tháng 7 2018

Chuyện Tổng thư ký Lê Trí Trường bị "Thanh trừng nội bộ" cần nói lại cho chính xác!
Mới đây, thông tin trên trang Thể thao của một tờ báo có tiếng thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả trong tốp đầu cả nước và một phụ trang thể thao của một tờ báo khác của TPHCM có đăng sự kiện về Bóng chuyền Việt Nam rục rịch có sự thay đổi thành phần “kiến trúc thượng tầng”.
Để bạn đọc gần xa có thêm thông tin quanh vấn đề này, BCSG Online xin giới thiệu cuộc trao đổi với Người Quan sát (NQS) để rộng đường công luận.
Khác với những lần trước, lần này BCSG đã chủ động tìm gặp để nhờ ông có ý kiến về chuyện của TS Lê Trí Trường, Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN nhiệm kỳ 5, người nhiều khả năng sẽ “bị” đá văng khỏi chức vụ đương nhiệm mà một vài tờ báo vừa thông tin….
Ông có đọc về thông tin này?
NQS: Thật ra thông tin này không mới. Chuyện một vài cán bộ tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp nhưng có chức vụ kha khá ở Tổng cục Thể dục thể thao cũng vừa được rút về đơn vị chủ quản đã cho thấy sẽ có nhiều nhân vật chủ chốt khác của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao sẽ phải trở về đúng vị trí của mình theo quy định.
Xin ông cho biết quy định ấy là như thế nào?
NQS: Thật ra trong Nghị định số 45/2010/NQ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, rồi Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ, quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, cũng không quy định về vấn đề này song theo tôi được biết, lâu nay, để đạt hiệu quả cao trong công việc và thuận tiện trong công tác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có lệ bất thành văn, được mặc định và quán triệt chung: 1. Những cán bộ hiện là công chức, viên chức đang công tác tại cơ quan Tổng cục thể dục thể thao tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp có trụ sở đóng tại 36 Trần Phó, quận Ba Đình, Hà Nội theo phương thức “2 trong 1” xem như không thuộc diện cán bộ biệt phái; 2. Những cán bộ từ nơi khác chuyển về tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp có trụ sở đóng tại Tổng cục thể dục thể thao sẽ không được tiếp tục nhiệm vụ chuyên trách tại các tổ chức này mà phải trở về công tác ở đơn vị quản lý trực tiếp theo quy định vì đó là cán bộ thuộc diện biệt phái.
Thế trường hợp Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) dự kiến trình Ban chấp hành, Ban Thường vụ để đề cử ông Đào Xuân Chung, Trưởng Bộ môn Bóng chuyền Tổng cục Thể dục thể thao vào Ban chấp hành là không vi phạm quy định của ngành, thưa ông?
NQS: Thì tất nhiên là không có vấn đề gì vì nơi làm việc của Bộ môn Bóng chuyền và Văn phòng Liên đoàn của VFV đều đặt cùng một chổ, tầng 5 của một tòa nhà thuộc Tổng cục TDTT. Đây không phải là cá biệt vì có đa số các trường hợp các cán bộ tham gia ở hầu hết các hội, liên đoàn khác đều tuân thủ đúng quy định này: nơi làm việc của hai tổ chức phải là 1.
Ông Đào Xuân Chung tham gia với tư cách Trưởng Bộ môn, làm vai trò “cầu nối” giữa cơ quan quản lý và tổ chức xã hội nghề nghiệp thì có gì là không tốt? Đáng ra, khi ông Chung được bổ nhiệm vào vị trí này thay người tiền nhiệm là ông Trần Phú Đằng nghỉ hưu theo chế độ và Ban chấp hành khiếm khuyết thêm một số vị trí ủy viên vì những nguyên nhân khác nhau, thì VFV phải tiến hành bổ sung ông Chung vào thay ngay, có thể cùng thời điểm bổ sung ông Thái Bữu Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần thể thao Phân bón Bình Điền.
Còn đối với một vài trường hợp khác, chiếu theo quy định nội bộ ngành, cụ thể là đối với Liên đoàn Bóng chuyền VN, hai ông Lê Trí Trường, Tổng Thư ký (Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh) và Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên chuyên trách thuộc Ban Thi đấu (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) sẽ buộc phải trở về đơn vị gốc theo quy định. Thực tế thì ông Nguyễn Văn Hùng đã về công tác ở Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội mấy tháng nay.
Như vậy, có hay không câu chuyện “Lãnh đạo VFV đã có văn bản thông báo đến các ủy viên BCH VFV về việc sẽ trả ông Trường về Trường đại học TDTT Bắc Ninh vì Bộ VH-TT-DL đã có chỉ đạo dừng biệt phái cán bộ nhà nước sang các tổ chức xã hội nghề nghiệp”?
NQS: Theo tôi, đây là một viện dẫn do thiếu thông tin và có thể, không khéo sẽ đưa dư luận vào mối rối mù và không loại trừ khả năng theo dụng ý không trong sáng của một cá nhân hay nhóm người nào đó.
