tháng 12 2015

Tối nay (29/12), chủ công Thanh Thúy đã có những ngày cuối năm ấm áp và vui vẻ với bữa cơm thân mật cùng các chị VTV Bình Điền Long An để mừng sinh nhật HLV phó Hoàng Huy tại nhà riêng của Thầy ở TP Tân An. BCSG đã tranh thủ thăm hỏi em vài điều, trước khi Thanh Thúy qua Thái Lan tập luyện và thi đấu cùng các đồng đội mới CLB BangKok Glass và thầy cũ Apisak.
Chào Thanh Thúy, khi nào bạn lên đường đến với T-League?
Theo thông tin thì ngày 4/1/2016, tôi sẽ qua Thái Lan để bắt đầu cuộc sống mới...
Cảm xúc của bạn như thế nào?
Tôi cảm thấy bị áp lực rất nhiều vì sợ mình không như kỳ vọng của mọi người.
Gia đình có ngăn cản hay khuyến khích bạn ra nước ngoài thi đấu không?
Ba mẹ tôi rất động viên và khuyên tôi nên thi đấu ở Thái Lan vì đây là cơ hội tốt để tôi phát triển.
Chị NgọcHoa - H9 có khuyên nhủ bạn nhiều không?
Hiện chị Ngọc Hoa đã trở về tập luyện cùng tụi mình. Chị cũng hướng dẫn mình sữa chửa lại những động tác kỹ thuật cho hoàn thiện hơn. Còn về cuộc sống mới thì mình có thể an tâm vì tôi sẽ được ở chung với chị Ngọc Hoa nên sẽ được chị hướng dẫn những nguyên tắc và môi trường mới này.
CLB BangKok Glass có thông báo các chế độ (Lương, tiền công, phụ cấp...) cho bạn không?
Tôi không biết vì tất cả họ đều trao đổi với lãnh đạo của tôi. Nhưng điều này không quan trọng vì tôi chỉ mong được tập luyện và thi đấu tốt chứ chưa quan tâm đến các chế độ.
Bạn có biết là mình sẽ thi đấu ở Thái Lan bao nhiêu lâu không?
Tôi cũng không biết là mình sẽ thi đấu trong thời gian bao lâu vì lãnh đạo cho biết là sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được thi đấu ở Thái Lan lần đầu tiên này.
Cám ơn bạn về những chia sẻ rất thẳng thắn và chúc bạn có chuyến đi thành công và may mắn!
HOÀNG LIÊN

