Ngoài Hà Tĩnh, Bắc Ninh sẽ đăng cai Vòng 2 giải VĐQG PV Gas 2016?

Ảnh: TOÀN NGUYỄN
Tình cờ gặp lại Người Quan Sát, BCSG đã tranh thủ thời gian để “chộp” một cuộc trao đổi ngắn với ông về những diễn biến gần đây.
Thưa ông, sau kỳ nghỉ tết khá dài, ông có thông tin gì mới cung cấp cho bạn đọc BCSG?
NQS: Ồ không, mà ngược lại, những lúc rảnh rỗi, tôi còn phải theo dõi lướt qua các thông tin liên quan đến BCVN qua trang của các bạn.
Tuy nhiên, mới đây nhất tôi được biết Bắc Ninh đã có đề nghị LĐBCVN về việc xin đăng cai tổ chức vòng II bảng A và vòng chung kết nam giải Vô địch quốc gia PV Gas 2016.
Xin ông có thể nói rõ hơn về điều này?
NQS: Thật ra cũng chẳng có vấn đề gì lớn. Tuy đầu năm 2016, khi ban hành dự kiến lịch thi đấu môn Bóng chuyền, LĐBCVN có ghi địa điểm thi đấu vòng II ở Thanh Hóa và Hà Tĩnh nhưng trong điều lệ giải ban hành ngày 13/1, có ghi về địa điểm: “Bảng có đội Hà Tĩnh (thi đấu tại Hà Tĩnh), bảng còn lại (có thông báo sau)” và ở vòng chung kết: “Chung kết nữ, xếp hạng nam (tại Hà Tĩnh); chung kết nam, xếp hạng nữ (có thông báo sau)”.
Theo tôi, có thể ban đầu Thanh Hóa cũng xin đăng cai một bảng ở vòng II nhưng do Hà Tĩnh xin tổ chức bảng còn lại kèm điều kiện “tổ chức vòng giữ hạng nam” - mặc nhiên cộng thêm vòng chung kết nữ, nên Thanh Hóa phải thoái lui. 
Bởi, chúng ta nên thông cảm là đội bóng xứ Thanh gần đây luôn nằm trong tốp 4 CLB nữ hàng đầu nên họ cũng muốn đem vòng chung kết nữ về địa phương mình để phục vụ nhân dân tỉnh nhà. Có thể điều trùng lắp này khiến Thanh Hóa lâm vào thế khó xử nên xin rút.
Thực tế thì như thế nào, thưa ông?
NQS: Điều hiển nhiên có thể thấy rằng lập luận này càng được khẳng định khi trong lễ bốc thăm vào ngày 23/1 vừa qua tại Hà Nội, đơn vị Thanh Hóa không “lên tiếng” nên qua bốc thăm ngẫu nhiên, họ thi đấu cùng địa điểm – bảng B, tương tự như nam Hà Tĩnh.
Và nay, Bắc Ninh xin đăng cai bảng A vòng II. Trước thông tin này, không ít người lo ngại rằng, hai địa điểm tổ chức vòng II khá cách xa nhau khiến các đội chuyển vùng sau vòng II sẽ vất vả. Song theo tôi thì không hề gì. Mới vòng II giải VĐQG 2013 đây thôi, điều này đã từng diễn ra tương tự: một bảng ở Bắc Ninh và bảng còn lại ở Hà Tĩnh, song có ai kêu ca gì. Mọi việc vẫn tốt đẹp đấy thôi.
Hơn nữa, khác với nhiều năm trước, sau vòng 2 giải 2016, thực tế chỉ có 5 đội phải di chuyển (trước nay là 8), gồm 2 đội nhất, nhì nữ và 1 đội nam đứng cuối bảng A từ Bắc Ninh về Hà Tĩnh. Ngược lại chỉ có 2 đội nhất, nhì nam bảng B từ Hà Tĩnh về Bắc Ninh tranh chung kết nam vì năm nay nào có tổ chức vòng giữ hạng nữ.
Nhân tiện cũng xin hỏi thêm, tới đây, sau vòng I, LĐBCVN dự kiến sẽ tổ chức một hội thảo để bàn về nhiều vấn đề hệ trọng mang tính đột phá. Trong đó có bàn cả việc rút số đội ở giải VĐQG xuống còn 8 nam, 8 nữ. Ông có ý kiến gì?
NQS: Tôi nghĩ, điều gì phù hợp với xu thế chung và có lợi nhất cho BCVN thì ta cứ bàn bạc dân chủ, lấy ý kiến rộng rãi. Sau khi có sự đồng thuận cao thì mới thống nhất tổ chức thực hiện.
Riêng về việc này, lâu nay vẫn còn nhiều tranh luận nhưng tựu trung xoay quanh hai luồng chính: nhóm “ủng hộ” gồm số đội “đại gia” – có tiềm lực về tài chính từ khá trở lên, và nhóm “lưỡng lự” gồm số còn lại.
Tuy nhiên, qua cân nhắc, dù rất cảm thông với nhóm đang sử dụng vốn ngân sách nên ít điều kiện hơn nhưng theo tôi, muốn phát triển một cách mạnh mẽ, ta phải chấp nhận thực tế: rút gọn số đội để giúp nâng chất cho giải đấu cao nhất quốc gia.
Hiện vẫn có không ít ý kiến cho rằng, rút còn 8 đội nam thì đạt được mục đích nhưng nữ thì không. Bởi ngoài Thông tin Liên Việt Postbank, VTV Bình Điền Long An, Ngân hàng TMCP Công thương VN, thì trình độ số đội còn lại cách ba “Bà chị” này rất xa, mỗi ván thua kém ít nhất 5 điểm. Cụ thể, nếu họ gặp nhóm 3 đội này, chưa thi đấu đã đoán biết tỷ số cách biệt 0 – 3 trong cuộc chơi theo thế một chiều và nhàm chán. Rồi giữa đội đứng thứ 4 là Tiến Nông Thanh Hóa với số đội nhòm sau cũng có sự cách biệt không ít.