Theo thông tin có được, tôi xin khẳng định, ngày 24/5/2018, ông Lê Trí Trường đã có Giấy đề nghị, gửi Ban Giám hiệu Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, Phòng Tổ chức cán bộ Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, trong đó sau khi trình bày lý do “Theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không cho phép cán bộ của nhà trường được biệt phái sang tổ chức xã hội nghề nghiệp và đề xuất nguyện vọng cá nhân”, nên ông Trường nêu “Với nguyện vọng của cá nhân được quay về trường để tiếp tục công việc của mình. Kính đề nghị Ban Giám hiệu Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, Phòng Tổ chức cán bộ Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh tạo điều kiện cho tôi làm các thủ tục cần thiết theo quy định”.
Trên cơ sở đó, ngày 09/7/2018, trong Công văn số 528/TDTTBN-TCCB của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh gửi Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam về việc công tác cán bộ do GS.TS Nguyễn Đại Dương – Hiệu trưởng nhà trường ký, có nêu “Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh dự kiến thôi không biệt phái ông Lê Trí Trường làm Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, tiếp nhận và phân công công việc cho ông Lê Trí Trường tại trường theo quy định. Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh kính đề nghị Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam xem xét và cho ý kiến thống nhất bằng văn bản để nhà trường hoàn thiện các thủ tục tiếp nhận ông Lê Trí Trường theo quy định”.
Mọi chuyện đã lộ diện nên nếu cho rằng “Đã có dấu hiệu “thanh trừng nội bộ” trong VFV loại ông Trường khỏi cuộc chơi. Lãnh đạo Tổng cục TDTT đã nắm bắt được vấn đề nổi cộm này chưa hay biết mà ngó lơ?” là một lập luận thiếu căn cứ.
Thế còn nhận định, rằng suốt 3 năm qua, ông Lê Trí Trường đã có những hoài bảo, những ý tưởng đổi mới và đã đóng góp nhiều nhưng tiếng nói của ông không trọng lượng nên mọi việc đi vào ngỏ cụt thì sao, thưa ông?
NQS: Việc đánh giá mỗi con người, dù ở cương vị nào cũng cần thận trọng và được quan sát dưới nhiều góc độ. Về Tổng Thư ký Lê Trí Trường, theo tôi, ông là người hiền lành, đạo đức, năng động, có tư duy đổi mới, biết lắng nghe. Song dường như ông không thuộc mẩu cán bộ quản lý ở tầm vĩ mô do mối quan hệ còn nhiều hạn chế. Có lẽ nên đặt lại ông Trường ở Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh trong vai trò quản lý giáo dục sẽ giúp ông phát huy năng lực tốt hơn.
Thực tế cho thấy, trong suốt 3 năm vừa qua, các nhân vật chủ chốt của Ban chấp hành khóa mới, đặc biệt là Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách vận động tài chính và ngay cà Tổng Thư ký, đã không tìm được đồng nào cho hoạt động của liên đoàn, mà chỉ toàn xài của “để dành” từ các nhiệm kỳ trước.
Theo quy luật, muốn người ta chi tiền cho tổ chức nào đấy thì bản thân tổ chức phải có thương hiệu. Thương hiệu ở đây là những việc làm được, những hiệu quả mang lại từ thành tích, kết quả chuyên môn của các đội tuyển, từ tổ chức hệ thống thi đấu, từ việc quản lý đội ngũ HLV, VĐV, trọng tài các cấp, từ công tác xây dựng lực lượng, từ công tác quan hệ quốc tế, từ việc phát triển phong trào bóng chuyền trong các lực lượng xã hội v.v.
Nhưng thực tế diễn ra không khá, thậm chí có nhiều mặt kém hơn hẳn các nhiệm kỳ trước. Rõ ràng, cải tổ hệ thống thi đấu đỉnh cao bằng cách rút gọn số đội thi đấu ở giải Vô địch quốc gia là điều đã được xác định lộ trình từ nhiệm kỳ trước và đó lại là sản phẩm từ Hội thảo “Nâng cao hiệu quả đào tạo, huấn luyện và thi đấu bóng chuyền” được tổ chức vào ngày 25/11/2016 tại Hà Nội, với sự tham gia của hơn 100 đại biểu từ các câu lạc bộ, nhà quản lý, chuyên gia, nhà tài trợ và các phóng viên báo chí cả nước. 
Thế nhưng, việc hai đội tuyển nam nữ quốc gia – đặc biệt là tuyển nữ BCVN tụt xuống hạng 3 SEA Games 29 năm 2017 tại Malaysia sau hàng thập niên chỉ xếp sau Thái Lan, rồi việc tuyển chọn tinh hoa tham gia đội tuyển thì nhiều người không có thành tích gì đáng kể ở cấp câu lạc bộ, còn đội bóng do ông (bà) ta chỉ xếp hạng làng nhàng, thậm chí xuống hạng ở giải Vô địch quốc gia v.v cũng “mặc định” được gọi làm HLV đội tuyển quốc gia, hay như chuyện cục bộ, phe cánh, bè phái trong việc mời gọi giám sát, trọng tài đến độ có lời truyền miệng rộng khắp giới bóng chuyền cả nước, đại loại “Trước đây thì có Liên đoàn Bóng chuyền Dục Tú (một làng thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội) và nay là Liên đoàn Bóng chuyền Từ Sơn v.v còn to hơn và khuynh đảo cả mọi chuyện ở Liên đoàn Bóng chuyền quốc gia”, thế ai chịu phải trách nhiệm những việc này ngoài một số người có trách nhiệm ở Bộ môn Bóng chuyền Tổng cục Thể dục thể thao trước đây hay giờ là Ban Thường vụ, trong đó có vai trò cực kỳ quan trọng của Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Liên đoàn?
Nói như thế để thấy rằng, chẳng cần đến cuối năm sau – 2019, sẽ khép lại nhiệm kỳ 5, có lẽ muốn tiến lên vững chắc và đúng định hướng, Bóng chuyền Việt Nam cần chuyển động mạnh mẽ, trước hết là cải tổ triệt để về mặt tổ chức bộ máy, nhân sự chủ chốt ngay từ bây giờ.
Xin cảm ơn ông về những trao đổi thẳng thắn này.
TRỌNG LINH

