người cũ: giờ tập là phải đúng giờ, ăn mặc đồng phục theo quy ước, tập đúng cường độ và khối lượng vận động do HLV trưởng đề ra, đến một VĐV lớn tuổi có trình độ chuyên môn thuộc hàng “sao” vừa từ đội Bến Tre chuyển về như Trịnh Nguyễn Hoàng Huy (4, hiện là HLV phó đội nữ VTV Bình Điền Long An) cũng phải lao vào tập luyện giảm béo đến 5- 7 kg, điều xưa nay rất hiếm khi cầu thủ nầy tự giác thực hiện nếu ở các đội khác.
Thế rối nhũng thành quả đầu tiên sau thời khổ luyện cũng bắt đầu đến với thầy trò ông Hải: dự các giải Đội mạnh phía Nam ít khi nào Hoàng Long  Long An trở về mà không “ẵm” giải thưởng, đến độ có nơi còn tính chuyện thôi không mời Hoàng Long  Long An dự (!). Ấy là một kiểu nói đùa bởi nhiều người thừa hiểu, khán giả đến xem đông hơn - ước muốn chính đáng của các sân đăng cai tổ chức giải, là nhờ có nhiều đội bóng có trình dộ chuyên môn tốt như Hoàng Long. 
Bước váo hành trình chinh phục các giải đấu chính thức năm 2006, Hoàng Long Long An lần lượt vượt qua hàng loạt các Đội mạnh như Bộ Công an, tuyển TPHCM, Ninh Bình, Hà Nội, Trà Vinh và chỉ chịu thua tuyển Quân đội trong trận chung kết Giải Đại hội TDTT toàn quốc lần VI-2006; dự giải Bóng chuyền Quốc tế TPHCM- Cúp Sting lần II năm 2007, Hoàng Long Long An giành giải Ba, chỉ xếp sau hai đội nước ngoài là các đội tuyển Thái Lan và Indonesia, đứng trên tuyển TPHCM và Sri Lanka. Đặc biệt, tham dự giải A1 toàn quốc - 2006, đội có đến 13 trận toàn thắng, từ vòng loại cho đến vòng chung kết, giành ngôi Vô địch một cách xứng đáng và cùng đội Bến Tre thăng hạng Đội mạnh Quốc gia. 
Từ những kết quả đạt được nhờ sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, Sở TDTT (cũ) tỉnh Long An, nhất là sự đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Hoàng Long, đội bóng tiếp tục gặt hái dược những thành tích mới: hạng Nhì giải VĐBC các đội mạnh toàn quốc- 2007, có 2 VĐV Phạm Phước Tiến và Huỳnh Văn Tuấn (hiện đầu quân cho Maseco TPHCM) là thành viên đội tuyển Bóng chuyền nam VN đoạt HCB SEA Games 24- 2007 tại Thái Lan, và gần nhất là đoạt chức Vô địch Cúp Hoa Lư 2008 giữa 6 đội bóng chuyền nam mạnh nhất quốc gia. 
Thuận lợi cơ bản của Hoàng Long Long An còn là trong thời gian đó, lãnh đạo Tập đoàn đã sắp xếp, bố trí người cộng sự đắc lực của ông Hải trong suốt thời gian dài, đồng thời nguyên là VĐV của đội bóng trước đây - HLV phó Hòang Đình Thủ làm Giám đốc điều hành CLB, người đã có công tạo thêm chất kết dính giữa các thành viên trong đội. Lứa VĐV trong dội bóng lúc ấy có tuổi đời khá trẻ như Lê Quang Khánh (7), Quốc Huy (18), Minh Quân ( 10) có thể hình tốt, dần dần trưởng thành bên cạnh lứa đàn anh Phước Tiến (14), Thiên Vũ (1), Thái Bình ( 8), Văn Tuấn ( 12), Thanh Tâm (17) cộng với kinh nghiệm thi đấu của dàn cựu binh như Thanh Tùng (5) hay Hòang Huy (4)...đã xây dựng nên một ê kíp chơi chắc chắn, ổn định và có lẽ nhờ thế nên ở các giải đấu quốc nội có VĐV nước ngòai thi đấu cho các CLB khác, Hoàng Long Long An chẳng những không dễ bị “bắt nạt” mà còn luôn giành được các thứ hạng cao trong phần lớn các cuộc tranh tài.  
