Đó là ý kiến của Người Quan Sát sau một thời gian khá dài ông ít có dịp trò chuyện cùng BCSG.
Thưa ông, gần đây ông có theo dõi thông tin về việc tập trung đội tuyển Bóng chuyền nữ U18 Trẻ quốc gia 2017?
NQS: Tôi vẫn xem BCSG mỗi khi rãnh rổi và do vậy, tôi có biết chuyện này. Tuy nhiên theo tôi, cách đặt vấn đề của BCSG dễ đưa độc giả cảm nhận đây là chuyện quá lớn lao cần được mổ xẻ của các nhà quản lý (cười). Thật ra, có lẽ các giới chức có trách nhiệm do bận quá nhiều việc nên trục trặc xảy ra là không tránh khỏi. Chuyện này nên nhắc nhở nhau một cách nhẹ nhàng và chỉ cần rút kinh nghiệm là đủ, anh à.
Không, BCSG chỉ nêu thắc mắc là tại sao trong khi LĐBCVN chuyển phiếu lấy ý kiến của HLV các đội bóng dự vòng I giải VĐQG PV Gas 2017 (từ 25/3 đến 01/4, tại Nam Định và Thái Bình) thì một bộ phận khác của tổ chức này lại tham mưu trình lãnh đạo Tổng cục TDTT ký Quyết định số 396/QĐ-TCTTTT ngày 29/3/2017 về việc tập huấn đội tuyển trẻ quốc gia nữ môn Bóng chuyền trong nhà năm 2017?
NQS: Như tôi đã nêu, có lẽ do bận nhiều việc nên Tổng cục TDTT thiếu sự kiểm tra. Tuy nhiên theo tôi, nếu bộ phận này trình ký sớm khi chưa đủ cơ sở đã sai, thì bộ phận khác chuyển phiếu lấy ý kiến từ các đội dự giải VĐQG cũng chưa hẳn đúng. Đành rằng phương pháp của bộ phận thứ 2 tỏ ra dân chủ và không làm bỏ sót tài năng, từ đó LĐBCVN có nhiều quân trong tay, có thể 20 đến 25 em chẳng hạn và giúp chuyên gia người Nhật Bản có nhiều sự lựa chọn số tốt nhất trong ấy, nhưng theo dự thảo Quy định về việc triệu tập HLV, VĐV tập huấn đội tuyển (tuyển quốc gia, tuyển trẻ quốc gia) do LĐBCVN trình bày tại Hội thảo nâng cao hiệu quả đào tạo, huấn luyện và thi đấu bóng chuyền, tổ chức vào ngày 25/11/2016 tại Hà Nội, thì cách làm này tỏ ra xa lạ và không được nêu trong bản Quy định.
Xin ông cho biết cụ thể?
Xin ông cho biết cụ thể?
NQS: Tôi không biết từ sau những kết luận tại Hội thảo cho đến nay có gì thay đổi hay không nhưng theo quy định, về trình tự, thủ tục thành lập đội tuyển ở điều 3, thì trước tiên phải chọn HLV trưởng: Ban Huấn luyện, Đào tạo và Nghiên cứu khoa học (Ban HL-ĐT) trình Ban Thưởng vụ (Liên đoàn – NV) sau thỏa thuận với HLV dự kiến được chọn. Kế tiếp, chọn ban huấn luyện và VĐV: HLV trưởng đề xuất với Ban HL - ĐT danh sách Ban Huấn luyện và VĐV sau khi làm việc với từng thành viên và đơn vị chủ quản của các thành viên trong đội tuyển. Sau đó, Ban HL – ĐT trình Ban Thường vụ xét duyệt danh sách đội tuyển, Tổng Thư ký phối hợp với Bộ môn Bóng chuyền Tổng cục TDTT danh sách dự kiến để Bộ môn thực hiện các thủ tục cần thiết trình lãnh đạo Tổng cục TDTT ra quyết định tập huấn đội tuyển. Thế đấy, có cả một quy trình hẳn hoi nhưng không hiểu sao vẫn những con người, những ban bệ ấy lại thực hiện khác đi, thậm chí bộ phận thứ 1 còn không trao đổi, tham khảo ý kiến với VĐV, HLV và đơn vị chủ quản của em ấy, như với 2 VĐV của đội Năng khiếu VTV Bình Điền Long An chẳng hạn. Từ trường hợp này, tôi nghĩ sẽ có nhiều đội khác cũng lâm vào tình cảnh tương tự.
