Công việc thực sự của một HLV không phải chỉ bắt đầu bằng việc tiến ra giữa sân vào lúc khai mạc trận đấu và kết thúc bằng những cuộc hội họp đội khi trận đấu kết thúc. BCSG giới thiệu bài chia sẽ về kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo trận đấu của HLV Daniel Castellani.
Giới thiệu sơ lược về HLV Castellani
Giới thiệu sơ lược về HLV Castellani
Ông sinh năm 1961, từng là tuyển thủ Argentina, thi đấu ở vị trí Opposite (đối chuyền) giành huy chương đồng Olympic 1988 tại Seoul (Hàn Quốc).
Sau khi giải nghệ, ông dẫn dắt nhiều CLB nổi tiếng Châu Âu như PGE Skra (Poland) hay Sir Safety Perugia (Italia)..cũng như tuyển quốc gia Poland và Finland. Đỉnh cao là chức vô địch Châu Âu 2009 với đội tuyển Poland tại Turkey.
Ông hiện đang dẫn dắt CLB nổi tiếng tại Brazil là Funvic Taubate, nơi qui tụ các VĐV đẳng cấp thế giới của các đội tuyển quốc gia như: Sole ( Argentina), Ivovic( Serbia) hay các tuyển thủ Brazil từng giành huy chương Vàng Olympic 2016 tại Rio như: Wallace De Souza, Lucarelli…
Ông chia sẻ, giải thích ý nghĩa và cách thức truyền đạt khi hội ý kỹ thuật giữa các ván đấu và khi kết thúc ván đấu bằng những điểm sau đây:
1.Sắp xếp hội ý kỹ thuật như thế nào?
2.Khi nào nên hội ý kỹ thuật?
3.Phân tích nhanh diễn biến trận đấu.
4.Truyền đạt ý tưởng một cách sâu rộng.
5.Phải nói cái gì và nên nói những điều gì?
1.Thực hiện hội ý kỹ thuật như thế nào
Điều đầu tiên là chúng ta phải xác định được nhiệm vụ của từng VĐV trong thời gian hội ý kỹ thuật
Tất cả các VĐV rời sân đấu đều phải tham gia. Khi trận đấu tạm dừng, các VĐV dự bị phải dành chổ cho các VĐV chính đang tiến về khu vực hội ý.
Tất cả các VĐV đều phải đứng, không ai ngồi. Ý kiến được đưa ra phải bao quát toàn đội. Trong suốt quá trình tương tác, tôi sẽ đưa ra ý kiến về tình hình hiện tại trên sân, các diễn biến về tâm lý của các VĐV và điều đó giúp tôi và các VĐV có cái nhìn bao quát về ai đang tập trung hay mất tập trung trong trận đấu.
Khi 1 ván đấu kết thúc và đổi sân, các VĐV dự bị đang thực hiện các thao tác với bóng giúp cơ thể luôn sẵn sàng xung trận, các VĐV chính thì đang ngồi trên ghế tranh thủ nghỉ ngơi, cả về thể chất lẫn tinh thần.Tại thời điểm đó, tôi sẽ có những trao đổi nhanh với các trợ lý của mình về những số liệu (scout,data) đã diễn ra ở ván đấu trước và các VĐV cần phải làm gì cho những diễn biến sẽ diễn ra, sau đó tôi sẽ tập hợp các VĐV lại và đưa ra ý kiến của mình.
Các bạn sẽ thắc mắc là tại sao lại phải cần chi tiết như vậy?
Tất cả mọi VĐV đều phải lắng nghe, nhất là khi mà chúng ta đang nói về những diễn biến chiến thuật diễn ra trên sân. Mục tiêu chính của hội ý kỹ thuật là chúng ta phải tìm ra những giải pháp cho những tình huống hay thời điểm khó khăn đang diễn ra trên sân đấu. Với những phân tích trước trận đấu cũng như những gì vừa diễn ra trước đó trên sân, chúng ta nên hướng trận đấu theo cách nào và chúng ta cần duy trì những điều gì trên sân. Do đó tất cả các VĐV đều phải tham gia hội ý kỹ thuật để họ biết được rằng chúng ta cần phải làm gì và cần có những thay đổi gì trong suốt trận đấu. Tuy nhiên đôi khi các VĐV cũng sao nhãng và không nghe các ý kiến mà tôi đã truyền đạt trong thời gian hội ý.
Để tôi cho 1 ví dụ: Khi còn làm việc cho clb PGE Skra Belchatow của Poland, một VĐV tiến vào sân sau thời gian hội ý kỹ thuật, anh ta nhìn ra sân và hỏi tôi rằng” nếu chúng ta bắt chuyền 1 tốt, chúng ta nên thực hiện phương án 1 chứ?”…Tôi thất vọng vì anh ta đã không lắng nghe bất cứ điều gì khi chúng tôi hội ý.