Nói về những thành quả nầy, nhiều người cho rằng cái được lớn nhất của dội bóng chuyền Hoàng Long Long An thời bấy giờ chính là sự vận dụng tốt chủ trương xã hội hóa lĩnh vực TDTT của lãnh đạo tinh Long An theo đúng định hướng do Đảng và Nhà nước đã đề ra, giúp huy động tối đa nguồn lực của xã hội phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho nhu cầu được thưởng lãm của nhân dân và cải thiện thu nhập đội ngũ HLV-VĐV, góp phần thúc đẩy trình độ thể thao phát triển lên tầm cao mới,/.
HỒNG ÁNH

Trong số các đội bóng chuyền hạng đội mạnh khu vực miền Tây cùng chung khó khăn nhiều năm là vấn đề kinh phí, tuy nhiên trong quá trình tồn tại ít nhiều cũng có sự tài trợ từ “nguồn ngoài”. Bến tre là đội duy nhất trong suốt quá trình thi đấu hạng A1 và đội mạnh chưa lần nào nhận được sự tài trợ bên ngoài, nguồn kinh phí hạn hẹp chủ yếu từ ngành thể thao địa phương còn nhiều khó khăn.
HLV trưởng Mai Văn Điều cùng khóa học ĐH TDTT TPHCM với HLV trưởng Triệu Tử Thiên (ĐKVĐ Cúp Hùng Vương 2016 - Sanest Khánh Hòa)...
Được sự quan tâm của lãnh đạo ngành và các cán bộ chuyên môn, phong trào bóng chuyền trong tỉnh vẫn duy trì thường xuyên, công tác tuyển chọn và thi đấu trình độ cao vẫn được sự đầu tư để phát triển hết mức có thể. Thành tích thi đấu trồi sụt nhiều năm nay nhưng đội Bến tre vẫn bền bỉ tham gia hầu hết các giải trong hệ thống quốc gia, giải tập huấn. Ngành thể thao vẫn tổ chức thường xuyên các giải thi đấu tập huấn cho các đội khu vực và xa hơn, điển hình là Cúp Sanatech – Bến tre nhiều năm nay đã trở thành điểm hẹn lý tưởng cho các đội nam – nữ khu vực trước khi vào mùa giải mới. Tuy thầy trò đã có nhiều cố gắng nhưng khó khăn nhiều mặt là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý và thành tích thi đấu thăng trầm của đội bóng nhiều năm qua.
Năm 1985, Bến tre bắt đầu tham gia hạng B và lên hạng A2 (A1 bây giờ) với HLV đầu tiên Bùi Huy Châm và các VĐV: Tâm, Quang, Hùng, Út, Tuấn, Tùng, Tuấn Hiền, Khâm, Long, Quang, Quân…Năm 1987 đội rớt hạng A1 rồi lên năm 1990, năm sau đội vào vòng bán kết.
Năm 2000, Bến tre tuyển lứa VĐV năng khiếu đầu tiên, đội bắt đầu tham gia giải A1, vào vòng chung kết năm 2005, 2006 và lên hạng đội mạnh, đạt hạng 4 giải Quốc gia mùa giải 2007. Đội hình gồm HLV Mai Văn Điều, Phạm văn Út, các VĐV là nguyên bộ khung các VĐV trẻ: Hoàng Anh, Lam, Giang, Tùng, Triết, Duy, Thành, Hiền, Nhật, Cường, An, Chánh, Quân, Như, Lộc, Phong. Những khó khăn về nhiều mặt phản ánh qua thành tích thi đấu trồi sụt của đội Bến tre, năm 2009 đội rớt hạng rồi lên hạng ngay năm sau 2010, năm 2011 rớt hạng đến năm 2014 lại lên hạng, năm vừa qua 2016 lại rớt hạng. Với lứa VĐV có trình độ thi đấu tốt đã qua thời kỳ đỉnh cao, khó khăn còn ở phía trước, nếu không tìm ra hướng mới để tiếp tục tồn tại, đội bóng chuyền Bến tre khó trở lại  thi đấu ở giải Đội mạnh Quốc gia.
Trong đội hình Bến TreNguyễn Trường GiangVĐV đầu tiên được khoác áo đội tuyển Quốc gia tham dự SEA Games 2007, sức mạnh tốt, kỹ thuật toàn diện, Trường Giang từng thi đấu rất thành công trong màu áo Long an và Sanest Khánh hòa nhiều năm. Ngoài ra, chủ công tay trái Nguyễn Hoàng Anh tuy hạn chế về sức mạnh nhưng tố chất khéo léo và năng lực xử lý bóng tốt trên lưới là một tay đập chủ lực của đội bóng trong nhiều năm.
