Không còn chổ trống trên khán đài, BTC phải bán vé với ghế không...số
Trong 11 lần tổ chức Cúp Hùng Vương – thực chất là “cái đuôi” của Vòng I giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia, nhằm mục đích tăng thêm sự phong phú cho các loại hình văn hóa – nghệ thuật – thể thao phục vụ nhân dân dịp Giổ Tổ Hùng Vương tại Phú Thọ, Điều này là tốt nhưng phải chi BTC và LĐBCVN biết vì mục đích chung là phục vụ khán giả cả nước...?
Gần đây trong những người làm chuyên môn mới ngộ ra một số điều bất cập từ công tác tổ chức sự kiện Bóng chuyền đầy hấp dẫn này.
Việc Liên đoàn Bóng chuyền VN và Ban Tổ chức giải đưa thêm nội dung thi đấu Cúp Hùng Vương dành cho các đội nam, nữ xếp nhất, nhì hai bảng A, B sau vòng I chính là tạo thêm cơ hội để phân định thức hạng chung cuộc ở đầu mùa giải, và qua đó giúp các đội đỉnh cao của Bóng chuyền Việt Nam thi đấu nhiều hơn v.v. là điều rất cần thiết và bổ ích.
Tuy nhiên, điều mà các nhà hoạch định đã thiếu tiên liệu lại đến từ sức hút quá lớn của giải đấu, không chỉ từ khán giả tại chổ của các địa phương vùng Tây Bắc hay Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang v.v mà đó còn là sự quan tâm đặc biệt của khán giả truyền hình cả nước vốn hâm mộ môn thể thao này.
Điều dễ thấy nhất là qua tất cả các lần tổ chức, dù được Liên đoàn Bóng chuyền VN ghi vào điều lệ giải và từ đó các đội luôn nhắm mắt ủng hộ nhưng nhiều người đặt câu hỏi: nếu không tham dự thì chẳng biết đội nào đó sẽ bị “chế tài” – trừ, phạt điểm như thế nào...?
Rõ ràng, trong việc chuẩn bị tham dự vòng 1 giải VĐQG hàng năm, các đội thuộc nhóm giữa (hạng 5 – 8) và nhóm đội chiếu dưới (9 – 12) ở mùa giải trước chẳng đội nào dự toán thêm kinh phí để tham dự Cúp tại Phú Thọ. Thực tế đã từng có không ít đội thuộc diện “nhà nghèo” nhưng lại sở hữu một số ngôi sao mới nổi lên, tựa như nam XSKT Vĩnh Long ở mùa 2014 - 2015 đã than thở, rằng ở lại thêm hơn chục ngày để dự Cúp, nếu chẳng may thành tích thấp, họ cầm chắc phải chịu cảnh….lỗ vốn!
Rõ ràng, đó là băn khoăn chính đáng của một số đội bóng. Và từ đó họ đặt lại vấn đề với các nhà hoạch định chiến lược, rằng khi làm việc với Ban Tổ chức Cúp Hùng Vương, tại sao Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam không đặt thẳng vấn đề trong hợp đồng: BTC giải phải hỗ trợ mỗi đội một khoản kinh phí nhất định, ít nhất ngang bằng chi phí tối thiểu mỗi đội phải bỏ ra do khoản phát sinh khi tham dự giải đấu (về ăn, ở, đi lại, sinh hoạt phí cho HLV, VĐV)?
Bởi thực tế cũng cho thấy, số tiền thu từ bán vé (trên khán đài và kê thêm hàng ngàn ghế nhựa ở quanh sàn đấu phía dưới ở hai đêm chung kết nam, nữ để bán vé khôg số - NV) mà các nhà tổ chức thu được là khoản khủng mà nghe đâu, mỗi giải họ lãi không dưới một tỷ đồng sau khi trừ tất cả các khoản chi phí...(Cụ thể: Giá vé từ 60.000-80.000 đồng cho sức chứa 2.500 ghế có số và hơn 500 ghế không số/ 1 đêm. Như vậy, BTC thu về khoảng 240 triệu đồng x 4 ngày = khoảng 1 tỷ đồng)
Và một vấn đề khác gây bức xúc được đặt ra, liên tiếp ba, bốn giải Cúp gần đây, trước đòi hỏi chính đáng của khán giả cả nước về việc được xem trực tiếp truyền hình 8 trận đấu của giải, các vị trong BTC Nhà Thi đấu tỉnh Phú Thọ đã lý giải rằng do chi phí của Đài Truyền hình Việt Nam đặt ra quá cao – khoảng vài ba trăm triệu gì đó, nên họ không có khả năng cân đối (!?).
Rõ ràng, đây là câu trả lời không thỏa đáng bởi nguồn thu của họ thừa sức trang trải cho việc hợp đồng truyền hình trực tiếp của các nhà đài phục vụ khán giả cả nước.
Chỉ có điều, họ muốn tận thu và không hề có ý định san sẻ. Thế nên, từ những thực trạng nổi cộm này, đã đến lúc Liên đoàn Bóng chuyền VN cần thẳng thắn trao đổi với BTC Cúp Hùng Vương trách nhiệm của họ về quyền lợi đối với sự cống hiến của các đội bóng, về đòi hỏi chính đáng của khán giả hâm mộ cả nước.