Rõ ràng, lỗi chính thuộc về các bộ phận, cá nhân ở phía dưới, ông thấy có đúng không?
NQS: Tôi không đặt trách nhiệm thuộc về ai vì như đã nêu ở phần đầu, vấn đề chỉ nên rút kinh nghiệm để khâu vận hành sau này được tốt hơn. Có điều, tôi vẫn băn khoăn một số việc quanh vấn đề này. Ở đây - Quyết định số 396, không định danh HLV trưởng. Có lẽ nhiệm vụ này sẽ giao cho chuyên gia người Nhật. Thế nhưng tại sao là có chuyện “cầm đèn chạy trước ô tô”: ai đứng đàng sau chuyện xây dựng danh sách HLV, VĐV và vội vội vàng vàng trình lãnh đạo ký? Bởi đối với lứa tuổi U18 nữ, VN chưa có giải trong nước, vậy cơ sở nào để ai đó đề xuất đến 18 VĐV nữ tham gia đội tuyển hoặc giả có hay không một thế lực nào đó đang đứng phía sau khuynh đảo, tự cho mình có khả năng chi phối trong việc gọi em A, em B tham gia đội tuyển để đánh bóng vai trò cá nhân hay một tổ chức?
Cứ điều tra xem, nếu không có gì thì tốt nhưng chẳng may điều đó là sự thật thì rất nguy hiểm và tôi đề nghị các giới chức có trách nhiệm cần hết sức cảnh giác.
Còn điều gì khác, thưa ông?
NQS: Tôi cho rằng đối với việc tập trung các đội tuyển, LĐBCVN cần phải có sự tính toán để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên. Theo tôi biết, giải Bóng chuyền Vô địch U18 nữ châu Á lần thứ 11 năm 2017 đã được tổ chức từ ngày 05 đến ngày 13/3 tại TP Trùng Khánh, Trung Quốc. Thế thì VN không tham dự giải đấu quốc tế nào dành cho lứa tuổi này từ nay đến cuối năm 2017. Việc tập trung đội tuyển U18 quốc gia trong năm nay để chuẩn bị cho giải U19 nữ châu Á sang năm là việc làm thể hiện tính trách nhiệm cao của Tổng cục TDTT, của LĐBCVN. Rõ ràng để chuẩn bị dài hơi, Tổng cục TDTT chủ trương mời chuyên gia người Nhật sang tập cho đội U18 từ nay đến cuối năm 2017, thế nhưng những người tham mưu cho lãnh đạo ký quyết định triệu tập ngay từ đầu tháng 4/2017 liệu đã có sự tính toán đầy đủ? Nên nhớ, các VĐV lứa tuổi 18 trở lại hiện là học sinh phổ thông và đang gần kỳ thi học kỳ 2 hoặc thi tốt ngiệp Trung học phổ thông. Việc tập trung vào thời điểm này chắc chắn sẽ bị các địa phương, các CLB chủ quản từ chối, bằng cách này hay cách khác.
Ông có thông tin gì về vấn đề này?
NQS: Tuần rồi, nhân chuyến công tác tại một địa phương ở ĐBSCL, tôi được nghe lãnh đạo dơn vị có VĐV được gọi tập trung đợt này, tâm sự thật lòng: “Chúng tôi luôn ủng hộ lệnh gọi tập trung. Thế nhưng cái khó là các cháu chuẩn bị thi học kỳ 2, không thể bỏ. Chuyển hồ sơ, học bạ các cháu ra các trường ngoài Bắc thi chắc chắn sẽ không nơi nào dám nhận vào cái giờ G này. Còn như cứ cho ra tập trung để rồi hơn 1 tháng sau quay về thi, chúng tôi không tiếc tiền mua vé máy bay và kết quả các em vẫn thi đủ điểm đạt dù….chẳng học ngày nào nhưng điều đó rất rủi ro: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh nghỉ 45 ngày sẽ không được thi”. Thế nên, tôi nghĩ muốn có sự hợp tác tốt, các phía cần có đủ sự tỉnh táo và tính toán các phương án sao cho không bên nào bị thiệt. Có điều, chuyên gia người Nhật đã sang VN. Không thể để lãng phí thời gian của ông ấy và của cả chúng ta.