Nhiều năm bền bỉ vượt qua nhiều khó khăn, mong rằng Bến tre sẽ tiếp tục duy trì thi đấu trình độ cao và sẽ là điểm hội ngộ phong trào BC khu vực phía nam trong nhiều năm tới.
HLV VUI VẺ

Ngay sau trận chung kết Nam: Sanest Khánh HòaThể Công Binh Đoàn 15 vào ngày 18/12/2016 kết thúc, BCSG đã tích cực kiểm tra hộp thư mail: bongchuyensaigondudoan2016@gmail.com để nhanh chóng tìm ra “Nhà vô địch...dự đoán”. Đầu tiên là BCSG xin lỗi các bạn vì sự chậm trễ do quá trình kiểm tra mail hơi lâu vì quá nhiều bạn tham gia. Và lời xin lỗi đặc biệt là khi kiểm tra đến chiếc mail cuối cùng hợp lệ thì đã không có kết quả nào chính xác 100% bởi chính.... đội Thể Công Binh Đoàn 15?
Bởi vì, trận chung kết Nam đã đánh đổ rất nhiều kết quả dự đoán, tưởng như rất đon giản. Đó là việc Thể Công Binh Đoàn 15 vốn thi đấu mờ nhạt ở Vòng 1 - giải VĐQG PV Gas 2016 và cả những trận đầu của Vòng 2, đã bất ngờ lọt vào trận chung kết và thắng luôn ứng cử viên số 1 là Sanest Khánh Hòa trên “Thánh địa” Nha Trang để đăng quang. 
Do đó, BCSG rất tiếc khi phải gạch khỏi danh sách trao giải rất nhiều mail dự đoán tưởng chừng quá dễ cho Sanest Khánh Hòa là nhà vô địch. Từ đó, kéo theo kết quả chung cuộc bị sai lệch 100% khi 2 ứng cử viên được nhiều bầu chọn nhất là nữ Ngân hàng Công ThươngThông tin Liên Việt Post Bank bị ảnh hưởng khi bầu chọn cho Nhà vô địch nam là Sanest Khánh Hòa.
Nhưng như đã thông báo từ đầu là BCSG tổ chức Cuộc thi vui: "Đi tìm Nhà vô địch", để phục vụ bạn đọc BCSG, có thêm niềm vui khi thưởng thức những trận đấu ở giải bóng chuyền VĐQG PV Gas 2016 với phương châm bất thiên vị và Vô vụ lợi nên các giải thưởng từ các nhà tài trợ: Công ty du lịch TST Tourist và các giải khuyến khích của Taxi Vinasun vẫn sẽ được trao cho các bạn đã tích cực tham gia. Sau khi bàn bạc và thống nhất, BCSG quyết định trao giải cho các bạn có những dự đoán gần chính xác nhất (Dù hoàn toàn sai cả 2 câu hỏi chung cuộc).
Giải Nhất, BCSG quyết định chọn bạn đọc Phạm Thị Thu Hòa vì chị đã tự tin dự đoán "2 Nhà vô địch" namThể Công Binh Đoàn 15 nữ Thông tin Liên Việt Post Bank, cho dù không cần xét đến câu hỏi 2 là 23 người dự đoán giống mình với giải thưởng là 1 coupon trị giá 2 triệu đồng do CTCP-TM-DL TST Tourist (Số 10 - đường Tú Xương, Quận 3 - TPHCM) tài trợ.
Còn lại là các giải khuyến khích với giải thưởng mỗi giải là 4 quyển Coupon miễn phí của CTCP Taxi Vinasun trị giá 480.000 đồng/ 1 giải
Bao gồm các bạn:
1. Bạn Phạm Thị Hải Hằng
Dự đoán: Đội bóng nam vô địch VCK giải vô địch quốc gia PV Gas 2016 là Maseco TPHCM
Đội bóng nữ vô địch là:Ngân hàng Công Thương
Có 900 người dự đoán gần giống nhau.
2. Bạn Trương Dũng
Dự đoán đội nữ Ngân hàng Công Thương và vô địch nam là Biên Phòng.
Có 20500 người cùng kết quả 
3. Bạn Nguyễn Văn Sỹ
Nam Sanest Khánh Hòa, nữ Ngân Hàng Công Thương vô địch.