Cúp các CLB nam vô địch châu Á - SMM 2018: Khó cho cựu vương Khánh Hòa
Cuộc họp kỹ thuật đã được tổ chức tại Nay Pyi Taw, Myanmar, ngày 28 tháng 7 năm 2018 - trước khi giải vô địch bóng chuyền nam châu Á 2018 tại sân vận động trong nhà Wunna Theikdi.
Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát - Ông Shanrit Wongprasert, Tổng thư ký AVC, chủ trì cuộc họp chung giữa Ủy ban Kiểm soát và các nhà tổ chức địa phương tại địa điểm thi đấu để lập kế hoạch trước cho cuộc kiểm tra sơ bộ cho tất cả các đội tham gia, lịch tập luyện và lịch trình cũng như tất cả các hoạt động quan trọng được tổ chức trước các trận đấu ngày 30 tháng 7 và ngày 6 tháng 8.
Cúp các CLB nam vô địch châu Á - SMM 2018: Khó cho cựu vương Khánh Hòa
Ông Shanrit thông báo cuộc họp rằng các đội Jordan, Iraq và Qatar đã rút khỏi giải, chỉ còn lại 13 đội tranh tài. Theo truyền thống, chỉ có đội đứng đầu với chức vô địch sẽ đại diện cho châu Á được vinh dự tham dự giải vô địch bóng chuyền nam ở giải FIVB Volleyball năm sau.
CLB Tứ Xuyên - Trung Quốc sẽ đến thành phố thủ đô Myanmar trễ nên không thể tham dự Cuộc họp Kỹ thuật này.
Ông Shanrit nói thêm rằng cuộc kiểm tra sơ bộ có thể được tổ chức vào chiều thứ Bảy vì hầu hết các đội tham gia đã đến, chỉ để lại đội tuyển Trung Quốc là đội cuối cùng trải qua cuộc phỏng vấn nhóm.
Trong khi đó, 13 đội đã xác nhận sự tham gia của họ trong giải vô địch cúp các CLB vô địch nam châu Á gồm: Khatam Ardakan (Iran), Toray Arrows (Nhật Bản) và Atyrau (Kazakhstan) nằm ở bảng A, với Tứ Xuyên (Trung Quốc), Long Power (Trung Quốc Đài Bắc) và Sanest Khánh Hòa (Việt Nam) trong bảng B. Bảng C bao gồm Nakhonratchasima The Mall VC (Thái Lan), Úc, Lanka Lions (Sri Lanka) và Hồng Kông, trong khi bảng D bao gồm chủ nhà CLB Asia World (Myanmar), Pakistan và Binagar (Turkmenistan).
THANH NAM