2.Thời điểm nào tốt nhất để bấm nút hội ý kỹ thuật
Một điều căn bản nhất có lẽ bất cứ HLV nào cũng biết là có 3 cách dừng trận đấu để hội ý:
Để bảo vệ những lợi thế.Ví dụ như khi chúng ta đang hơn đối phương 3-4 điểm, chẳng hạn khi tỉ số đang là 18-14, đối phương giành 1-2 điểm và tiến gần tới điểm số chẳng hạn như 18-16. Tôi sẽ bấm nút hội ý với mục đích không làm mất đi lợi thế mà chúng tôi đang có.
Mặt khác, khi chúng tôi đang bị dồn ép, tôi sẽ cố gắng nhắc nhở để giúp đội bóng không mất phương hướng trước đối phương. Nếu đối phương tiếp tục chơi tốt và giành điểm, tôi xin dừng để hội ý. Điểm số 16 rất quan trọng,tôi tìm mọi cách để đối phương chỉ hơn 2 điểm sau điểm 16 và nhiều nhất là 4 điểm trước điểm 16
Trong ván quyết định, bạn phải tỉnh táo để bấm nút hội ý ở những thời điểm có tính chất quyết định
Riêng với cá nhân tôi thì tôi luôn đặt nặng việc bám sát đối thủ khi họ đang lợi thế ở khoảng cách 2-3 điểm. Đối với bóng chuyền đỉnh cao nam, thì việc đối phương có lợi thế 7-8 điểm là một rào cản rất khó để vượt qua.
3. Phân tích nhanh khi dừng trận đấu để hội ý
Bạn phải quyết đoán để có thể can thiệp hiệu quả nhất ở những thời điểm quyết định, do đó bạn phải hiểu được bản chất của những gì đang diễn ra trên sân đấu. Nhiệm vụ chính của HLV là xác định và phát hiện ra được những khó khăn gì đang diễn trên sân đấu, của cả tập thể và từng cá nhân. (Các cầu thủ cần gì và thiếu gì. Có nhiều vấn đề cần phải để ý: kỹ thuật, kỹ chiến thuật hay tinh thần, tâm lý,có nhiều áp lực trên sân, có quá ít những tương tác reo hò, thiếu trách nhiệm, hay coi trách nhiệm đó là của VĐV khác, hay khi chúng ta đang thi đấu tốt, hãy giữ nhịp độ trận đấu, hãy giữ bình tĩnh, đừng nôn nóng). Những phân tích đó cần được truyền đạt một cách chặt chẽ và nhanh chóng và có một cái nhìn rõ ràng về mọi việc đang diễn ra.
Bản thân tôi thường nói chung chung về các đấu pháp tổng thể của cả đội bóng cũng như cá nhân, nhưng tuyệt đối tránh nói về các sai phạm cá nhân. Khi nói về những kỹ thuật cá nhân trên sân đấu, đó chỉ là những tương tác mang tính cá nhân(vị trí tay của bạn như thế nào khi bạn chắn bóng hay vị trí chân của bạn như thế nào khi bạn bắt chuyền 1). Cái mà tôi muối truyền tải tới VĐV của mình trên sân lúc đó là làm thế nào để thắng đối phương hay khi nào anh ta cần vươn tay qua lưới để thực hiện chắn bóng
Tôi thường nói với cả đội về chiến thuật trong từng trận đấu riêng biệt ( ví dụ: chìa khóa của trận đấu này là phải bắt bước 1 thật tốt khi số 3 và số 7 của đối phương phát bóng) hay tôi có thể nói riêng với 1VĐV (Ricardo, họ đang cố gắng đánh bại anh đấy, hãy tìm cách giải quyết điều đó hoặc chấp nhận thất bại). Hay tôi có thể đứng trước 1 VĐV của mình và nói những điều hơi khó nghe về những diễn biến bất lợi trên sân, nhưng không hề chỉ trích hay đổ lỗi cho VĐV đó,đơn giản tôi chỉ muốn cho anh ta biết điều gì đang diễn ra trên sân bằng những quan sát của mình
4. Xây dựng các ý tưởng một cách rõ ràng trước khi nhấn nút hội ý
Trong thời gian hội ý, chắc chắn bạn sẽ nghe những từ như “TẬP TRUNG, MẠNH MẼ HƠN NỮA, HÃY KẾT THÚC PHA BÓNG, ÁP LỰC ...” Những từ này phản ánh những gì đang xảy ra trên sân. Sự khác biệt là những từ ngữ rõ ràng này có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho VĐV hoặc những từ ngữ này lại hàm chứa một số lượng lớn các thông tin cung cấp cho VĐV các công cụ (tools) để đối phó với những tình huống khó khăn một cách tốt nhất có thể. Những từ như TẬP TRUNG, MẠNH MẼ HƠN NỮA, HÃY KẾT THÚC PHA BÓNG, ÁP LỰC ... đã trở thành những từ khóa tóm tắt những tình huống xảy ra trên sân lúc đó và giúp các VĐV vượt qua được những khó khăn đang gặp trên sân.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ - từ TẬP TRUNG nghĩa là chúng ta như là một ngọn lửa, chúng ta cần phải tập trung. Đôi khi, vì những lý do khác nhau, VĐV đánh mất tình trạng này và một số tình huống trên sân làm anh ta bất ngờ và không thể đưa ra những phản ứng hay có một giải pháp hợp lý nhất.
