Từng xuất thân từ cầu thủ ở đội bóng chuyền có truyền thống vẻ vang Quân Đoàn 4, NCS Hoàng Hào dù bận rộn với đề tài nghiên cứu ở Học Viện TDTT Thượng Hải - Trung Quốc nhưng anh vẫn quan tâm đến giải VĐQG PV Gas 2017 đang diễn ra trên BCSG. Tâm huyết với bóng chuyền Việt Nam, NCS Hoàng Hào đã tâm huyết khi tìm hiểu tài liệu ở các nguồn uy tín để viết bài gửi về cho BCSG nhằm đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của bóng chuyền Việt Nam hiện đại hơn.
Xu hướng Bóng chuyền Nam thế giới ngày càng nhanh, càng cao, nên đồi hỏi các VĐV trong thi đấu ngoài sự phán đoán đúng thời điểm ra còn cần đến sự phối hợp ăn ý của VĐV chắn bóng hàng trên và VĐV phòng thủ hàng dưới. Vậy sự phối hợp và cách phòng thủ hiện nay mà rất nhiều CLB Việt Nam ứng dụng có thật sự phù hợp với xu hướng của bóng chuyền hiện đại chưa?
Theo thống kê sơ bộ tại Giải Siêu Cấp bóng chuyền Nam CLB Châu Âu của Trường American College of Sports (ACS) thì tỉ lệ các VĐV phòng thủ thành công bằng thân thể ngoài tay ra trong thi đấu là 50-60%, và tỉ lệ phản công sau khi phòng thủ thành công đạt đến hơn 60% các lần phản công. Số lần đánh bóng của Phụ Công tại vị trí số 3 về vị trí phòng thủ số 1 và số 5 lên sân đối phương lần lượt chiếm 33% và 42%, còn tỉ lệ bóng về vị trí số 6 cua đối phương là 6%, số lần bóng xử lý chiếm 19%. Từ thống kê của vị trí phụ công khi tấn công có thể cho thấy số lần đánh bóng trên tay chắn hoặc chạm tay chắn để về phụ trí vạch 9m của số 6 là rất ít, trong khi đấy số lần xử lý bóng cho qua, cũng như các pha bóng “bỏ nhỏ” sau đầu của VĐV chắn bóng về vạch 3m chiếm tỉ lệ gần 20%. Chính vì thế VĐV phòng thủ tại vị trí số 6 cần phải linh hoạt di chuyển lên xuống và qua trái phải trong các lần phòng thủ bóng nhanh và bóng biên của đối phương tại vị trí số 2 và 4. Thống kê của ACS đã làm rất nhiều đội bóng chuyền thế giới thay đổi cách nhìn về sơ đồ phòng thủ hàng sau đối với các pha bóng nhanh vị trí số 3 và cách phòng thủ của VĐV. Các vị trị phòng thủ hàng sau đứng thành hàng ngang tại vị trí vạch 4-5m, riêng vị trí phòng thủ số 6 hơn lui về vị trí gần vạch 6m, đồng thời VĐV sẵn sàn dùng thân người để tiếp nhận bóng, nhất là vị trí cơ bắp tay và phần ngực (Hình 1).
Hình 1 Sơ đồ miêu tả vị trí phòng thủ hàng sau các đường bóng nhanh của phụ công theo xu hướng hiện đại
Hình 1 Sơ đồ miêu tả vị trí phòng thủ hàng sau các đường bóng nhanh của phụ công theo xu hướng hiện đại
Cũng chính vì đặc điểm bóng chuyền Nam có tốc độ bóng nhanh và xu hướng dùng thân người để đở bóng khi phòng thủ ngày càng phổ biến nên hầu như các vị trí phòng thủ hàng sau đều cố gắng dâng cao đội hình, khoản cách giữa các VĐV luôn giữ được cự ly hợp lý với nhau. Trong khi đấy sơ đồ phòng thủ hàng sau của Bóng Chuyền Nam Việt Nam và một số đội bóng Nữ (Hình 2 bên dưới) sử dụng gần như bị lạc hậu so với xu hướng phát triển của bóng chuyền hiện đại, nhiều đội bóng luôn sử dụng vị trí 6 lùi trong phòng thủ bóng nhanh từ vị trí số 3 và vị trí bóng biên số 2 và số 4 của đôi phương, hầu như vị trí phòng thủ số 6 rất ít khi dâng cao trong mọi tình huống phòng thủ, chính vì thế khoản không gian rộng lớn giữa sân luôn là điểm khai thác dễ dàng cho đối phương.
Hình 2 Sơ đồ miêu tả vị trí phòng thủ hàng sau các đường bóng nhanh của phụ công được đa số các đội bóng Việt Nam sử dụng
Hình 2 Sơ đồ miêu tả vị trí phòng thủ hàng sau các đường bóng nhanh của phụ công được đa số các đội bóng Việt Nam sử dụng
Qua quan sát một số trận đấu Bóng chuyền Nam Vòng 1 - Giải Bóng chuyền Vô Địch Quốc Gia năm 2017 thì rất nhiều tình huống phòng thủ bóng nhanh đều bị hỏng do chọn sai vị trí, hoặc cách phòng thủ không đúng. Các tình huống đấy không ngừng lập lại nhiều lần trong cùng 1 trận đấu, chứng tỏ rằng cách trọn vị trí và sơ đồ phòng thủ của rất nhiều đội bóng chuyền Nam Việt Nam không được linh hoạt, sự thống kê về đường bóng và cập nhập xu hướng bóng chuyền hiện đại chưa được nhiều đội bóng quan tâm. Tuy rằng lực đánh bóng của VĐV Bóng chuyền Nam Việt Nam không mạnh, tốc độ đường bóng không nhanh như các đội Bóng chuyền đẳng cấp thế giới nhưng xu hướng hiện đại nên cần được đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng để nâng cao trình độ Bóng chuyền nước nhà.
Ảnh: BẢO TOÀN
HOÀNG HÀO (Học Viện TDTT Thượng Hải - Trung Quốc)
Đăng nhận xét