Có 75 người cùng dự đoán.
4. NP Kho
Nữ Vô Địch: Ngân Hàng Công Thương.
Nam Vô Địch: Sanet Khánh Hòa.
Dự đoán có 53 người trả lời giống mình.
Lưu ý: Để đảm bảo tính bảo mật cho bạn đọc, BCSG sẽ không cung cấp email tham gia dự đoán của các bạn mà sẽ gửi thư riêng cho các bạn có tên trên đây, để xin địa chỉ cư ngụ, gửi bằng đường chuyển phát nhanh đến cho các bạn. 
BCSG xin chân thành cám ơn tất cả bạn đọc đã nhiệt tình tham gia và ủng hộ www.bongchuyensaigon.com
Chúc tất cả bạn đọc và gia đình một năm mới thành công và may mắn!
Ảnh: ĐÀO TÙNG
BCSG

Những ngày gần đây, thông tin về CLB Maseco TPHCM có nhiều biến động (Nhà tài trợ Maseco kết thúc hợp đồng 3 năm, phụ công số 1 VN - Nguyễn Hoàng Thương chưa đạt được thỏa thuận tái ký hợp đồng và cả Nguyễn Thành Nhân cũng có ý định đến Sanest Khánh Hòa....), đã làm tâm lý các cầu thủ Maseco TPHCM lo lắng...? Để giải tỏa tâm lý bất an, BCSG đã có cuộc trao đổi với HLV trưởng Bùi Huy Châm về tình hình của đội bóng..
Thưa ông, công việc của ông với CLB Maseco TPHCM vẫn tốt đẹp chứ?
Tôi là chuyên gia, Maseco TPHCM mời thì tôi làm, còn không thích làm thì nghỉ chứ không có hợp đồng từng năm như HLV Nguyễn Xuân Dung với đội nữ Truyền hình Vĩnh Long. Tôi chỉ phụ trách chuyên môn nên bát kể lúc nào muốn nghỉ cũng được, chỉ mời đến làm việc với thời hạn không có qui định.
Do có nhiều thông tin bất ổn ở CLB Maseco TPHCM, ông thấy các cầu thủ có lo lắng không?
Đội vẫn tốt đẹp cả, chỉ có anh Thanh Tùng lớn tuổi thì ra huấn luyện, anh Huỳnh Văn Tuấn ra làm trợ lý huấn luyện cầu thủ trẻ. Duy nhất Nguyễn Hoàng Thương xin nghỉ nhưng vẫn chưa dứt khoát, dù anh đã chào tôi nhưng anh là cầu thủ tự do, anh muốn quay lại vẫn được mà. Hiện nay tôi chưa nhận được thông báo từ lãnh đạo là trường hợp của Hoàng Thương như thế nào...
Một vấn đề quan trọng là nhà tài trợ Maseco đã kết thúc giai đoạn 3 năm tài trợ nhưng vẫn chưa rõ có tiếp tục hay không, điều này có ảnh hưởng đến kế hoạch chuẩn bị của ông không?
Các cầu thủ của chúng tôi tốt lắm! Họ đã chuyên nghiệp nên việc của ai người đó làm. Anh cứ nghĩ là hôm nay đã mùng 10 mà các em vẫn tập luyện chăm chỉ, sáng chạy bộ gần 1 tiếng đồng hồ, chiều tập tạ dù đang trong giai đoạn chuyển tiếp nên tinh thần các em vẫn ổn định.
Vậy ông đã chuẩn bị kế hoạch cho mùa bóng 2017 chưa?
Chúng tôi chưa họp kế hoạch, Như anh biết, theo một chu kỳ huấn luyện thì thời gian này đang ở giai đoạn quá độ. Sau đó, chúng tôi mới bước vào giai đoạn chuẩn bị cho mùa bóng mới. Lúc đó sẽ họp với Hội đồng huấn luyện, bộ môn bóng chuyền TPHCM và nhà tài trợ thì chúng tôi mới nắm rõ chỉ tiêu để đặt thứ hạng cho đội. Nếu tăng cường tốt thì chỉ tiêu thứ hạng như thế nào, nếu không bổ sung được ai thì chỉ tiêu thế nào. Lúc đó, chúng tôi mới trình kế hoạch tập huấn theo từng giai đoạn. Tôi nghĩ 15/2 chúng tôi mới thống nhất kế hoạch mùa bóng mới.
