Cách đây gần chục năm, trong số các CLB bóng chuyền nam của VN, những nhà tổ chức giải đều rất có lý khi thường chọn Hoàng Long Long An là đội duy nhất sẽ cùng với đội của địa phương tham dự các giải đấu lớn mang tính quốc tế, kiểu đại diện Việt Nam đem chuông “đánh với người”. Năm 2008 cũng thế, chủ giải Thép Việt TPHCM đã mời đội bóng đồng băng sông Cửu Long tham dự Sting Cup lần III - 2008 tai Nhà thi đấu Phan Đình Phùng – TPHCM từ 12 – 19/10, không đơn thuần chỉ bới họ là đội bóng …ở gần nhất và đang giữ Cúp Hoa Lư – 2008 (diễn ra giữa 6 đội nam mạnh nhất VN thời điểm ấy).
Không phải ngẫu nhiên và quá lời khi trước đó không lâu - đúng vào lúc đội bóng phải xuồng hạng A1 (năm 2005) và buộc phải thay “tướng” Nguyễn Thiện Chí bằng một tên tuổi rất quen thuộc cũng là dân Long An chính hiệu và được giới Bóng chuyền cả nước biết tiếng - HLV Nguyễn Văn Hải, người từng có công đào tạo nhiều thế hệ VĐV bóng chuyền Năng khiếu của vùng đất Long An “Trung dũng Kiên cường” trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần xây dựng nên thương hiệu Bóng chuyền Long An trong vài ba thập niên qua.
Vâng, lúc ấy có lẽ là quá sớm để đánh giá xem thầy trò ông Nguyễn Văn Hải “làm ăn” như thế nào, nhưng chí ít qua những dấu ấn tạo ra đối với người hâm mộ bóng chuyền cả nước sau hai năm trở lại hàng ngũ Đội mạnh Quốc gia, CLB Bóng chuyền Hoàng Long Long An có quyền tự hào về nhũng bước đi của mình. Bởi chỉ ít năm sau, họ đã thực sự trỏ thành một mô hình mà nhiều CLB khác trong cả nước ước ao và mong muốn trao đổi, học tập để tổ chức thực hiện theo đặc thù riêng của từng nơi.
Thử điểm qua con đường trở lại vinh quang của Hoàng Long Long An thời bấy giờ. Sau khi “tiếp quản” đội bóng, ông Nguyễn Văn Hải lúc ấy cũng vừa “lấy” xong học vị Thạc sĩ khoa GDTC (khóa 6) và hoàn thành việc thi nâng ngạch Huấn luyện viên chính do UBTDTT tổ chức, hăm hở bắt tay vào việc: chỉnh đốn, sắp xếp đội bóng lại mọi thứ theo những gì ông đã tích lũy được sau hơn hai mươi năm lăn lộn với nghề.
Sau nầy nhớ lại thời ấy, người HLV nhiều cá tính vẫn thừa nhận bước khởi đầu đầy khó khăn mà lúc đó ông những tưởng sẽ “dễ ăn”: dẫn quân dự Giải Bóng chuyền Đội mạnh phía Nam tranh Cúp Bưu điện Trà Vinh-2006, Hoàng Long Long An thua tơi tả và cuối cùng phải xếp vị trí áp chót nhờ hơn đội Quân đoàn 4 chỉ số phụ tỉ số ván.
Dường như cũng kể từ đó, trong con người ông Hải đã có sự thay đổi. Bắt đầu từ nhận thức để “biết người, biết ta” hơn, không còn chủ quan và ỷ lại vào những kiến thức cùng kinh nghiệm mà bấy lâu nay ông vẫn nghĩ rằng khó có người nắm bắt hơn mình. Cũng từ đó Hoàng Long Long An đã có sự “thay da, đổi thịt”, từ chuyện sinh hoạt thường nhật cho đến việc tập luyện của đội bóng dần dần đi vào quy củ, ai không chịu được thì buộc phải “xách gói” ra đi, bất kể người ấy là ai, tài năng cỡ nào.
Chỉ sau vài tháng, người ta đã thấy một đội Hoàng Long Long An khác hẳn, dù ở dó còn khá đông những con người cũ: giờ tập là phải đúng giờ, ăn mặc đồng phục theo quy ước, tập đúng cường độ và khối lượng vận động do HLV trưởng đề ra, đến một VĐV lớn tuổi có trình độ chuyên môn thuộc hàng “sao” vừa từ đội Bến Tre chuyển về như Trịnh Nguyễn Hoàng Huy (4, hiện là HLV phó đội nữ VTV Bình Điền Long An) cũng phải lao vào tập luyện giảm béo đến 5- 7 kg, điều xưa nay rất hiếm khi cầu thủ nầy tự giác thực hiện nếu ở các đội khác.