Việc chủ công Trần Thị Thanh Thúy (VTVBĐLA) được mời sang thi đấu cho CLB Bangkok Glass (Thái Lan) năm 2016:
Những ngày qua, nhiều nguồn thông tin đã cho biết, chủ công 18 tuổi Trần Thị Thanh Thúy (SN 12/11/1997, cao 1,90m) sẽ thi đấu cho CLB Bangkok Glass ở giải VĐQG Thái Lan năm 2016 theo hợp đồng tương tự như bậc đàn chị - đội trưởng Nguyễn Thị Ngọc Hoa của VTV Bình Điền Long An.
Như vậy, cho đến nay, chị sẽ là cầu thủ thứ 5 của BCVN lần lượt được các CLB nước ngoài mời sang thi đấu, sau Ngô Văn Kiều (Sanest Khánh Hòa), Đỗ Thị Minh (Thông tin Liên Việt Postbank), Nguyễn Thị Kim Liên (VTVBĐLA) và Nguyễn Thị Ngọc Hoa.
Nhân sự kiện này, BCSG đã có cuộc trò chuyện ngắn với một chuyên gia Bóng chuyền vốn là khách mời quen thuộc trong các cuộc trao đổi thú vị trước đây, nhưng do ông bận khá nhiều công việc trong công tác quản lý chuyên ngành thể thao nên không có thời gian để gắn bó xuyên suốt với trang tin.
Thưa ông, đã khá lâu, BCSG mới có dịp gặp lại và trò chuyên cùng ông…
NQS: Vâng, tuy nhiên dù bận bịu và đã rời cương vị của một người làm công tác huấn luyện mấy năm nay, nhưng tôi luôn theo dõi những chuyển động của BCVN vì đó vừa là công việc, vừa là niềm đam mê cháy bỏng trong tôi. Tôi sẳn sàng chia sẻ với BCSG trong phạm vi hẹp về những hiểu biết của mình.
Lần này, chúng tôi muốn ông có những nhận định sơ nét về chuyện chủ công Trần Thị Thanh Thúy sẽ sang Thái Lan chơi ở giải VĐQG 2016…
NQS: Giới truyền thông đăng tải khá đầy đủ, rồi những nhà quản lý CLB cũng đã phát biểu. Tôi bình luận thêm cũng là thừa, chị ạ. Nhưng đúng như mọi người nói, đây là tin vui cho BCVN và riêng CLB VTV Bình Điền, bởi lần lượt những VĐV tốt nhất của VN đã được làng Bóng chuyền nữ Thái Lan – lá cờ đầu của khu vực Đông Nam Á suốt thời gian dài gần đây, thừa nhận. 
Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, đó chỉ là xét về tổng thể - trong đó kể cả khả năng giúp tiếp tục quảng bá một cách rộng rãi hơn thương hiệu CLB chủ quản là Công ty CP Phân bón Bình Điền của Ngọc Hoa và giờ đây là Thanh Thúy ra nước ngoài, đồng thời giúp bản thân VĐV này có dịp mở rộng hơn tầm mắt ở giải đấu quy tụ những cầu thủ giỏi của bạn và những VĐV chất lượng hàng đầu khác của châu lục trong màu áo các CLB Thái Lan tham dự giải. 
Ông đề cập đến những thu hoạch dễ thấy, được gọi là “tổng thể”. Thế còn về vấn đề mà ông cho là “tiểu tiết” thì có gì khác biệt, thưa ông?
NQS: Vấn đề này thật tế nhị, vì có khi nhận định của tôi sẽ bị nhiều người xem là rào cản không đáng có. Chị có thể hình dung, xe người ta đang chạy bon bon, bỗng dưng có một vật chướng ngại chắn ngang làm giảm tốc độ, lái xe giật mình thì tất nhiên cảm giác là không dễ chịu chút nào. Nhưng đã làm công tác chuyên môn, dẫu có làm không hài lòng số đông, tôi vẫn cứ bày tỏ quan điểm của mình.
Theo tôi, đây chưa phải là thời điểm “chín mùi” để Thanh Thúy thi đấu ở nước ngoài, với một giải đấu có độ cạnh tranh quyết liệt hàng đầu khu vực Đông Nam Á như của Thái Lan. 
Rõ ràng, đối với nhiều HLV trong nước, từ cô Lương Nguyễn Ngọc Hiền, các thầy Nguyễn Quốc Vũ, Nguyễn Văn Hải của Long An, cho đến các HLV đội tuyển quốc gia như Phạm Văn Long hay Thái Thanh Tùng, thậm chí kể cả ông Aphisak của Thái Lan – nay nắm đội Bangkok Glass (cựu HLV VTV Bình Điền thời Thanh Thúy mới lên….dự bị cho đội 1 Long An) cũng quá rõ điều này: với trình độ kỹ thuật cá nhân chưa đạt mức hoàn thiện nên cần được tôi luyện thêm, tình trạng thể lực – đặc biệt là các tố chất sức mạnh và sức bền vẫn còn những điểm hạn chế như nhiều VĐV trẻ khác, cho nên theo tôi nếu chờ được rèn dũa thêm từ 18 tháng đến 2 năm, dù Thanh Thúy có được mời sang chơi tại những giải đấu khốc liệt nhất ở châu Âu thì cũng làm mọi người cũng yên lòng hơn, chứ không chỉ là phạm vi đấu trường của người Thái.
Thế thì có mất cơ hội không, thưa ông, vì Thanh Thúy cũng đã thể hiện sự tiến bộ khá nhanh trong thời gian gần đây?
