Những kỷ niệm một thời vang bóng: Bóng chuyền phía Nam chưa có tín hiệu vui...

Các bài viết về bóng chuyền miền Tây và Đồng Nai trên BCSG vừa rồi nhằm có thêm một ít thông tin đến bạn đọc, đồng thời qua đó có dịp các anh em cựu VĐV bóng chuyền một thời ôn lại kỷ niệm xưa. Dĩ nhiên với lượng thông tin có hạn sẽ còn nhiều thiếu sót khi nhắc lại những người đã có nhiều tâm huyết với bóng chuyền trong những giai đoạn khó khăn, mong các thế hệ anh chị em cán bộ, HLV, VĐV thông cảm.
Mục đích của nhóm tác giả cũng mong muốn tìm ra những điểm chung về những khó khăn, thuận lợi trong quá trình phát triển phong trào cũng như bóng chuyền trình độ cao của TPHCM và khu vực Miền Tây, Đồng Nai nhiều năm qua.
Qua một số các phân tích, chúng ta đều nhận ra quá trình hình thành và phát triển bóng chuyền khu vực phía Nam có nhiều điểm tương đồng theo ý kiến riêng người viết:
1. Bóng chuyền là môn thể thao rất được ưa thích và nhiều tầng lớp tham gia tập luyện, phong trào bóng chuyền đã hình thành từ trước năm 1975 và sau ngày đất nước thống nhất môn bóng chuyền càng được phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy công tác tuyển chọn và đào tạo giai đoạn sau năm 1975 gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự đam mê và lòng nhiệt huyết của lãnh đạo, thầy trò, các cán bộ làm công tác chuyên môn đã nhanh chóng xây dựng bóng chuyền khu vực phía Nam trở thành một trung tâm bóng chuyền mạnh của cả nước, đào tạo nhiều VĐV giỏi, nhiều đội bóng đạt thành tích cao trong giải Quốc Gia.
Những đội bóng như Công Nhân Hóa Chất, Quân Đoàn 4, Cơ Khí Luyện Kim, In 2, Dệt Thành Công, Seaprodex, CA TPHCM, Bưu Điện Long An, Hoàn Long Long An, Vĩnh Long, Bưu Điện Trà Vinh…đã trở thành những thương hiệu của bóng chuyền khu vực phía Nam.
2. Hầu hết các đội bóng có thành tích tốt đều ở các đơn vị có sự quan tâm chỉ đạo của ngành thể thao địa phương, có quá trình chuẩn bị nghiêm túc về công tác xây dựng phong trào bóng chuyền, đầu tư công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV.
Đồng hành với chuyên môn là vai trò của xã hội hóa, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ngành nghề, các doanh nghiệp…là điều kiện quan trọng cho bóng chuyền nói chung và bóng chuyền khu vực phía Nam nói riêng. Có thể thấy điều này từ các đội bóng đã giải thể hoặc đang gặp nhiều khó khăn hiện nay, lý do chính là không còn sự đồng hành từ các nhà tài trợ.
3. Bóng chuyền TPHCM và các tỉnh miền Tây khi nào mới trở lại thời huy hoàng?, một câu hỏi “quá khó” cho những người hâm mộ, những người làm công tác chuyên môn. Một năm mới lại đến, chưa nhìn thấy một tín hiệu vui nào có thể mang lại niềm hy vọng cho bóng chuyền khu vực phía Nam, phong trào bóng chuyền khắp nơi chưa thấy sự hồi sinh, các đội bóng Maseco TPHCM, Bình Điền Long An với nhiệm vụ “không dễ” để trở lại ngôi vương; Vĩnh Long, nam Long An, Bến Tre, Trà Vinh... chưa tìm ra phương án giải quyết mục tiêu quản lý và xây dựng lực lượng cho đội bóng đáp ứng mùa giải mới.
Sẽ còn nhiều khó khăn cho bóng chuyền khu vực phía Nam...
Ảnh: DƯƠNG THU
HLV VUI VẺ

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.