Thế nhưng, tôi tin rằng điều này không đáng ngại. Theo quy luật, lượng giảm thì chất tăng, chắc chắn như thế. Rõ ràng, đầy đủ 144 cầu thủ của 12 đội thì như thế nhưng nếu có 120 của 10 đội và đặc biệt, lúc cắt giảm chỉ còn 96 cầu thủ của 8 đội thì thế nào ai cũng hiểu. Một khi  “khoanh vùng” toàn cầu thủ gạo cội của BCVN – trình độ từ khá tốt trở lên, chất lượng giải đấu tốt hơn hẳn, khoảng cách trình độ giữa các đội dần xích lại là điều đương nhiên.
Theo tôi, điều quan trọng là tất cả phải vì cái chung để ủng hộ chủ trương đó - nếu được đưa ra lấy ý kiến, của LĐBCVN. Và sau đó, sẽ bàn và thống nhất xem lộ trình thực hiện như thế nào là phù hợp.
Những tín hiệu tốt đẹp mang lại từ khi Ban chấp hành LĐBCVN khóa VI (2015 – 2019) bắt đầu vận hành guồng máy hoạt động là điều thấy rõ thế nhưng, có phải tất cả đều thuận lợi, trong “tầm kiểm soát” không, thưa ông?
NQS: Tôi có điều mơ hồ lo lắng nhưng mong nó không xảy ra. Qua quan sát những diễn biến gần đây, thật lòng thì tôi sợ rằng một số kịch bản không mong muốn lại ập đến với BCVN. 
Đầu tiên là dù LĐBCVN hiện có một Ban chấp hành mới nhưng vị trí “đầu tàu” lại là một doanh nhân không đủ tầm vóc – về tiềm lực tài chính, về uy tín...để chỉ huy một tổ chức xã hội nghề nghiệp lớn thứ 2 của TTVN, qua đó có thể giúp huy động sức mạnh của các tổ chức, cá nhân trong xã hội cho BCVN, chí ít cũng được cỡ như Chủ tịch Lê Minh Hồng của nhiệm kỳ cũ. 
Kế đến, phải thấy rằng nguồn kinh phí hoạt động hiện nay phần lớn dựa vào uy tín và khả năng vận động, ngoại giao nhằm thu hút tài trợ từ một số doanh nghiệp ngành dầu khí VN trước đây của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, đồng thời là Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại LĐBCVN, ông Trần Đức Phấn. Nhưng thử hỏi, như BCSG đã từng phân tích trước thời điểm tổ chức Đại hội khóa VI vào cuối năm 2015 - mà nay đã dần thành hiện thực, một khi giá dầu rớt xuyên thủng….sàn của đáy như hiện nay, các doanh nghiệp ngành dầu khí, phân bón, khí – điện – đạm v.v còn phải lao đao thì liệu “bầu sữa” nuôi BCVN bấy lâu nay sẽ còn duy trì và đảm bảo được bao lâu?
Chưa hết, sau khi một loạt CLB có tiềm lực tài chính từ khá trở lên, như: Tập đoàn Cao su Bình Phước, Hòa Phát Hưng Yên (nữ), rồi Đức Long Gia Lai (nam)... nói lời chia tay với bóng chuyền không hẳn chỉ vì khó khăn “hầu bao”, thì biết đâu do một số doanh nhân là “ông chủ” các CLB danh tiếng khác từng gắn bó máu thịt với Bóng chuyền, tới đây vì lý do này nọ - đến tuổi nghỉ hưu hoặc được địa phương, ngành bố trí đảm nhiệm các chức vụ khác cao hơn, không còn gắn trực tiếp với CLB của mình, thì tình cảnh của BCVN sẽ còn khó khăn như thế nào?.
Lo là lo vậy nhưng tôi tin rằng với sự tự thân vận động, sự cộng đồng trách nhiệm của nhiều phía, BCVN sẽ có bước tiến mạnh mẽ hơn về phía trước, bắt đầu từ năm 2016, nhằm để đáp ứng sự mong đợi của người hâm mộ cả nước.
Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
HỒNG ÁNH

Đăng nhận xét

  1. Le Hanh: lê lan k đc đi miền nam rui

    Trả lờiXóa
  2. Kaka Aquafina: Tin ko zui xíu nào hết Le Hanh nhỉ

    Trả lờiXóa
  3. Le Hanh: vâng ạ . e thích vào gAp cÁc c cơ

    Trả lờiXóa
  4. Kaka Aquafina: C cũng nhất trí quan điểm của các e, chỉ cần vào tập huấn thôi mình cũng có cơ hội gặp nhau e hè

    Trả lờiXóa
  5. Le Hanh: ma thang 12 dau ngoai nay lanh lam c ak

    Trả lờiXóa
  6. Mẫn Đoàn: Tổ chức tại thành phố không có người xem hãy tổ chức tại khu vuc Yên phong Từ sơn và kv giáp Đông Anh còn trên thành phố ư k biết j về bóng

    Trả lờiXóa

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.