Trong thể thao đỉnh cao, bất kỳ cá nhân hay đội bóng của môn gì cũng cần có một nhân viên chăm sóc sức khỏe - chấn thương. Thậm chí, ở thời đại "Công nghệ" thì việc các cá nhân hay đội bóng cần phải có chuyên gia thể lực và dinh dưỡng để tư vấn, cung cấp các suất ăn thích hợp trong từng thời điểm để phát triển theo từng bài tập của HLV trưởng. Bài học rõ nét nhất với thể thao Việt Nam là trường hợp của "Kình ngư" Ánh Viên ở môn bơi mà HLV trưởng Trần Anh Tuấn đã "bật mí" về chế độ dinh dưỡng khoa học và khắt khe của chuyên gia khi Ánh Viên tập huấn ở Mỹ. Đó là không phải muốn ăn gì thì ăn, thậm chí ăn thịt bò cũng phải ăn như thế nào để phát triển nhóm cơ nào cho cơ thể theo từng giai đoạn giáo án của chuyên gia...
Trở lại với bóng chuyền Việt Nam là một môn chơi đòi hỏi thể lực cao vi những động tác phức tạp: bật nhảy, chạy, đánh bóng...nên sau mỗi trận đấu mất sức và mệt mỏi cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để hồi phục, hay kịp thời chữa trị chấn thương ban đâu để tránh bị kéo dài trở nên nghiêm trọng...nhưng hiện nay trong tất cả các đội bóng chuyên nam và nữ, thậm chí các ĐTQG cũng không có chuyên gia y tế được các đội thuê theo, ngoại trừ....CLB nữ Thông tin Liên Việt Post Bank.
Bởi đã lâu, họ đã có một y sĩ nữ theo suốt để hổ trợ sức khỏe như: cung cấp nước uống dinh dưỡng, vật lý trị liệu cho các cầu thủ nữ sau mỗi tối và chữa trị những bệnh cơ bản: sốt, cảm, bong gân... Thậm chí, khi công việc bị "ế" vì sức khỏe các cầu thủ "lính" tốt thì cô y sĩ này còn tranh thủ tập thể lực bằng việc chạy đi nhặt bóng trong các buổi tập của đội bóng.
Đó là Trung Úy - Y sĩ Lê Thị Kim Nhung (Sinh năm 1990) với thể hình nhỏ bé và dễ thương của CLB nữ Thông tin LVPB. Y sĩ - Trung Úy Kim Nhung chia sẻ: "Đây là công việc yêu thích vi được cùng đội bóng đi khắp nơi, vui buồn cùng thành công và thất bại của đội. Quan trọng la góp phần nhỏ vào việc tạo nên thương hiệu cho bóng chuyền của Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc. HOÀNG GIANG
Đăng nhận xét