Ngôi vô địch lịch sử cho bóng chuyền trẻ TPHCM sau 23 năm
Tối qua (28/7), tại Bắc Kạn đã diễn ra trận đấu cuối cùng của giải bóng chuyền trẻ toàn quốc 2018 giữa 2 đội nam TPHCM và Biên Phòng. Và đội trẻ nam TPHCM đã tạo nên một lịch sử mới cho bóng chuyền TPHCM...?
Cách đây vài năm, việc đội trẻ nam TPHCM lọt vào trận chung kết đã là một chiến tích vì đã lâu, bóng chuyền TPHCM bị cho là đào tạo cầu thủ trẻ yếu. Nên tối qua, một lần nữa đội trẻ nam TPHCM lọt vào trận chung kết cũng đã là thành công khi đạt đến trận đấu cuối cùng của giải. Nhưng các chàng trai trẻ TPHCM đã làm được điều tốt nhất khi đăng quang ngôi vô địch rất kịch tính. Ván đầu dù dẫn trước 23-21 nhưng lại thua. Ván 2 dù cân bằng 1-1 nhưng thua tiếp ván 3 nên bị dẫn 1-2. Nhưng từ đây, các cầu thủ trẻ TPHCM đã bùng nổ khi thắng ván 4 với tỉ số cách biệt 25-14 và thắng luôn ván 5 với tỉ số 15-13. 
Theo tư liệu thì từ thời dàn cầu thủ trẻ với Lê Hồng Hảo, Lê Hồng Huy, Trần Đức Bảo, Châu Văn Lễ...chiếm lĩnh giải trẻ và giải VĐQG trước năm 1995 đến nay đã 23 năm, bóng chuyền TPHCM chưa từng lên ngôi ở giải trẻ nên đây là một chiến thắng lịch sử, cũng như các đàn anh TPHCM lên ngôi VĐQG PV Gas 2015 sau 17 năm.
Trước đó, đội trẻ nữ Bình Điền Long An cũng đã vô địch khi thắng Thông tin Liên Việt Post Bank 3-0.
NGHĨA PHẠM

