CLB VTV Bình Điền Long An đang là một thương hiệu tốt nhất của bóng chuyền Việt Nam...
Trong thi đấu bóng chuyền, một CLB có thể không vô địch nhưng đội bóng này có một lượng Fans hâm mộ rất lớn và chung thủy thì lúc đó, trận đấu này không còn chỉ được tính bằng kết quả tỉ số mà được tính giá trị qua sự yêu mến, thương hiệu được quan tâm trong lòng khán giả. Đến thời điểm này, 2 thương hiệu đang gây ấn tượng tốt nhất đó là CLB nữ VTV Bình Điền Long An và CLB Thông tin Liên Việt Post Bank. Đó là một trận đấu về tiếp thị thương hiệu...
Trong giai đoạn những năm 2000, Bóng chuyền được xem như là môn thể thao “Hot” luôn được các nhà đầu tư quan tâm, rất nhiều Doanh nghiệp không tiếc tiền của và công sức đầu tư vào Bóng Chuyền mong muốn phát triển nền bóng chuyền Việt Nam đồng thời đánh bóng thương hiệu của nhà tài trợ chính, các tập đoàn lớn như Đức Long Gia Lai, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, Ngân Hàng Công Thương, Sacombank, Hoàng Long - Long An, Binh Đoàn 15, Tiến Nông Thanh Hoá, Sanest Khánh Hoà, Maseco Tp HCM, Cao Su Phú Riềng…đều có những mục đích riêng của mình khi đầu tư vào Bóng Chuyền. Nhìn lại sau 15 năm đầu tư mạnh mẽ vào bóng chuyền thì những ông lớn thời ấy hiện nay còn được bao nhiêu? Vậy đâu là bàn cân để đánh giá hiệu quả kinh tế và giá trị hình ảnh các doanh nghiệp thu về sau khi đầu tư vào thể thao, những bài toán này cần giải quyết sớm để tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà đầu tư mới trong tương lai.
CLB Đức Long Gia Lai từng là một thương hiệu "Hot" nhưng đã bị xóa sổ...
Trên cơ sở lý thuyết, thì CLB thể thao chuyên nghiệp giống như một doanh nghiệp hoạt động đặc biệt, các hoạt động thi đấu, đào tạo cầu thủ, quảng cáo, tiền thưởng… chính là sản phẩm được tạo ra từ CLB đấy, nhưng do đặc thù kinh tế và chế độ xã hội nước nhà, các CLB thể thao hoạt động dưới vỏ bọc là CLB thể thao chuyên nghiệp, nhưng được bao cấp với nhiều khoản tài trợ lớn từ nhà nước, hầu hết các CLB không tự chủ được vấn đề thu và chi, nguồn thu và chi từ sản phẩm sinh ra vẫn chưa cân bằng được. Vậy thì hầu hết các CLB thể thao trong nước đều không mang về lợi nhuận kinh tế, với bản chất của nhà tư bản, thì các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả cần và muốn gì khi đầu tư vào bóng chuyền? Dưới quan sát và nghiên cứu của cá nhân Tôi về chu kỳ phát triển thể thao của các nước XHCN, cũng như đặc thù của từng môn thể thao thì Bóng chuyền VN trong 10 năm tới sẽ không mang lại cho CLB nguồn lợi về kinh tế, đều đấy thấy rất rõ qua nền cơ chế thị trường và sự quan tâm của Liên Đoàn Bóng Chuyền VN đôi với hướng đi và cơ cấu tổ chức của CLB.