Xin cám ơn ông!
Ảnh: BẢO TOÀN
HOÀNG LIÊN

Khi đội nữ Truyền hình Vĩnh Long còn thi đấu ở giải hạng A toàn quốc gần đây, lực lượng của họ có thời điểm có hơn 50% lực lượng do CLB VTV Bình Điền Long An cho mượn. Vì vậy, có thể nói suốt 3 vòng đấu căng thẳng (Vòng loại, vòng bán kết và vòng chung kết giải hạng A), "quân" của VTV Bình Điền Long An đã góp công không nhỏ để giúp nữ Truyền hình Vĩnh Long thăng hạng giải đội mạnh VĐQG PV Gas 2016 vừa qua. Thậm chí, lương của các cầu thủ chuyền đến thi đấu cho Truyền hình Vĩnh Long cũng được lãnh đạo Công ty TNHH thể thao Bình Điền Long An chi trả để giảm bớt kinh phí cho đội nữ Truyền hình Vĩnh Long. Dĩ nhiên, phía VTV Bình Điền Long An cũng có lợi là được mượn chủ công Hà Ngọc Diễm thi đấu các giải quốc tế Cúp Bình Điền, giải VĐQG PV Gas thời HLV trưởng Nguyễn Văn Hải.
Cuối năm 2016, BCSG đã từng thông tin chủ công Hà Ngọc Diễm kết thúc hợp đồng với đội nữ Truyền hình Vĩnh Long nhiều đội bóng đã quyết liệt "săn" chủ công này nhưng vì mến đạo đức của HLV lão luyện Nguyễn Xuân Dung nên Hà Ngọc Diễm đã chấp nhận bỏ một số tiền lớn từ lời mời của các đội khác, để tái ký hợp đồng với đội nhà. 
Tuy nhiên, dù đã ký kết hợp đồng nhưng chủ công Hà Ngọc Diễm vẫn "Hot" khi tiếp tục được nhiều đội bóng ngỏ lời mượn, nổi bật nhất là VTV Bình Điền Long An và Thông tin Liên Việt Post Bank. Kết quả, chuyến thị sát trung tâm đào tạo cầu thủ năng khiếu bóng chuyền Thông tin ở Cần Thơ của HLV trưởng Phạm Văn Long vừa qua, đã giúp đội bóng này có được chủ công Hà Ngọc Diễm để thi đấu ở 2 Cúp quốc tế hấp dẫn: Cúp quốc tế Liên Việt Post Bank vào tháng 3 và Cúp quốc tế Bình Điền vào tháng 4.
Nguyên nhân mà theo BCSG tìm hiểu có thể chủ công Hà Ngọc Diễm được tư vấn từ cộng đồng mạng xã hội khi nhiều Fans Thông tin Liên Việt Post Bank cho rằng: Hà Ngọc Diễm về TTLVPB sẽ có thuận lợi do chuyền 1 của đội bóng này tốt, chuyền 2 sẽ chuyền bóng chính xác cho Diễm phát huy những cú đánh đẹp và chính xác...Trong khi, Diễm từng thi đấu nhiều năm cho VTV BĐ.LA nhưng không thành công vì chuyền 1 của đội này kém sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Diễm..." 
Vời vai trò quản lý công chủ  Hà Ngọc Diễm sau khi đã ký hợp đồng, ông Nguyễn Hùng Sơn (PGĐ Trung tâm TDTT tỉnh Vĩnh Long) chia sẻ: "Chúng tôi tôn trọng quyết định của Hà Ngọc Diễm dù có thể chỉ đạo cô ta đến VTV BĐ.LA. Nhưng nếp ép cô ta đến nơi cô ta không muốn thì có thể càng phá hỏng đội bóng của người ta. Vì vậy, hãy để cô ta quyền chọn lựa. Chúng tôi chỉ tập trung vào các trận đấu ở giải VĐQG PV Gas 2017 và Cúp Arirang (Nếu còn tiếp tục để bảo vệ ngôi vô địch)..."
Do đó, nhiều thông tin cho rằng, như vậy thì Truyền hình Vĩnh Long sẽ được tạo điều kiện mượn quân từ CLB Thông tin Liên Việt Post Bank ở mùa giải VĐQG PV Gas 2017...?