HLV thể lực Karl Lim (Úc) sẳn sàng đến với bóng chuyền Việt Nam
Sau cuộc trao đổi ngắn với ông Lê Thân Minh Châu (Trợ lý HLV đội tuyển nữ Úc) về các bài tập thể lực trên BCSG Online. Nhiều HLV và chuyên gia cũng rất đồng tình với vấn đề khó khăn khi tìm và chọn một HLV thể lực đúng nghĩa cho bóng chuyền Việt Nam hiện nay. 
HLV thể lực Karl Lim (Úc) sẳn sàng đến với bóng chuyền Việt Nam
Qua đó, ông Minh Châu đã giới thiệu cho BCSG Online một HLV thể lực người Úc gốc Campuchia là ông Karl Lim. Được biết, dù gốc Campuchia nhưng ông Karl Lim đã sống ở Úc từ năm 6-7 tuổi đến nay. Với bảng lý lịch và thành tích cùng bóng chuyền Úc như sau:
HLV Karl Lim (Sinh 1976)
Khi còn là Vận động viên:
1993-1995 Đội tuyển trẻ quốc gia Australia (56 trận)
1994-1996 Đội tuyển quốc gia Australia (18 trận)
Khi là Huấn luyện viên:
1997 – 2007: Đội tuyển trẻ bang Victoria – HLV trưởng
2005 – 2008: Đội tuyển trẻ nữ Australia – Trợ lý
2009 – 2015: Đội tuyển nữ quốc gia Australia – Trợ lý
2007 – 2010: University Blues – Giải vô địch quốc gia – HLV trưởng – 1 HCV, 3 HCB
2011-2012: CLB Football Southern Dragon – HLV thể lực
1994 – Hiện nay: Personal Trainer
Bằng huấn luyện
HLV bóng chuyền quốc gia cấp 1 & 2
HLV thể lực cấp 1
Personal trainer cấp 1 & 2
Relaxation + Sport massage
First Aid cấp 1, 2 & 3
Điều đặc biệt là HLV Karl Lim rất thích môi trường bóng chuyền ở Việt Nam vì gần gũi với quê hương mình. Vì vậy, nếu các CLB hay LĐBCVN cần một HLV thể lực thì có thể liên lạc với ông Lê Thân Minh Châu để được hổ trợ làm việc với HLV Karl Lim.
THANH NAM

Cuộc trao đổi ngắn bổ ích bên ly cà phê về các bài tập thể lực
Ảnh chỉ có tính chất minh họa
Trong một dịp ngồi cà phê với ông Lê Thân Minh Châu (Trợ lý đội tuyển bóng chuyền nữ Úc) khi ông về Việt Nam, BCSG Online đã được ông chia sẻ một số vấn đề về các bài tập thể lực của các đội bóng chuyền nữ và ĐTQG ở Việt Nam mà ông đã được nhìn thấy.
Đầu tiên là bài tập cõng và gánh đồng đội trên lưng, vai để nâng lên và chạy. Nhìn thấy có vẻ vui và có tác dụng tăng sức bật nhưng điều này rất có hại cho cột sống, khớp gối... lâu ngày sẽ bị quá tải và dẫn đến chấn thương trong tập luyện và thi đấu.
Vấn đề thứ hai cũng đáng suy nghĩ, vì chưa được đánh giá về khoa học thể thao, do nhiều đội vẫn quen với bài tập này để rèn sức bền: Đó là ông cho rằng, nhiều CLB và ĐTQG nam và nữ ở Việt Nam hay cho các cầu thủ chạy hàng chục vòng nhà thi đấu hay đường chạy sân bóng đá, trong khi HLV trưởng thì bắt ghế ngồi kiểm tra đếm số vòng. Trong môn bóng chuyền các bạn đâu cần phải chạy liên tục như vậy, mà quan trọng là các bài tập phản xạ, bật nhảy... nếu chạy thì chỉ nên trong cự ly ngắn 10 mét tốc độ trong nhiều lần. Như vậy thì các cầu thủ sẽ tăng được tốc độ trong di chuyển để cứu bóng và chạy đà nhanh để tấn công. Còn việc chạy nhiều chỉ thích hợp với môn bóng đá...
Qua vấn đề, chợt nghe HLV phó Nguyễn Văn Hòa (đội nam TPHCM) kể lại một câu chuyện dù không liên quan nhưng cũng vui: Đó là một số cầu thủ nam ở miền Tây thi đấu ở miền Bắc mùa lạnh. Do không đáp ứng được các bài tập thể lực của HLV trưởng nên đã bị phạt bằng hình thức xuống hồ bơi của khách sạn để bơi mấy chục vòng. Anh Hòa lúc đó khoác áo lạnh đi ngang thấy HLV cũng trùm áo lạnh bắt ghế ngồi trên bờ hồ kiểm tra nên hỏi: "Sao trời lạnh mà cho tụi nhỏ bơi vậy...? " Ông HLV này nói: "Tụi nó tập trên cạn không xong thì cho xuống nước cho biết..." Nghe xong anh lắc đầu bỏ đi nhưng cũng lo cho mấy đứa nhỏ đang run cầm cập dưới nước giữa cái rét miền Bắc...
THANH NAM