NQS: Ông bà ta nói không sai đâu, chị ạ. “Dục tốc, bất đạt” thôi. Với riêng trường hợp của Thanh Thúy thì không đến độ như thế nhưng theo tôi, cái giá phải trả là một khi trình độ tập luyện chưa đủ độ cứng cáp, thể trạng chưa trong trạng thái sẳn sàng để đáp ứng môi trường mới, thì e rằng Thanh Thúy sẽ khó vươn tới những đỉnh cao mà lẽ ra khả năng chị có thể đạt được.
Tôi từng nghe thông tin về câu nói của thầy Nguyễn Văn Hải khi ông mắng yêu cô học trò của mình: “Con phải ráng siêng tập. Lúc nào cũng không cho phép mình tự đứng yên, tự hài lòng. Sau lưng chị Hoa là mày đấy. Hãy cố lên, con ạ!”. 
Tôi hoàn toàn đồng tình với ông Hải và thầm cảm ơn ông vì đã đặt niềm tin yêu đúng chổ để có những lời khuyên bảo thật lòng đối với những đứa học trò ruột đầy triển vọng của mình, vì tương lai của CLB và BCVN.
Có ý kiến băn khoăn “trái chiều”, rằng việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác huấn luyện và công tác chỉ đạo, đã giúp Bóng chuyền Thái Lan ngày càng đi xa hơn chúng ta. Vậy nếu các cầu thủ giỏi nhất của VN sang Thái, họ có thêm điều kiện để nghiên cứu kỹ từng sở trường, sở đoản và vô tình tạo ra khoảng cách ngày càng lớn hơn, thưa ông?
NQS: Tôi xin mạo muội nói thế này. Nếu ai có cách nhìn nhận như vậy, thì đúng là đi quá xa nhưng lại cũng quá thiển cận. Họ phải hiểu, giờ đây là thời đại gì?. Việc gì họ phải mời sang mới biết anh A, chị B trình độ cỡ nào?. Thông tin toàn cầu hóa đã làm thay điều đó. Họ biết mình, mình cũng có điều kiện để rõ họ. Vấn đề là ai làm, làm như thế nào và bao giờ làm?.
Việc trẻ hóa đội tuyển Bóng chuyền nữ VN đã đem lại luồng gió mới, trong đó có những hà Ngọc Diễm, Trần Thị Thanh Thúy, Lê Thị Hồng, Lê Thanh Thúy v.v. Xin ông cho biết phải làm thế nào để tiếp thêm sức cho các bạn trẻ ấy tỏa sáng?
NQS: Không phủ nhận rằng chủ trương trẻ hóa lực lượng của BCVN thời gian qua là sự lựa chọn đúng đắn. Nhưng cho phép tôi bày tỏ điều suy nghĩ thế này. Như bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, muốn phát triển bền vững thì ắt phải tuân thủ theo đúng quy luật vận động. Bóng chuyền VN cũng phải thế. Tôi cho rằng chủ trương đúng nhưng giải pháp thực hiện của các nhà quản lý chưa thật ổn nên điều thu hoạch được không như mong đợi của họ.
Thực tế cho thấy, với BCVN, các VĐV trẻ dù là nhân tố mới nhưng trình độ kỹ thuật cá nhân của họ không tương đồng vì xuất thân từ các lò đào tạo khác nhau. Có một điểm chung là giai đoạn ban đầu khi lên tuyển, với họ mọi thứ đều khá lạ lẫm. Thế nên họ thu nạp hầu như tất cả những việc cho là “mới” – kể cả một số điều chưa đúng, từ những kỹ thuật này cho đến động tác nọ của các bậc đàn anh, đàn chị và cả của những cầu thủ đối phương nên dễ tự phá vỡ - tức thụt lùi. Trải qua một loạt các thử thách, nếu VĐV nào đủ sức vượt qua giai đoạn này thì sẽ ổn. Nhưng ai giúp họ khi mà thời gian quá ngắn đã không cho phép BHL các đội tuyển làm điều này.
Thế nên có ai đó đã nhận định, ông Tùng (HLV Thái Thanh Tùng – Thái Bình) giờ chót đã ôm đầu chịu báng hồi SEA Games 28 tại Singapore và nhất là tại VTV Cúp Sắc Ngọc Khang 2015 ở Bạc Liêu. Tôi không biết nói sao nhưng rõ ràng điều đó cần được xem xét một cách nghiêm túc. 
Tôi xin nhắc lại, trẻ hóa là đúng nhưng không đồng nghĩa ồ ạt. Theo quy luật phát triển, nó phải là sự tập hợp của 3 thế hệ: lứa “lớn” làm chổ dựa do nhiều kinh nghiệm, lứa “đủ độ chín” để tạo nên sức mạnh và lứa trẻ để làm tiền đề. Thế thôi, những gì đã được đúc kết thành quy luật rồi thì ta không nên cưỡng lại nó vì điều đó sẽ dẫn đến duy ý chí và thất bại là điều không tránh khỏi.
Qua BCSG, tôi xin bày tỏ thế này thay cho lời kết: nếu những nhận định theo quan điểm cá nhân có gì không đúng, xin mọi người thông cảm cho tôi và hãy bỏ qua.
Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi bổ ích nầy.
HỒNG ÁNH thực hiện 

