Ngoài những cầu thủ được các đội bóng đồng nghiệp giúp đỡ như: Đặng Xuân Thảo, Phạm Thị Cẩm Linh, Huỳnh Thị Hồng Nhung, Nguyễn Khánh Đang (VTV Bình Điền Long An), Nguyễn Thị Kiều Oanh (Tự do), Nguyễn Thị Như Quỳnh (Ngân hàng Công Thương)... tất cả cầu thủ còn lại đều được đào tạo ở ĐakLak từ năm 2011. Trong đó có 3 cầu thủ lớn tuổi nhất là HMia, Phương, Lan sinh năm 1995, còn lại có năm sinh từ 1997-1999.
Không nói ra cũng biết là đội tuyển nữ ĐakLak khó khăn đủ thứ: Từ trình độ chuyên môn hạn chế trong công tác tuyển sinh và đào tạo kỹ chiến thuật, khi tập luyện thì thiếu đối tượng để cọ sát mà theo HLV trưởng Nguyễn Minh Qúy thì do tình hình địa lý và kinh phí nên các cầu thủ chỉ đóng quân tập nội bộ tại ĐakLak. Một năm có 2-3 giải trẻ, hạng A, Cúp CLB...thì tham gia chứ không có giải đấu nào được mời... Nhưng bất ngờ nhất là thu nhập của các cầu thủ nữ có thể nói là đang giữ "Kỷ lục"...thấp nhất giải VĐQG PV Gas 2017 khi cầu thủ nhận phụ cấp cao nhất là HMia là 2.080.000 đồng/tháng còn lại chỉ trên dưới 1 triệu đồng (Chưa tính tiền ăn).
Nhưng bù lại, tinh thần của BHL và các cầu thủ đều rất hồn nhiên và vô tư, thể hiện niềm đam mê bóng chuyền mà không đòi hỏi chế độ. Tuy nhiên, may mắn là dù là tỉnh nghèo nhưng lãnh đạo UBND, Sở VH-TT&DL tỉnh ĐakLak luôn quan tâm và động viên các tuyển thủ. Vì vậy, thời gian qua, mọi người đang đều chung tay làm cầu nối để tìm thêm nguồn kinh phí giúp cải thiện cuộc sống cho đội bóng nữ ĐakLak chuẩn bị lần đầu tiên thi đấu ở giải vô định đỉnh cao VĐQG PV Gas 2017 sắp tới.
Vì vậy, chuyến tập huấn phía Nam của đội bóng nữ ĐakLak trong những ngày qua là một phần thưởng quý giá để các cầu thủ mở rộng kiến thức chuyên môn trước các đối tượng tốt của Việt Nam là VTV Bình Điền Long An, Truyền hình Vĩnh Long, TPHCM...
Ảnh: DƯƠNG THU
HOÀNG GIANG
Đăng nhận xét