Ảnh: THIÊN HOÀNG
DƯƠNG LÂM

Sau vài ngày nghỉ ngơi bên gia đình tại Sài Gòn, HLV lão luyện Nguyễn Xuân Dung lại được mời xuống Vĩnh Long để thương thảo hợp đồng mới. Dĩ nhiên, vì quý mến tính cách và tài năng của HLV Xuân Dung nên những yêu cầu của ông đều được lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Vĩnh Long chấp nhận. Vì vậy, bản hợp đồng có thời hạn 1 năm dẫn dắt đội tuyển nữ Truyền hình Vĩnh Long đã được ký kết vào chiều qua (12/12).
Như vậy, HLV Nguyễn Xuân Dung vẫn giữ lời hứa với chủ công Hà Ngọc Diễm!
HOÀNG LIÊN

Ngày 8/01/2017, các chỉ đạo viên, HLV và VĐV qua nhiều thời kỳ đội bóng chuyền Công an TPHCM tổ chức họp mặt, giao lưu với các anh em, bạn bè đồng nghiệp bóng chuyền TPHCM. Đến tham dự có các chỉ đạo viên, HLV, VĐV thời kỳ mới xây dựng đội bóng và sau này: Hoàng Trọng Thanh, Nguyễn văn Bắc, Nguyễn Xuân Dung, Nguyễn Ngọc Tiên, Trương Hữu Vinh, các VĐV: Công, Cường, Tho, Dũng, Long, Bảo, Minh, Gia, Lợi, Tuấn, Cường, Thắng. 
Đặc biệt, thời kỳ đỉnh cao của đội bóng CATPHCM với 2 chức vô địch quốc gia liên tiếp 1997 và 1998 gồm các HLV: Huỳnh Thúc Phong, Đặng Kim Sơn, Đỗ Xuân Quý và các VĐV: Diễn, Khôi, Huy, Lương, Bình, Sơn, Khải, Hải, Tuấn, Hạnh, Toàn. 
Đội bóng chuyền CATPHCM với HLV hiện nay Lê Hồng Hảo, Lê Hồng Huy vừa trụ hạng đội mạnh Quốc gia năm 2017. 
HỒNG CHƯƠNG

Sau lần đầu tiên được tổ chức khá thành công vào đầu năm 2016 tại Trung tâm TDTT Quân đoàn 4 (Khu Công nghiệp Sóng Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), dự kiến cuộc họp mặt làng Bóng chuyền phía Nam lần thứ 2 sẽ tổ chức tiếp tục.
Ban đầu, một thành viên chủ chốt của Ban Liên lạc đã trao đổi ý kiến và được sự sự đồng ý về địa điểm làm nơi tổ chức buổi họp mặt của đại tá Hồ Châu Tuấn (Giám đốc Trung tâm TDTT Quốc phòng II – Quân khu 7, TP Hồ Chí Minh).
Rút kinh nghiệm từ lần tổ chức trước đây, buổi họp mặt Bóng chuyền phía Nam sẽ được tổ chức vào thời điểm trước tết cổ truyển của dân tộc ít nhất 15 ngày để anh chị em gần xa có điều kiện thu xếp công việc đến tham dự. Hơn nữa, việc tổ chức không thể chỉ khoanh vùng trong số các anh chị em có tên trong danh sách được đăng trên bongchuyensaigon hoặc thư mời đích danh của đơn vị đăng cai, mà sẽ mang tính chất không giới hạn về mặt địa giới – một số địa phương có truyền thống Bóng chuyền vài ba mươi năm gần đây của phía Nam, hoặc theo thế hệ.
Bởi rõ ràng, cuộc họp mặt lần thứ I thiếu vắng rất nhiều anh chị em thuộc các Hội cựu tuyển thủ Bóng chuyền như Cần Thơ, Long An, Bạc Liêu và Cà Mau (Minh Hải cũ), An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước (Sông Bé cũ), Gia Lai...
Cũng trước sự kiện này, ông Bùi Quang Ngọc, cựu tuyển thủ Thể Công và là một HLV thuộc hàng cự phách của BCVN, đã đề nghị nên tổ chức sớm để sau khi tham dự, ông còn về “ăn Tết” ở quê nhà Hà Nội. Trong khi đó, ở khu vực miền Trung, chính HLV Triệu Tử Thiên của đội bóng hai lần liên tiếp “về nhì” trong trận chung kết giải VĐQG 2015 – 2016 – Sanest Khánh Hòa, đã liên tục liên lạc để thúc giục công tác tổ chức buổi họp mặt. Và không chỉ anh chị em gần xa trông mong, ngay cả ông Trần Đức Phấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT -  Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền VN), cũng nhắc lại khi ông đến dự lễ khai mạc giải Bóng chuyền nữ các Đội mạnh toàn quốc – Cúp Đắc Nông năm 2016 (từ 26 đến 31/12/2016), rằng “Khi nào tổ chức họp mặt Bóng chuyền phía Nam mừng Xuân Đinh Dậu 2017 thì nhớ mời, tôi sẽ sắp xếp vào dự để chung vui cùng anh chị em nhé!”.