Để giải quyết điều này, tôi sử dụng một sơ đồ cổ điển với các cột thống kê bằng các xác suất hay tỉ lệ giúp các vđv có thể nhận thức bằng thị giác. Tôi gọi là "HERE and NOW"."Ngay tại thời điểm này và ngay bây giờ".
Sau thời gian hội ý, VĐV sẽ có các công cụ hiệu quả và nhanh chóng lấy lại trọng tâm. Ý tưởng chính là - chúng ta chỉ có thể hành động trong hiện tại. Nếu tôi có thể giúp cho VĐV trở về tình hình hiện tại, có nghĩa là tôi đã cung cấp cho VĐV đó các công cụ để trở về trung tâm của trận đấu cũng như cung cấp cho VĐV đó thêm năng lượng. Một khi các VĐV có được điều đó, họ có thể thực hiện những tình huống này (ví dụ: dựa vào các số liệu của scout, data trước đó, 6 lần liên tiếp bắt bước 1 tốt, chúng ta có đến 5/6 đợt tấn công và ghi điểm).
Phụ thuộc các tình huống đã được xác định trên sân, các VĐV và HLV nên thực hiện các tương tác này. Nếu đó là một thời điểm mất tập trung, các VĐV đã có các công cụ để đối phó với nó. Do đó từ TẬP TRUNG, được sử dụng trong thời gian hội ý không chỉ mang ý nghĩa là một hiệu lệnh.
5. Chúng ta cần phải làm gì, khi nào chúng ta nên nói và như thế nào?
Castellani chia sẻ rằng rằng ông phải liên tục trao dồi các kỹ năng và kỹ chiến thuật mới để tăng khả năng tương tác của mình với các VĐV nhằm đáp ứng xu thế không ngừng thay đổi của bóng chuyền thế giới. Dưới đây là những cách mà ông đã chọn:
Việc trao đổi thông tin dựa trên những mục tiêu, với những hướng dẫn rõ ràng về việc phải làm gì và thực hiện như thế nào. Tâm trí con người thường không ghi nhận từ "KHÔNG". Nếu tôi nói với bạn những gì bạn KHÔNG cần phải làm, tức là tôi đang truyền tải đến các bạn các hình ảnh đó một cách tiêu cực. "Đừng nhìn vào con ngựa trắng, đừng có lái chiếc xe đó" ... những cụm từ này nói lên những gì bạn không cần phải làm, nhưng lại không giải thích là bạn cần phải làm gì. Do đó tương tác giữa hlv và vđv luôn luôn cần có những ý tưởng để phát triển. Một vài tình huống bất lợi trên sân không giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu nhưng giải pháp để giải quyết vấn đề đó là nói về những khó khăn tương tự mà đội bóng đã gặp phải trong quá khứ.
Tôi muốn biết rõ ngôn ngữ cơ thể của mình để tôi có thể truyền tải một cách mạnh mẽ nhất năng lượng và sự tự tin tới các VĐV.
Mỗi đội bóng tôi dẫn dắt đều có bản sắc, có chất riêng của mình, và bản sắc đó tạo ra CHÚNG TÔI LÀ GÌ? Chúng tôi tạo ra cá tính riêng của đội bóng ngay cả trong luyện tập: chúng tôi muốn chơi một thứ bóng chuyền tốt nhất, chúng tôi thích thử thách, chúng tôi là những vđv luôn cố gắng hết sức khi gặp khó khăn, chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện mỗi ngày…
Yêu cầu của mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là tận dụng tối đa khả năng của từng VĐV và cả tập thể để có thể đạt đến giới hạn của đội bóng, trong suốt trận đấu và ngay cả trong tập luyện. Sự thật là chúng ta luôn trong một quá trình hoàn thiện và chúng ta biết chắc rằng mọi quá trình đều cần tới thời gian. Nhiều lần các vđv không nhận ra được là anh ta có thể làm tốt hơn nếu không có ai đó để giúp anh ta vượt qua giới hạn của chính mình. Và điều này, trong trường hợp của chúng tôi, đó chính là vai trò của huấn luyện viên.
Thay vận động viên. Tôi luôn nghĩ về đội bóng và tôi cố gắng dành thời gian để giúp đội bóng hoàn thiện và vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sự ăn ý của tập thể hay phụ thuộc vào các lỗi mà VĐV đã gây ra, cho dù đó là do sự mất tập trung hay đó là các sai phạm cá nhân. Trong từng trận đấu,tùy thuộc vào các tình huống trên sân, tôi luôn cân nhắc đến quyết định thay VĐV đó ra hoặc cho anh ta thêm một cơ hội, nhưng tôi luôn giữ ý tưởng là không được phép cho đối phương tạo ra sự khác biệt hơn 4-5 điểm trên sân.
PHÚ QUỐC (Từ Mỹ)
Đăng nhận xét