Bóng chuyền TPHCM sắp chia tay HLV Trương Hữu Vinh - Tài năng và tốt bụng
HLV Trương Hữu Vinh hiện là HLV phó đội bóng chuyền nam TPHCM nhưng nhiều khả năng anh sẽ chia tay Việt Nam để xuất cảnh cùng gia đình trước VCK giải VĐQG PV Gas 2018, sau khi đã giúp việc rất tích cực cho HLV trưởng Bùi Huy Châm đưa đội nam TPHCM đăng quang vô địch năm 2015.
Hiện nay có thể nói HLV Trương Hữu Vinh là người đóng góp cho bóng chuyền TPHCM lâu nhất (Hơn 40 năm) còn làm việc. Anh cũng là tuyển thủ TPHCM vô địch Việt Nam 3 lần với 3 màu áo: Công nhân Hóa Chất (1988), Dệt Thành Công (1995) và Sanest Khánh Hòa (2008). Đặc biệt, anh giữ kỷ lục là cầu thủ già nhất lên ngôi vô địch năm 46 tuổi (Năm 2008 cùng Sanest Khánh Hòa). Ở vai trò HLV trưởng - HLV Trương Hữu Vinh cũng khá thành công khi giúp đội Công an TPHCM thăng hạng đội mạnh VĐQG năm 2012 và trẻ nam TPHCM vô địch giải Sanatech Bến Tre 2016.
Do đó, việc HLV Trương Hữu Vinh chia tay làng bóng chuyền TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung là một tiếc nuối vì anh cũng góp phần hướng dẫn cho nhiều cầu thủ chuyền hai của TPHCM tiến bộ.
Chúc anh và gia đình gặp nhiều may mắn và thành công trong chặng đường mới!
THANH NAM

Chủ công Lê Thành Hạc đến với đội bóng xứ dừa - Bến Tre
Sau khi chia tay Becamex Quân Đoàn 4, chủ công Lê Thành Hạc trở về với đội bóng quê nhà hạng A - Trà Vinh mà không thi đấu ở vòng 1 giải VĐQG PV Gas 2018 như các đồng đội khác: Nguyễn Hoàng Thương, Lâm Văn Sanh, Nguyễn Văn Sang...dù anh nhận được nhiều lời mời của các đội mạnh Việt Nam.
Tuy nhiên, cách đây 1 tháng, chủ công Lê Thành Hạc đã bất ngờ ký hợp đồng đến giúp đội bóng xứ dừa - Bến Tre đang gặp khó khăn ở VCK ngược giải VĐQG PV Gas 2018 sắp tới. Chủ công Lê Thành Hạc có lối đánh rất xông xáo và đặc biệt khả năng chuyền một rất tốt. Đó cũng là lí do mà HLV trưởng ĐTQG nam - Phùng Công Hưng luôn thích anh và chọn anh vào ĐTQG trong các giải quốc tế.
Ảnh: AVC
THANH NAM

Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: VTV Bình Điền Long An thắng CLB CMFC (Đài Loan -TQ)
Trong trận đấu cuối cùng ở Cúp các CLB nữ vô địch châu Á - SMM 2018 tại Kazakhstan, đại diện bóng chuyền nữ Việt Nam là VTV Bình Điền Long An đã có trận thắng thuyết phục trước CLB CMFC của Đài Loan - TQ với tỉ số 3-0 (25/19, 25/22, 25/16).
Như vậy, VTV Bình Điền Long An đã có 3 trận thắng và 2 trận thua với 3 đối thủ là Lanka Lions (SriLanka), Guradu (Indonesia) và CMFC (Đài Loan -TQ).
Ảnh: AVC
HOÀNG LIÊN
Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: VTV Bình Điền Long An thắng CLB CMFC (Đài Loan -TQ)

Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: VTV Bình Điền Long An gặp CMFC trận cuối cùng
Trong trận cuối của của CLB VTV Bình Điền Long An ở Cúp các CLB nữ vô địch châu Á - SMM 2018, họ sẽ gặp đối thủ Đài Loan - TQ vào lúc 10g ngày 18/7.
Đây là đối thủ không quá khó vì họ có Trần Thị Thanh Thúy đã quá rành về làng bóng chuyền nữ xứ Đài vì vừa thi đấu thuê cho CLB Attack Line trở về.
Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: VTV Bình Điền Long An gặp CMFC trận cuối cùng
Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: VTV Bình Điền Long An gặp CMFC trận cuối cùng
Ảnh: AVC
THANH NAM

Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: VTV Bình Điền Long An thua tiếp CLB Gadura (INA)
Trong trận tái đấu vào chiều nay (17/7) của 2 CLB VTV Bình Điền Long An và CLB Gadura (Indonesia) ở Cúp các CLB nữ vô địch châu Á - SMM 2018, đại diện bóng chuyền nữ Việt Nam vẫn không thắng...
Các học trò của HLV trưởng Nguyễn Quốc Vũ đã tiếp tục nhận trận thua thứ 2 trước đối thủ CLB Gadura 1-3 (19/25, 23/25, 25/15, 20/25)và cũng là hình ảnh của bóng chuyền nữ Indonesia đang đe dọa bóng chuyền nữ Việt Nam ở SEA Games sắp tới.
Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: VTV Bình Điền Long An thua tiếp CLB Gadura (INA)
Ảnh: AVC
THANH NAM

Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: Thêm một trận thắng cho VTV Bình Điền Long An
Sau khi thua 2 trận liên tiếp ở Cúp các CLB nữ vô địch châu Á - SMM 2018, trước đối thủ khá mạnh là Gadura (Indonesia) và AlTay VC (Kazakhstan).
Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: Thêm một trận thắng cho VTV Bình Điền Long An
Vào lúc 13g30 chiều ngày (16/7), VTV Bình Điền Long An sẽ tái đấu với đội bóng được đánh giá yếu hơn là Lanka của Sri Lanka nên sẽ có thêm một trận thắng ở giải đấu này.
Ảnh: AVC
THANH NAM
Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: Thêm một trận thắng cho VTV Bình Điền Long An
Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: Thêm một trận thắng cho VTV Bình Điền Long An

Cúp các CLB nữ vô địch châu Á 2018: VTV Bình Điền Long An thua Gadura (Indonesia)
Trong trận thi đấu thứ 2 của bảng C tại Cúp các CLB nữ vô địch châu Á - SMM 2018, đại diện bóng chuyền nữ Việt Nam - VTV Bình Điền Long An đã thất bại trước đại diện của bóng chuyền nữ Indonesia là CLB Gadura  với tỉ số 1-3.
Dù thắng trước ván đầu với tỉ số 25/15 nhưng thua cả 3 ván sau với tỉ số 25-18, 25-18, 25-23 thuộc về Gadura.
Như vậy, VTV Bình Điền Long An xếp nhì bảng C.
Ảnh: AVC
THANH NAM

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.