Trong lễ mừng công đội bóng chuyền nam Maseco TPHCM vô địch giải VĐQG PV Gas 2015 vào tối nay (11/12) tại nhà hàng Hoa Mai, nhiều lãnh đạo Sở VH-TT TPHCM, LĐBC TPHCM, Quận Ủy và UBND Quận Phú Nhuận đã đến chúc mừng BHL, các cầu thủ, Trung tâm TDTT Quận Phú Nhuận và đặc biệt là nhà tài trợ Maseco đã có sự quan tâm và đầu tư thành công. Ông Mai Bá Hùng (PGĐ Sở VH-TT TPHCM) chia sẻ: "Thật sự, trong trận chung kết khi Maseco TPHCM bị thua trước 0-2, tôi rất hụt hẫng nhưng may mắn là tinh thần và ý chí của BHL cùng các cầu thủ đã làm tôi rất khâm phục khi đã lội ngược dòng để thắng lại. Tôi xin cám ơn BHL và các cầu thủ đã đã cống hiến cho người hâm mộ TPHCM những ngày thi đấu đẹp mắt và tích cực. Tôi mong là Maseco TPHCM sẽ duy trì được tinh thần tuyệt vời này" Riêng nhà tài trợ Maseco đã được ông Nguyễn Xuân Hàn (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP dịch vụ Phú Nhuận) thể hiện sự quyết tâm: "Từ trước giờ, không có đội nào vô địch 2 năm liên tục nên tôi mong là chúng ta quyết tâm phá dớp này để tiếp tục cống hiến cho người hâm mộ TPHCM"
Trước đó, ông Nguyễn Quốc Phúc (Giám đốc Trung tâm TDTT Quận Phú Nhuận) đã dẫn đoàn cùng BHL và các cầu thủ đến thắp nhang và viếng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Quận Phú Nhuận (Gần Cầu Kiệu) để các thành viên tri ân sự hy sinh của các liệt sĩ và giúp cầu thủ hiểu được giá trị lịch sử. 
Để ghi nhận những đóng góp của đội bóng, lãnh đạo nhà tài trợ Maseco đã thưởng cho đội 600 triệu đồng. Ngoài ra, Maseco cũng kêu gọi nhiều đối tác thưởng cho đội như sau: 
Đoàn cơ sở Công ty Maseco 50 triệu đồng
Công ty Khâm Vĩnh Hưng 30triệu đồng
Công ty cổ phần điện tử Phương Đông 30 triệu đồng
Trung tâm dịch vụ điện tử - CTCP Maseco 20 triệu đồng
Công ty cổ phần điện tử Amtec 20 triệu đồng
Công ty cổ phần Alo360 20 triệu đồng
CTCP Arirang Hà Nội 20 triệu đồng
Bà Trương Thị Thanh Tâm (PCT HĐQT CTCP Maseco) 20 triệu đồng
Ông Đỗ Hướng Dương (PCT kiêm PTGĐ Maseco) 20 triệu đồng
Ông Trịnh Ngọc Minh (PTGĐ Maseco) 20 triệu đồng
Riêng ông Nguyễn Xuân Hàn (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Maseco) 100 triệu đồng.
Ngoài ra, Sở VH-TT TPHCM và LĐBC TPHCM cũng có thưởng, đồng thời, đề xuất với UBND TPHCM thưởng cho đội bóng Maseco TPHCM với số tiền tương đương.
HOÀNG ANH