Thế nhưng, vào giờ chót, dù đã dự kiến được ngày họp mặt – thứ Sáu và thứ Bảy, 13 và 14/1/2017 song mới đây, tin không vui đã ập đến: qua liên lạc với ông Nguyễn Thành Lâm  (Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền VN và cũng là Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyềnTP Hồ Chí Minh), người trong vai trò “đứng mủi, chịu sào” trong các cuộc hội tụ của Bóng chuyền phía Nam, thì được ông cho biết: sau khi trao đổi lần chót để gút lại với ông Hồ Châu Tuấn, nhằm thức hiện tốt Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, trong đó, để góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về xây dựng Đảng và tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, ở điểm 1, Bộ Chính trị đã quy định “Nghiêm cấm việc lợi dụng tổ chức giao lưu, liên hoan, gặp mặt, chúc mừng trước, trong và sau mỗi kỳ đại hội, hội nghị, kỳ họp hoặc các dịp mít tinh, kỷ niệm ngày truyền thống, khai giảng, bế giảng hoặc khi cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển, thuyên chuyển công tác,... để ăn uống, "tiệc tùng", tặng, nhận quà, với động cơ vụ lợi”, nên buổi họp mặt Bóng chuyền phía Nam sẽ không thể tổ chức vào dịp trước tết Đinh Dậu 2017 tại Trung tâm TDTT Quốc phòng 2 – Quân khu 7 như dự kiến.
Như vậy, do không thể tổ chức nên nội dung rất quan trọng trong buổi họp mặt hàng năm là việc bàn bạc, trao đổi thống nhất hoạt động tổ chức thi đấu của Bóng chuyền phía Nam năm 2017 đành phải gác lại.
Tuy nhiên, dựa vào lịch thi đấu trong nước và hoạt động thi đấu quốc tế của các đội tuyển quốc gia năm 2017 do Liên đoàn Bóng chuyền VN dự kiến, có thể thấy, hệ thốngcác giải Bóng chuyền hàng năm ở phía Nam, gồm: giải Bóng chuyền quốc tế Cúp Truyền hình Vĩnh Long (nhiều khả năng sẽ thay thế cho Cúp Arirang), giải Bóng chuyền nữ các Đội mạnh toàn quốc – Cúp Đắk Nông, giải Bóng chuyền nam nữ các Đội mạnh khu vực phía Nam mở rộng Cúp Sanatech – Bến Tre, giải Bóng chuyền Cúp Sanatech – Khánh Hòa mở rộng (nhân dịp sự kiện Festival Biển, 2 năm 1 lần), giải Bóng chuyền nữ Quốc tế tại Cần Thơ... chỉ có thể diễn ra theo sự phân công chung, được thống nhất giữa những địa phương có liên quan để kịp thông tin giúp các đội bóng chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tham dự các giải đấu này.
Cụ thể, các “khoảng trắng” trên lịch thi đấu trong nước và hoạt động quốc tế của các đội tuyển quốc gia có thể tổ chức các giải đấu phía nam được lộ diện rõ như sau: tháng 5, từ ngày 6 đến ngày 20/5; tháng 6, từ ngày 12 đến ngày 30/6; tháng 7, từ ngày 1 đến ngày 20/7; tháng 9, từ ngày 1 đến ngày 10/9; tháng 10, từ ngày 1 đến ngày 10/10 và trọn tháng 12/2017.
Buổi họp mặt truyền thống của Bóng chuyền phía Nam lần thứ 2 không còn cách khác nên chẳng thể diễn ra nhưng hy vọng rằng để bù lại, các phía có trách nhiệm sẽ tìm được tiếng nói chung nhằm xây dựng chương trình hoạt động cho nội dung quan trọng còn lại.
Điều đọng lại là rồi đây, tổ chức hoặc cá nhân nào và khi nào đứng ra để hợp nhất vấn đề này?
HỒNG ÁNH

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.