Những kỷ niệm đẹp khó quên trong cuộc đời bóng chuyền của cựu tuyển thủ Trung Kiên (Ba của ca sĩ Tóc Tiên)

Giai đoạn khoảng các năm 1980-1986, cả nước đều nghèo, lại "ngăn sông, cấm chợ" nên dân thể thao nói chung và VĐV bóng chuyền nói riêng... đều tranh thủ kết hợp buôn bán chút đỉnh, kiếm ít tiền mỗi dịp thi đấu xa...Nhờ có "mác" dân bóng chuyền đi thi đấu, nên không bao giờ bị xét, bắt hàng hoá hết.... Trong các VĐV bóng chuyền, tuyển thủ Nguyễn Trung Kiên (Ba của ngôi sao ca nhạc nổi tiếng trẻ đẹp và tài năng Tóc Tiên) nỗi lên là một "Kiện Tướng bóng chuyền - kiêm Con Buôn đường dài" có tay nghề trong thương vụ "business" này...BCSG xin phép được đăng lại những chia sẻ của tuyển thủ Nguyễn Trung Kiên về những "góc khuất" của đời cầu thủ "nghèo", cho các bạn nghe chơi...
Những chuyến thi đấu ở miền Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng...mỗi năm mấy giải, Giải Đội Mạnh (2 vòng), Giải Vô Địch Quốc Gia, cùng một số giải giao lưu.... Vào mùa hè thì Trung Kiên đem mấy cây quạt bàn Lidico, quạt trần..., mùa đông thì đem Len Vĩnh Thịnh, áo len kiểu Sài Gòn..., ngoài các món phổ thông, lời ít, như vải may quần Oxford, áo sơ mi teteron...Ban đầu mua từ Hà Nội về Sài Gòn gồm: dép xốp, giày Thượng Đình, thuốc lá ngoại, film Orwo - Đức, que hàn điện, tân dược các nước Xã Hội Chủ Nghĩa..., sau này Trung Kiên chỉ mua đặc biệt món hàng chiến lược, kg ai biết !?, là các loại ngắt điện tự động (áp tô mát) được viện trợ của Nhật, Thuỵ Điển..., mà Trung Kiên thường mua gom tại các chợ trời Phố Huế, Hoà Bình sau khi kết thúc giải, nhét lẩn làm "nhân", vào các bao dép xốp, giày vải thể thao Thượng Đình, mà mua vốn 1 về chợ Tân Thành bán được giá gấp 5 lần, vì lúc đó Miền Nam có nền Tiểu Thủ Công Nghiệp mạnh hơn Miền Bắc !?. Có lần Trung Kiên mua từ Hải Phòng, cái ngắt điện to bằng 1/2 chiếc xe Jeep, chở xe Hải Âu về Hà Nội, xong chở xe lửa với đội CATPHCM về Sài Gòn, may mắn được chú Hoè (Ông Bầu đội Cơ Khí Luyện Kim), Giám Đốc công ty Dây Đồng Long Biên mua ủng hộ dùm !?. 
Ở giải VĐQG 1982, anh Phan Phước Điền đã từng hùn vốn với anh Trung Kiên mấy chỉ vàng, nhờ vậy Trung Kiên tự mua hàng từ SàiGòn ra Bắc bán rồi mua hàng tại Hải Phòng và Hà Nội về lại Sài Gòn bán xong, chia cho ảnh tiền lời, mà anh Phước Điền không quan tâm anh Trung Kiên mua bán cái gì hết !?.
Có lần vào mùa Tết 1985, anh Trung Kiên được tăng cường thi đấu giải A1 toàn quốc cùng với đội CATPHCM, anh Trung Kiên mua mấy cần xé xoài cát Hoà Lộc loại 1, của anh Long (đội bóng chuyền Ba Son) có gian hàng tại chợ Cầu Muối, ra tới Hà Nội, thì con buôn chợ Đồng Xuân đến giành nhau mua hết, lúc về Sài Gòn lại mua về mấy thiên Trái Vải, mua vé máy bay, về tới sân bay Tân Sơn Nhất là sang tay ngay, lời hơn tiền vé, lại về Sài Gòn trước các anh em đội CATPHCM, đã về bằng xe lửa trước Trung Kiên 2 ngày...
Đầu năm 1983, khi có cơ hội tập trung đội tuyển QG, tập huấn, thi đấu tại các nước Đông Âu, Liên Xô cũ, Trung Kiên đã đem theo áo phông (áo thun), quần bò (quần Jean) Levis (hàng lên ở Chợ Lớn), mấy cái đồng hồ người nhái 2 cửa sổ, áo Nato 4 túi..., nhưng cuối cùng Trung Kiên (và Cao Xuân Thái), không được xuất ngoại, vì lý do tế nhị, đành giao hết hàng cho anh Phước (móm), đem qua Liên Xô cũ bán, xong lại mua về Việt Nam gồm: nồi áp suất, bàn ủi điện...
Gần hơn là những chuyến thi đấu ở Campuchia 2 lần với đội BĐ Hải Quan và Quân Đoàn 4 thi đấu với đội tuyển Pnompenh, đội tuyển Campuchia, đem mấy chỉ vàng qua mua thuốc lá Samit, Gold City, áo quần, kem thoa mặt UB Thái..., về Sài Gòn bán...
Cũng cần nhắc lại đây, máu buôn bán, làm ăn của anh Trung Kiên là lây tánh bà xã Loan là người Bắc 54...?!. Từ 1980-1984, khi chưa cưới, lúc Trung Kiên thi đấu ngoài Bắc, thấy có mặt hàng nào lạ, độc, thì ra bưu điện Bờ Hồ, chờ cả tiếng mới gọi được về Sài Gòn nói Loan dọ giá thị trường coi có "ăn" không rồi hẹn ngày giờ Loan lại gọi ra Hà Nội báo Trung Kiên biết để mua hay không nên mua về Sài Gòn bán !?. Thông tin liên lạc thời đó khó khăn, nhưng vẫn kịp thời cập nhật thông tin như vậy mới làm nên kết quả...?!. Là giáo viên nhưng dịp nghĩ hè là Loan hay đi ra xem đội Công nhân Hoá Chất thi đấu giải ngoài Bắc, nhưng tá túc ở chung với các đội bạn: Quân Đoàn 4, Cơ Khí Luyện Kim hay Thể Công..., vì HLV Lâm Dũng không cho ở chung đội CNHC, sợ ảnh hưởng kết quả thi đấu của Trung Kiên (chuyện này, cả giới bóng chuyền ai cũng biết !?), và lại còn phụ Trung Kiên, đem thêm hàng ra Hà Nội bán nữa !...
Vì vậy, với anh Trung Kiên không chỉ có những kỷ niệm đẹp trong cuộc sống bóng chuyền mà còn có những khoảng khắc đáng nhớ về cuộc sống mưu sinh ở đất Sài Gòn xưa...
GIANG SƠN

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.