LĐBCVN chủ yếu tập chung phát triển thể thao thành tích cao, kế hoạch mục tiêu trước mắt quá ngắn so với nên kinh tế thị trường tìềm năng như hiện nay. Trong khi đấy thì cơ cấu bộ máy quản lý CLB lại thô sơ, đơn giản quá mức cho phép, chủ yếu chỉ gồm 6-8 người, chủ yếu là thành phần BHL từ đội cấp tuyển đến cấp trẻ, ngoài ra các bộ phận truyền thông, kế hoạch quảng bá hình ảnh, hệ thống đào tạo cầu thủ chưa được thống nhất, tất cả chủ yếu dựa vào cảm tính và thiếu khoa học, … đây là những đặc thù có thể quyết định đến sự phát triển của Bóng chuyền theo cơ chế cũ xưa, nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức thì rất khó để Bóng chuyền Việt Nam phát triển và mang lại lợi ích về kinh tế. Ngoài lợi ích về kinh tế thì nền Bóng Chuyền Việt Nam còn có một nguồn thu cực kỳ lớn mà đến nay vẫn chưa có thể đo lường được và chưa có cơ quan chức năng nào tiến hành đánh giá khả năng của nó, đấy chính là tài sản vô hình mà thể thao mang đến, đơn giản vì nó là một giá trị vô hình, chúng ta không thể cảm nhận được qua xúc giác và đo lường nó theo một phương pháp bình thường, nhưng nó luôn tồn tại và hiện hữu quanh ta. Với một đất nước hơn 90 triệu dân và Bóng chuyền là môn thể thao đứng thứ 2 tại Việt Nam thì tiềm năng mà tài sản vô hình mang đến không hề nhỏ. Vậy nếu như lợi ích kinh tế không đáp ứng được kỳ vọng cho các nhà đầu tư thì giá trị của tài sản vô hình mà nó mang lại vĩnh viền vượt qua các giá trị kinh tế khác, vậy làm thế nào để xây dựng và đo lường các giá trị của tài sản vô hình này để các nhà doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào CLB? (các giả thuyết và cơ sở lý luận chỉ có thể xảy ra khi nền Bóng Chuyền Việt Nam thật sư đi lên chuyên nghiệp hoá, rất cần sự thúc đẩy mạnh mẽ từ Tổng Cục TDTT và LĐBCVN)
1. Đẩy mạnh công tác xây dựng hình ảnh CLB trong lòng người hâm mộ, tiến đến xây dựng thương hiệu đội CLB vững mạnh.
Nhà kinh tế học và chuyên gia về thương hiệu người Mỹ là Larry Light từng nói: “Cuộc chiến trong tương lai giữa các CLB là cuộc chiến về tiếp thị thương hiệu”. Hầu hết các CLB Bóng Chuyền Việt Nam đều có truyền thống lịch sử tương đối lâu dài, cũng là cái nôi của nền bóng chuyền Việt Nam như CLB Bóng Chuyền Nam Thể Công, CLB Bóng Chuyền Nữ Bộ Tư Lênh Thông Tin, Nữ Thái Bình, Nam Quân Đoàn 4, Nam Quân Khu 9, Dệt may Hà Nội, Dệt Long An (Tiền thân CLB Bình Điền Long An)…còn rất nhiều cái tên đã và đi vào lịch sử, vậy các “Tên” này đủ để đại diện cho cả đội bóng lớn, có xứng đáng trở thành thương hiệu đi vào lòng người hâm mộ hay không, hay nó chỉ là một cái tên có thể thay thế bất kỳ lúc nào thậm chí có thể bị xoá đi vĩnh viễn như CLB ĐL.GL. Vì vậy việc đẩy mạnh xây dựng thương hình ảnh CLB trong lòng người hâm mộ, đồng thời tiến lên xây dựng thương hiệu cho CLB là vấn đề trước mắt mà các nhà quản lý cần quan tâm hang đầu. Giá trị của thương hiệu mà nó mang lại trong lòng người tiêu dùng (khan giả) là một giá trị vô hình rất khó đo lường, nhưng cũng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy, một CLB có thương hiệu lớn mạnh luôn được sự quan tâm đặc biệt từ người hâm mộ một khi xuất hiện.
2. Thu hút nguồn lực nhân tài để củng cố và thúc đẩy CLB phát triển
CLB bóng chuyền là một tổ chức Thể Thao được xây dựng bởi nhiều cả thể khác nhau, trong đấy con người là Nhân tố quan trọng cấu tạo nên tổ chức đấy. Vậy một CLB lớn mạnh khi tất cả các yếu tố đều mạnh mẽ và đoàn kết lại với nhau. Rất nhiều CLB đều thực hiện chính sách thu hút nhân tài và đào tạo nhân tài trẻ để cũng cố sự phát triển trong tương lai sau. Thế nhưng cũng có rất nhiều đội Bóng chuyền do trình độ và rào cản của Cơ chế đã đẩy không ít những VĐV tiềm năng đi xuống, thậm chí có thể đang và đã giết chết cả nên Bóng chuyền Việt Nam trong tương lại không xa.
3.Vai trò của Tổng cục TDTT và LĐBCVN
Cơ chế Thể thao chuyên nghiệp luôn nhấn mạnh vai trò của Tổng cục TDTT và Liên Đoàn bóng chuyền Việt Nam. Tất cả CLB đều muốn phát triển đi lên, nhưng để một mình CLB tự vận động đi lên là một điều không thể xảy ra nếu như thiếu được sự điều chỉnh đúng đắng từ phía lãnh đạo nhà nước. Tổng cục và Liên Đoàn luôn tạo ra được môi trường thuận lợi với nhiều chính sách thu hút đúng mức thì Nền bóng chuyền mới thực sự có thể phát triển.
HOÀNG HÀO (Học Viện TDTT Thượng Hải - Trung Quốc)
Đăng nhận xét