Tối nay (12/12), tình cờ gặp Thầy Nguyễn Xuân Dung (HLV trưởng đội tuyển nam Long An) tại tiệc cưới của con HLV phó Trần Ngọc Linh (đội tuyển nữ TPHCM), ông đã cho biết: "Tôi đã chính thức kết thúc hợp đồng với đội nam Long An rồi. Tôi đã làm việc gần 3 năm rồi nên cũng cần có sự thay đổi cho các em cầu thủ"
Được biết, đội nữ Hòa Phát Hưng Yên đã có gửi lời mời với Thầy Nguyễn Xuân Dung nhưng Cô không muốn Thầy tiếp tục đi xa, không ai chăm sóc sức khỏe Thầy vì đã lớn tuổi.
Như vậy, trong thời gian này, HLV Ngô Quốc Bảo sẽ tạm quyền quản lý đội tuyển Long An tập luyện đã được 1 tuần qua, để chờ lãnh đạo đội bóng tìm hiểu HLV khác thay thế. Liệu HLV kỳ cựu và hiểu quá rõ các cầu thủ Long An là ông Nguyễn Văn Hải (Vừa kết thúc hợp đồng với CLB VTV Bình Điền Long An) sẽ được mời dẫn dắt?
HOÀNG ANH

Hướng đến buổi họp mặt tập huấn Bóng chuyền phía Nam năm 2015:
Ảnh: TOÀN NGUYỄN
Mới đây, nhiều bạn đọc ở các nơi – trọng đó có giới Bóng chuyền ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, gửi câu hỏi cho người viết về các thông tin xung quanh về vận động viên Libero, đặc biệt là trường hợp một đội có 2 Libero.
Về vấn đề này, qua BCSG, người viết xin có một số trao đổi và trả lời như sau:
1- Nếu 1 đội đăng ký 2 Libero, điều này phải được HLV trưởng xác định trong cuộc họp kỹ thuật đăng ký chính thức với BTC giải.
2- Libero thứ 1 phải được HLV trưởng xác định bằng số áo vào thời điểm  ông (bà) ký tên vào biên bản lúc làm thủ tục đầu trận đấu.
3- Libero thứ 1 phải là người vào sân thay đầu tiên của một trận đấu.
4- Kể từ đó trở đi, libero thứ 1 và thứ 2 có thể thay nhau vào sân với điều kiện phải cách 1 pha bong đồng nghĩa với việc 1 trong 2 đội lên điểm. 
Trường hợp giữa 2 pha bong, 1 đội bị phạt thẻ đỏ (Có thể lỗi hành vi hay lỗi trì hoãn lần 2 trở đi chẳng hạn), thì vẫn được thay Libero vì 1 trong 2 đội đã lên điểm mà không cần phải thong qua 1 pha bong kế tiếp. 
5- Các trường hợp khác giữa 2 Libero như Libero thứ 1 bị chấn thương không thể tiếp tục thi đấu thì áp dụng như luật hiện hành, tức việc tái chỉ định được TS Lê Trí Trường (Ủy viên HĐTT QG – Hiện là TTK LĐBCVN) tổng hợp và cập nhật thong tin ở lớp tập huấn trọng tài bong chuyền cuối năm 2014 tại Thái Bình, nhân sự kiện Đại hội TDTT TQ lần thứ 7 năm 2014.
Quyền tái chỉ định trong trường hợp có 2 Libero: 
TT
       Libero 1
      Libero 2
Quyền tái chỉ định
Nếu đội bóng tái chỉ định Libero 2
  1
 Chấn thương (không thể chơi)
Chấn thương (không thể chơi)
  Được

  2
  Bị trục xuất khỏi hiệp đấu
Chấn thương (không thể chơi)
 Đượ c
 Bắt đầu từ hiệp tiếp theo đội lại có 2 libero
  3
  Bị trục xuất khỏi trận đấu
Chấn thương (không thể chơi)
  Được

  4
Chấn thương (không thể chơi)
Bị trục xuất khỏi hiệp đấu
  Được
 Libero liên quan đến trường hợp  Libero 2 không có quyền trở lại trận đấu
  5
  Bị trục xuất khỏi hiệp đấu
Bị trục xuất khỏi hiệp đấu
  Được
 Libero liên quan đến trường hợp  Libero 2 không có quyền trở lại trận đấu nhưng Libero 1 trở lại hiệp đấu tiếp theo.
 Vì vậy đội sẽ lại có 2 Libero.
  6
  Bị trục xuất khỏi trận đấu
Bị trục xuất khỏi hiệp đấu
  Được
 Libero liên quan đến trường hợp  Libero 2 không có quyền trở lại trận đấu
  7
  Chấn thương (không thể chơi)
Bị trục xuất khỏi trận đấu
  Được

  8
  Bị trục xuất khỏi hiệp đấu
Bị trục xuất khỏi trận đấu
Được
 Bắt đầu từ ván tiếp theo đội lại có 2 Libero
  9
  Bị trục xuất khỏi trận đấu
Bị trục xuất khỏi trận đấu
Được

  10
  Chấn thương (không thể chơi)
Hiệu suất kém
Được
 Cho phép HLV để cải thiện hiệu suất của đội bóng sử dụng một Libero
  11
  Bị trục xuất khỏi hiệp đấu
Hiệu suất kém
Được
 Bắt đầu từ ván tiếp theo đội lại có 2 Libero
  12
  Bị trục xuất khỏi trận đấu
Hiệu suất kém
Được
 Cho phép HLV để cải thiện hiệu suất của đội bóng sử dụng một Libero
PHÚC VĨNH