Rõ ràng, lỗi chính thuộc về các bộ phận, cá nhân ở phía dưới, ông thấy có đúng không?
NQS: Tôi không đặt trách nhiệm thuộc về ai vì như đã nêu ở phần đầu, vấn đề chỉ nên rút kinh nghiệm để khâu vận hành sau này được tốt hơn. Có điều, tôi vẫn băn khoăn một số việc quanh vấn đề này. Ở đây - Quyết định số 396, không định danh HLV trưởng. Có lẽ nhiệm vụ này sẽ giao cho chuyên gia người Nhật. Thế nhưng tại sao là có chuyện “cầm đèn chạy trước ô tô”: ai đứng đàng sau chuyện xây dựng danh sách HLV, VĐV và vội vội vàng vàng trình lãnh đạo ký? Bởi đối với lứa tuổi U18 nữ, VN chưa có giải trong nước, vậy cơ sở nào để ai đó đề xuất đến 18 VĐV nữ tham gia đội tuyển hoặc giả có hay không một thế lực nào đó đang đứng phía sau khuynh đảo, tự cho mình có khả năng chi phối trong việc gọi em A, em B tham gia đội tuyển để đánh bóng vai trò cá nhân hay một tổ chức?
Cứ điều tra xem, nếu không có gì thì tốt nhưng chẳng may điều đó là sự thật thì rất nguy hiểm và tôi đề nghị các giới chức có trách nhiệm cần hết sức cảnh giác.
Còn điều gì khác, thưa ông?
NQS: Tôi cho rằng đối với việc tập trung các đội tuyển, LĐBCVN cần phải có sự tính toán để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên. Theo tôi biết, giải Bóng chuyền Vô địch U18 nữ châu Á lần thứ 11 năm 2017 đã được tổ chức từ ngày 05 đến ngày 13/3 tại TP Trùng Khánh, Trung Quốc. Thế thì VN không tham dự giải đấu quốc tế nào dành cho lứa tuổi này từ nay đến cuối năm 2017. Việc tập trung đội tuyển U18 quốc gia trong năm nay để chuẩn bị cho giải U19 nữ châu Á sang năm là việc làm thể hiện tính trách nhiệm cao của Tổng cục TDTT, của LĐBCVN. Rõ ràng để chuẩn bị dài hơi, Tổng cục TDTT chủ trương mời chuyên gia người Nhật sang tập cho đội U18 từ nay đến cuối năm 2017, thế nhưng những người tham mưu cho lãnh đạo ký quyết định triệu tập ngay từ đầu tháng 4/2017 liệu đã có sự tính toán đầy đủ? Nên nhớ, các VĐV lứa tuổi 18 trở lại hiện là học sinh phổ thông và đang gần kỳ thi học kỳ 2 hoặc thi tốt ngiệp Trung học phổ thông. Việc tập trung vào thời điểm này chắc chắn sẽ bị các địa phương, các CLB chủ quản từ chối, bằng cách này hay cách khác.
Ông có thông tin gì về vấn đề này?
NQS: Tuần rồi, nhân chuyến công tác tại một địa phương ở ĐBSCL, tôi được nghe lãnh đạo dơn vị có VĐV được gọi tập trung đợt này, tâm sự thật lòng: “Chúng tôi luôn ủng hộ lệnh gọi tập trung. Thế nhưng cái khó là các cháu chuẩn bị thi học kỳ 2, không thể bỏ. Chuyển hồ sơ, học bạ các cháu ra các trường ngoài Bắc thi chắc chắn sẽ không nơi nào dám nhận vào cái giờ G này. Còn như cứ cho ra tập trung để rồi hơn 1 tháng sau quay về thi, chúng tôi không tiếc tiền mua vé máy bay và kết quả các em vẫn thi đủ điểm đạt dù….chẳng học ngày nào nhưng điều đó rất rủi ro: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh nghỉ 45 ngày sẽ không được thi”. Thế nên, tôi nghĩ muốn có sự hợp tác tốt, các phía cần có đủ sự tỉnh táo và tính toán các phương án sao cho không bên nào bị thiệt. Có điều, chuyên gia người Nhật đã sang VN. Không thể để lãng phí thời gian của ông ấy và của cả chúng ta.
Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
HÒNG ÁNH thực hiện
HÒNG ÁNH thực hiện
Đăng nhận xét