Bởi trên hết, họ nên đặt nhiệm vụ chính trị song hành với chuyên môn, trong đó, hòa vốn hoặc thu được chút ít lợi nhuận cũng là xem như đã thành công.
Điều dễ thấy nhất là qua tất cả các lần tổ chức, dù được Liên đoàn Bóng chuyền VN ghi vào điều lệ giải và từ đó các đội luôn nhắm mắt ủng hộ nhưng nhiều người đặt câu hỏi: nếu không tham dự thì chẳng biết đội nào đó sẽ bị “chế tài” – trừ, phạt điểm như thế nào...?
Rõ ràng, trong việc chuẩn bị tham dự vòng 1 giải VĐQG hàng năm, các đội thuộc nhóm giữa (hạng 5 – 8) và nhóm đội chiếu dưới (9 – 12) ở mùa giải trước chẳng đội nào dự toán thêm kinh phí để tham dự Cúp tại Phú Thọ. Thực tế đã từng có không ít đội thuộc diện “nhà nghèo” nhưng lại sở hữu một số ngôi sao mới nổi lên, tựa như nam XSKT Vĩnh Long ở mùa 2014 - 2015 đã than thở, rằng ở lại thêm hơn chục ngày để dự Cúp, nếu chẳng may thành tích thấp, họ cầm chắc phải chịu cảnh….lỗ vốn!
Rõ ràng, đó là băn khoăn chính đáng của một số đội bóng. Và từ đó họ đặt lại vấn đề với các nhà hoạch định chiến lược, rằng khi làm việc với Ban Tổ chức Cúp Hùng Vương, tại sao Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam không đặt thẳng vấn đề trong hợp đồng: BTC giải phải hỗ trợ mỗi đội một khoản kinh phí nhất định, ít nhất ngang bằng chi phí tối thiểu mỗi đội phải bỏ ra do khoản phát sinh khi tham dự giải đấu (về ăn, ở, đi lại, sinh hoạt phí cho HLV, VĐV)?
Bởi thực tế cũng cho thấy, số tiền thu từ bán vé (trên khán đài và kê thêm hàng ngàn ghế nhựa ở quanh sàn đấu phía dưới ở hai đêm chung kết nam, nữ để bán vé khôg số - NV) mà các nhà tổ chức thu được là khoản khủng mà nghe đâu, mỗi giải họ lãi không dưới một tỷ đồng sau khi trừ tất cả các khoản chi phí...(Cụ thể: Giá vé từ 60.000-80.000 đồng cho sức chứa 2.500 ghế có số và hơn 500 ghế không số/ 1 đêm. Như vậy, BTC thu về khoảng 240 triệu đồng x 4 ngày = khoảng 1 tỷ đồng)
Và một vấn đề khác gây bức xúc được đặt ra, liên tiếp ba, bốn giải Cúp gần đây, trước đòi hỏi chính đáng của khán giả cả nước về việc được xem trực tiếp truyền hình 8 trận đấu của giải, các vị trong BTC Nhà Thi đấu tỉnh Phú Thọ đã lý giải rằng do chi phí của Đài Truyền hình Việt Nam đặt ra quá cao – khoảng vài ba trăm triệu gì đó, nên họ không có khả năng cân đối (!?).
Rõ ràng, đây là câu trả lời không thỏa đáng bởi nguồn thu của họ thừa sức trang trải cho việc hợp đồng truyền hình trực tiếp của các nhà đài phục vụ khán giả cả nước.
Chỉ có điều, họ muốn tận thu và không hề có ý định san sẻ. Thế nên, từ những thực trạng nổi cộm này, đã đến lúc Liên đoàn Bóng chuyền VN cần thẳng thắn trao đổi với BTC Cúp Hùng Vương trách nhiệm của họ về quyền lợi đối với sự cống hiến của các đội bóng, về đòi hỏi chính đáng của khán giả hâm mộ cả nước.
Bởi trên hết, họ nên đặt nhiệm vụ chính trị song hành với chuyên môn, trong đó, hòa vốn hoặc thu được chút ít lợi nhuận cũng là xem như đã thành công.
Ảnh: THIÊN HOÀNG
HỒNG ÁNH
Ý kiến của khán giả khắp nơi
Hoat Vu:Vì mấy ngàn người mà làm ảnh hưởng đến bao nhiêu triệu người hâm mộ... chán cho tầm nhìn ngõ hẻm...
Hoàng Dũng: BTC không chỉ làm khó khán giả yêu bóng chuyền cả nước mà còn làm khổ chính người đam mê bóng chuyền ở địa phương vì phe vé đầu cơ hết. Nghe nói 1 vé được rao bán 400 ngàn đến 600 ngàn đồng.
H.A
Ý kiến của khán giả khắp nơi
Hoat Vu:Vì mấy ngàn người mà làm ảnh hưởng đến bao nhiêu triệu người hâm mộ... chán cho tầm nhìn ngõ hẻm...
Hoàng Dũng: BTC không chỉ làm khó khán giả yêu bóng chuyền cả nước mà còn làm khổ chính người đam mê bóng chuyền ở địa phương vì phe vé đầu cơ hết. Nghe nói 1 vé được rao bán 400 ngàn đến 600 ngàn đồng.
H.A
Đăng nhận xét