Ảnh: TOÀN NGUYỄN
Không chỉ ở nhiệm kỳ khóa IV kết thúc vào cuối năm 2009 mà ròng rả suốt cả 6 năm trời của khóa V đương nhiệm, việc chuyển nhượng VĐV Bóng chuyền tuy có những sự ràng buộc nhất định bằng một bản Quy chế chuyển nhượng ban hành năm 2010 nhưng dường như chưa bao giờ nó được quan tâm rằng, trong quá trình thực thi suốt thời gian dài, các quy định trong Quy chế này đã tác động đến đối tượng quản lý – địa phương, đơn vị và bản thân các VĐV, và phạm vi cũng như mức độ ảnh hưởng đến đời sống của BCVN như thế nào.
Chẳng thế nên bên cạnh nhiều vụ chuyển nhượng thành công, vẫn còn không ít những mắc mứu tồn đọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan.
Gần đây, bên cạnh các sự chuyển động trước thềm Đại hội LĐBCVN khóa VI (nhiệm kỳ 2015 – 2018), không ít người trong giới chuyên môn đang trông chờ một luồng gió mới từ sự kiện quan trọng bậc nhất này của BCVN, trong đó vấn đề chuyển nhượng VĐV được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầu.
Qua lắng nghe ý kiến từ các CLB, VĐV và nghiên cứu một số văn bản có liên quan đến vấn đề này, BCSG xin mạn phép trình bày đôi điều và mong nhận được sự tham gia ý kiến nhiều chiều của quý bạn đọc gần xa. 
Cần khẳng định việc không cho phép cầu thủ thi đấu nhiều hạng trong năm là điều cần thiết!
Đây là điều không mới nhưng rõ ràng, yêu cầu đặt ra là những chuyển động của môn Bóng chuyền – dù mang mác “cấp tiến” cũng không thể đi trái quy luật của các môn thể thao khác, mà tấm gương cần soi rọi chính là ở môn được mệnh danh thể thao Vua – Bóng đá.
Những cái lợi mang lại đã từng nhiều lần được các nhà quản lý, giới chuyên môn và người hâm mộ phân tích, song dường như nó nhẹ cân hơn nhiều so với những bất cập do chính quy định “Trong cùng một năm, một VĐV có thể được chuyển nhượng đến nhiều CLB để thi đấu nhiều giải, nhiều hạng (Hạng A, Trẻ, vô địch quốc gia) hoặc nhiều giai đoạn của giải (Vòng bảng, bán kết, chung kết của giải Hạng A, Trẻ hoặc các vòng của giải vô địch quốc gia), song chỉ được thi đấu cho một CLB trong một giai đoạn của giải” như trong Quy chế chuyển nhượng VĐV Bóng chuyền (ban hành kèm theo Quyết định số 14/QĐ-LĐBCVN ngày 26/6/2010 của Chủ tịch LĐBCVN) mang lại.
Vì thế, việc trả lại trật tự cũ, không cho phép thi đấu nhiều hạng trong cùng năm đối với VĐV Bóng chuyền là điều dư luận đòi hỏi vì phù hợp với quy luật của phát triển và cần được khẳng định trong phương hướng hoạt động của BCVN, ngay từ năm 2016 chứ không thể chậm hơn.
Quyền và nghĩa vụ các bên như thế nào cho đạt lý, thấu tình?
Thực tế cả nhiệm kỳ của khóa V cho thấy, tuy rất nhiều vụ việc chuyển nhượng thành công nhưng dường như đối với những người trong cuộc – đơn vị quản lý và VĐV, phía nào cũng chưa hài lòng với những gì mình được nhận sau khi thực hiện theo đúng hướng dẫn của Quy chế này, hoặc các bên – kể cả đơn vị mới, tự thỏa thuận.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là bên cạnh phần lớn cuộc chuyển nhượng diễn ra êm thắm thì trong số ít vụ nổi cộm từng gây sự chú ý của công luận và giới chuyên môn do bất thành như chuyện của tuyển thủ quốc gia Nguyễn Hữu Hà (Tràng An Ninh Bình với Đức Long Gia Lai, rồi Đức Long Gia Lai với cá nhân anh v.v), nhiều người cho rằng vai trò quản lý và là cơ quan soạn thảo bản Quy chế - tức những người làm “luật chơi”, của “ông” LĐBCVN rất mờ nhạt, thậm chí thiếu trách nhiệm khi thường tự cho mình là phía….ngoài cuộc, thậm chí đùn đẩy cho các bên…..tự thỏa thuận.
Hướng đi nào cho tương lai?
Với góc nhìn hẹp của mình, BCSG cho rằng, việc nghiên cứu, xây dựng dự thảo và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các bên chịu sự điều chỉnh của bản Quy chế mới để ban hành chính thức là một việc làm cấp bách, cần thiết nhằm đáp ứng sự mong chờ, trong đó lãnh đạo LĐBCVN khóa mới phải nêu cao tính trách nhiệm và đi đầu.