Thế rối nhũng thành quả đầu tiên sau thời khổ luyện cũng bắt đầu đến với thầy trò ông Hải: dự các giải Đội mạnh phía Nam ít khi nào Hoàng Long Long An trở về mà không “ẵm” giải thưởng, đến độ có nơi còn tính chuyện thôi không mời Hoàng Long Long An dự (!). Ấy là một kiểu nói đùa bởi nhiều người thừa hiểu, khán giả đến xem đông hơn - ước muốn chính đáng của các sân đăng cai tổ chức giải, là nhờ có nhiều đội bóng có trình dộ chuyên môn tốt như Hoàng Long.
Bước váo hành trình chinh phục các giải đấu chính thức năm 2006, Hoàng Long Long An lần lượt vượt qua hàng loạt các Đội mạnh như Bộ Công an, tuyển TPHCM, Ninh Bình, Hà Nội, Trà Vinh và chỉ chịu thua tuyển Quân đội trong trận chung kết Giải Đại hội TDTT toàn quốc lần VI-2006; dự giải Bóng chuyền Quốc tế TPHCM- Cúp Sting lần II năm 2007, Hoàng Long Long An giành giải Ba, chỉ xếp sau hai đội nước ngoài là các đội tuyển Thái Lan và Indonesia, đứng trên tuyển TPHCM và Sri Lanka. Đặc biệt, tham dự giải A1 toàn quốc - 2006, đội có đến 13 trận toàn thắng, từ vòng loại cho đến vòng chung kết, giành ngôi Vô địch một cách xứng đáng và cùng đội Bến Tre thăng hạng Đội mạnh Quốc gia.
Từ những kết quả đạt được nhờ sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, Sở TDTT (cũ) tỉnh Long An, nhất là sự đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Hoàng Long, đội bóng tiếp tục gặt hái dược những thành tích mới: hạng Nhì giải VĐBC các đội mạnh toàn quốc- 2007, có 2 VĐV Phạm Phước Tiến và Huỳnh Văn Tuấn (hiện đầu quân cho Maseco TPHCM) là thành viên đội tuyển Bóng chuyền nam VN đoạt HCB SEA Games 24- 2007 tại Thái Lan, và gần nhất là đoạt chức Vô địch Cúp Hoa Lư 2008 giữa 6 đội bóng chuyền nam mạnh nhất quốc gia.
Thuận lợi cơ bản của Hoàng Long Long An còn là trong thời gian đó, lãnh đạo Tập đoàn đã sắp xếp, bố trí người cộng sự đắc lực của ông Hải trong suốt thời gian dài, đồng thời nguyên là VĐV của đội bóng trước đây - HLV phó Hòang Đình Thủ làm Giám đốc điều hành CLB, người đã có công tạo thêm chất kết dính giữa các thành viên trong đội. Lứa VĐV trong dội bóng lúc ấy có tuổi đời khá trẻ như Lê Quang Khánh (7), Quốc Huy (18), Minh Quân ( 10) có thể hình tốt, dần dần trưởng thành bên cạnh lứa đàn anh Phước Tiến (14), Thiên Vũ (1), Thái Bình ( 8), Văn Tuấn ( 12), Thanh Tâm (17) cộng với kinh nghiệm thi đấu của dàn cựu binh như Thanh Tùng (5) hay Hòang Huy (4)...đã xây dựng nên một ê kíp chơi chắc chắn, ổn định và có lẽ nhờ thế nên ở các giải đấu quốc nội có VĐV nước ngòai thi đấu cho các CLB khác, Hoàng Long Long An chẳng những không dễ bị “bắt nạt” mà còn luôn giành được các thứ hạng cao trong phần lớn các cuộc tranh tài.
Nói về những thành quả nầy, nhiều người cho rằng cái được lớn nhất của dội bóng chuyền Hoàng Long Long An thời bấy giờ chính là sự vận dụng tốt chủ trương xã hội hóa lĩnh vực TDTT của lãnh đạo tinh Long An theo đúng định hướng do Đảng và Nhà nước đã đề ra, giúp huy động tối đa nguồn lực của xã hội phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho nhu cầu được thưởng lãm của nhân dân và cải thiện thu nhập đội ngũ HLV-VĐV, góp phần thúc đẩy trình độ thể thao phát triển lên tầm cao mới,/.
HỒNG ÁNH
Đăng nhận xét