Rõ ràng, trong 4 chương, 14 điều của bản Quy chế năm 2010, nên chăng cần chỉnh sửa, cắt những phần thừa như đoạn trên đã phân tích, hay bỏ Điều 11. Đăng ký thi đấu đối với vận động viên nước ngoài, đồng thời bổ sung thêm những phần thiếu, chẳng hạn có thể đưa ra các điều khoản cụ thể để quy định các khái niệm hay định nghĩa về các giai đoạn phát triển của VĐV (đào tạo, cống hiến, sử dụng v.v); điều khoản Mua lại hợp đồng lao động và hoàn thiện về tiền đền bù ở Điều 14. Bồi thường cho CLB khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Thực tế chỉ ra, khi đã đạt được sự đồng thuận - với mức độ chấp nhận được một cách tương đối giữa các bên, để xây dựng thành một khung pháp lý có tính chất ràng buộc mọi giao dịch, các tranh chấp về sau – nếu có, chắc chắn sẽ diễn ra với tần suất ngày càng ít đi và đặc biệt, nó giúp đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên được thực thi theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh những điều được quy định trong Quy chế năm 2010 của LĐBCVN khóa V, rõ ràng còn nhiều kênh thông tin cần tham khảo nhằm cải biên để giúp hoàn thiện. 
Chẳng hạn, trong các giai đoạn phát triển VĐV, việc xác định rõ giai đoạn đào tạo – tức trách nhiệm của phía địa phương, đơn vị quản lý, nói nôm na là “Những người trồng cây” bắt đầu tính từ đâu, lúc đó quyền lợi VĐV như thế nào; kế đến là giai đoạn cống hiến – cần xác định bắt đầu tính khi nào và trách nhiệm của VĐV ra sao để đảm bảo trả hết hoặc chưa hết “công” (đào tạo) kèm theo các ràng buộc về quyền và nghĩa vụ giữa đôi bên trong giai đoạn này; và sau cùng là giai đoạn chuyên nghiệp sẽ tính từ thời điểm nào, hợp đồng mới giữa hai bên cùng việc khấu trừ cụ thể giữa thời gian đào tạo và thời gian cống hiến dài – ngắn trước đó của từng VĐV để làm cơ sở giải quyết khi có hợp đồng mới hoặc một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn v.v..
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm đối với việc chuyển nhượng VĐV các môn thể thao tập thể, trong đó có Bóng chuyền là nên chăng, do xác suất đào tạo thành công (có thể từ 5 người ở “đầu vào” trở lên mới có “đầu ra” 1 VĐV tốt) khá thấp dẫn đến chi phí đào tạo cao nên hệ số lớn và cách tính có thể là bằng tổng chi phí đào tạo, gồm (tiền ăn + tiền công + tiền chế độ độc hại) trong 1 năm x số năm đào tạo (tính đủ tháng) x hệ số 5 (xác suất chi phí rủi ro) trở lên để tính; rồi quảng thời gian đào tạo khá dài – từ 6 đến 8 năm/VĐV, nên thời hạn cống hiến – tức trả “quả” phải dài tương ứng, ít nhất là sau 25 tuổi, nhằm đảm bảo quyền lợi cho địa phương, đơn vị ra công đào tạo ban đầu. 
Và nên chăng, trong hoặc sau khi hoàn thành thời gian cống hiến để chuyển sang thời gian chuyên nghiệp (theo từng năm hoặc lâu hơn, tùy theo thỏa thuận), đơn vị quản lý phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho VĐV theo cơ chế thị trường và việc chuyển nhượng - nếu có, sẽ được tính khấu trừ giữa thời gian cống hiến và thời gian đào tạo, sau đó x với các hệ số và số tiền tương ứng theo quy định.
Điểm đặc biệt, cần quy định rõ, tổng số tiền chuyển nhượng trong giai đoạn chuyên nghiệp, sẽ chi theo các tỷ lệ được quy định trong bản Quy chế mới, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ các phía có liên quan, chẳng hạn đơn vị quản lý cũ hưởng 40%, ban Huấn luyện của VĐV 10% (sau đó chia tỷ lệ 60% - 40% cho HLV ở giai đoạn đào tạo ban đầu), VĐV được chuyển nhượng được “lót tay” 30%, chi phí môi giới 10%, tiền trách nhiệm LĐBCVN 5%, chi phí thủ tục pháp lý 5% v.v 
Thiết nghĩ, việc không cho phép VĐV Bóng chuyền thi đấu nhiều hạng trong 1 năm như các môn thể thao khác là yêu cầu chính đáng và khi đó, cần đảm bảo những hành lang pháp lý thông thoáng để việc chuyển nhượng VĐV – đặc biệt là số tài năng giỏi được thuận lợi, ít rào cản, qua đó tạo điều kiện để họ có cơ hội cống hiến ở môi trường tốt hơn nhằm cung cấp thêm nguồn VĐV xuất sắc cho BCVN, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các bên có liên quan v.v. cần được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các giới chức có trách nhiệm với BCVN trong nhiệm kỳ mới.
HỒNG ÁNH

Ảnh: DƯƠNG THU
Thời gian thi đấu từ ngày 11-16/9/2015 tại Nhà thi đấu tỉnh Vĩnh Long với sự tham dự của đội bóng mạnh của bóng chuyền Việt Nam: chủ nhà XSKT Vĩnh LongĐức Long Gia LaiLong AnBến TreMaseco TPHCM cùng đội tuyển nam Campuchia.
   Ngày
  Gi
                  Đội thi đấu với Đội
Kết Qủa
11/9
15g
Long An – Đc Long Gia Lai

17g
Maseco TPHCM – Tuyển Campuchia

19g
Khai Mạc

19g30
Bến Tre – XSKT Vĩnh Long

12/9
15g
Đức Long Gia Lai – Tuyển Campuchia

17g
Bến Tre – Maseco TPHCM

19g
XSKT Vĩnh Long – Long An

13/9
15g
Long An – Tuyển Campuchia

17g
XSKT Vĩnh Long – Maseco TPHCM

19g
Đức Long Gia Lai – Bến Tre

14/9
15g
Tuyển Campuchia – Bến Tre

17g
Long An – Maseco TPHCM

19g
XSKT Vĩnh Long – Đc Long Gia Lai

15/9
15g
Long An – Bến Tre

17g
Maseco TPHCM – Đc Long Gia Lai

19g
Tuyển Campuchia – XSKT Vĩnh Long

16/9
17g
Hạng 3 – Hạng 4

19g
Hạng 1 – Hạng 2


21g
Bế Mạc – Trao Gỉai

Ảnh: TOÀN NGUYỄN
Bảng B tổ chức tại Nhà thi đấu Khánh Hòa từ ngày 14-21/11/2015:
  Ngày
    Gi
                          Đội gặp Đội
Kết Qủa
14/11
19g30
Nữ PVD Thái Bình – PKKQ


21g
Nam Sanest Khánh Hòa – Quân Khu 4

15/11
16g
Nữ Cao su Bình Phước – Hưng Yên


19g
Nữ NH Công Thương – VTV Bình Điền


21g
Nam Tràng An Ninh Bình – Thể Công BĐ15

16/11
16g
Nữ PVD Thái Bình – Hòa Phát Hưng Yên


19g
Nữ PKKQ – VTV Bình Điền Long An


21g
Nam XSKT Vĩnh Long – Thể Công BĐ15

17/11
16g
Nữ Cao su Bình Phước-NH Công Thương


19g
Nữ PVD Thái Bình – VTV Bình Điền


21g
Nam Sanest Khánh Hòa – T.A Ninh Bình

18/11
16g
Nữ Hòa Phát Hưng Yên – NH Công Thương


19g
Nữ PKKQ – Cao su Bình Phước


21g
Nam Quân Khu 4 – Tràng An Ninh Bình

19/11
16g
Nữ PVD Thái Bình – NH Công Thương


19g
Nữ VTV Bình Điền – Cao su Bình Phước


21g
Nam XSKT Vĩnh Long – Sanest Khánh Hòa

20/11
14g
Nữ Hòa Phát Hưng Yên – PKKQ


16g
Nam Thể Công BĐ15- Sanest Khánh Hòa


19g
PVD Thái Bình – Cao su Bình Phước


21g
Nam Quân Khu 4- XSKT Vĩnh Long

21/11
14g
Nữ NH Công Thương – PKKQ


16g
Nam Tràng An Ninh Bình – XSKT Vĩnh Long


19g
Nữ VTV Bình Điền – Hòa Phát Hưng Yên


21g
Thể Công BĐ15 – Quân Khu 4

HỒNG ÁNH

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.