Cách đây không lâu, trên BCSG, tác giả Hoàng Hào từng có bài viết đề cập đến Bóng chuyền chuyên nghiệp. Đây là vấn đề không mới nhưng do nhiều người trong giới chuyên môn BCVN lo tập trung đón Tết cổ truyền của dân tộc– Xuân Đinh Dậu 2017, nên câu chuyện được tạm gác lại. Tuy nhiên, có dịp gặp lại Người Quan Sát, BCSG đã trao đổi và được ông cung cấp những thông tin bổ ích về vấn đề này.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa và mong được lắng nghe thêm nhiều ý kiến khác nhằm giúp vạch ra một hướng đi đúng đắn, khoa học cho sự phát triển Bóng chuyền Việt Nam trong thời gian tới.
Qua bài viết của tác giả Hoàng Hào trên BCSG đề cập về Bóng chuyền chuyên nghiệp (BCCN), rồi trước thực trạng công tác tổ chức quản lý và thi đấu BCCN ở Việt Nam hiện nay, do từng là giảng viên môn Thể thao chuyên nghiệp & nhà nghề ở trường Đại học Thể dục thể thao TPHCM, ý kiến của ông như thế nào?
Theo ý kiến cá nhân, đây là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp về mặt lý thuyết cũng như trong thực tế. Rất khó để xác định mức độ chuyên nghiệp của BCVN hiện nay là ở đâu.Phải nhìn nhận những cố gắng đổi mới của BCVN trong vài năm gần đây. Rõ ràng, về công tác quản lý và tổ chức thi đấu đã có những kết quả tích cực, cụ thể là chúng ta đang có một hệ thống thi đấu giải Quốc gia rất ổn định nhiều năm nay. Tuy nhiên, để định hướng xây dựng một mô hình BCCN phù hợp với thực tế TTVN hiện nay là một quá trình còncó nhiều khó khăn.
Ý kiến của tác giả HH đã giúp mở ra một vấn đề mang tính cập nhật và thời sự, rất thực tế của BCVN hiện nay.Theo tôi, nếu tác giả có thêm các con số thống kê cụ thể thì bài viết sẽ mang lại nhiều đóng góp cho BCVN hơn.
Theo các ý kiến trong bài viết của tác giả Hoàng Hào, ông tâm đắc nhất về vấn đề nào?
Chúng ta đang nhìn thấy một thực tế rất đáng quan tâm trong các giải thi đấu của BCVN hiện nay. Tác giả có đề cập là khán giả xem bóng chuyền ngày càng ít dần. Điều đó nói lên việc tổ chức thi đấu bóng chuyền ở VN không thu hút sự quan tâm của người hâm mộ như vài năm trước đây. Ví dụ, các giải Bóng chuyền tổ chức ở TPHCM bây giờ đâu còn cảnh chen lấn “khủng khiếp” như ở sân Phan Đình Phùng ngày nào, hay giải Bóng chuyền VĐQG luôn thấy mà buồn bởi tình cảnh khán đài vắng ngắt khán giả. Nhà thi đấu Nha Trang năm 2008 người hâm mộ phải đi tìm vé chợ đen, khán đài đông nghẹt đến ủng hộ cuồng nhiệt cho đội bóng quê hương Sanest Khánh Hòa và thần tượng của họ - VĐV Ngô Văn Kiều. Ấy vậy mà mấy năm nay nhà thi đấu này cũng lâm vào cảnh đìu hiu, dù đó có là sân nhà của Sanest Khánh Hòa.
Chúng ta đang nhìn thấy một thực tế rất đáng quan tâm trong các giải thi đấu của BCVN hiện nay. Tác giả có đề cập là khán giả xem bóng chuyền ngày càng ít dần. Điều đó nói lên việc tổ chức thi đấu bóng chuyền ở VN không thu hút sự quan tâm của người hâm mộ như vài năm trước đây. Ví dụ, các giải Bóng chuyền tổ chức ở TPHCM bây giờ đâu còn cảnh chen lấn “khủng khiếp” như ở sân Phan Đình Phùng ngày nào, hay giải Bóng chuyền VĐQG luôn thấy mà buồn bởi tình cảnh khán đài vắng ngắt khán giả. Nhà thi đấu Nha Trang năm 2008 người hâm mộ phải đi tìm vé chợ đen, khán đài đông nghẹt đến ủng hộ cuồng nhiệt cho đội bóng quê hương Sanest Khánh Hòa và thần tượng của họ - VĐV Ngô Văn Kiều. Ấy vậy mà mấy năm nay nhà thi đấu này cũng lâm vào cảnh đìu hiu, dù đó có là sân nhà của Sanest Khánh Hòa.
Nhằm lý giải vấn đề này, tác giả bài viết nêu ra một nguyên nhân rất quan trọng trong thể thao chuyên nghiệp, đó là cụm từ “Sản phẩm” thể thao. Theo tôi, đây là chủ đề chính tác giả muốn đề cập
Để cụ thể hóa vấn đề này, ông có thể giải thích rõ hơn!
Tôi xin chỉ trình bày ngắn gọn các cơ sở về lý thuyết thế này. Thi đấu thể thao nói chung - trong đó có Bóng chuyền, là sản phẩm được bán và người mua là khán giả. Như vậy sản phẩm bán ra phải tương đương giá trị được định giá.Sản phẩm thể thao chuyên nghiệp (những trận thi đấu) phải có giá trị chuyên nghiệp, bao gồm: các hình thức tổ chức, chất lượng VĐV, chất lượng trận đấu, tính thẩm mỹ. Đó chính là các nhân tố để thu hút người mua, cụ thể là khán giả. Từ đây, chúng ta phần nào mới hiểurõ hơncác vấn đề tác giả đã nêu ra:nếu các trận đấu chuyên nghiệp (công tác tổ chức, tiếp thị, VĐV, trọng tài…) không có gì mới, không hấp dẫn, chất lượng thi đấu thấp, buồn tẻ, thì khán giả đến sân để làm gì?
Ông có thể nêu ra vài nguyên nhân khiến có rất ít khán giả trong các giải đấu của BCVN hiện nay?
Tôi chỉ có vài ý kiến về mặt chuyên môn.Giải Vô địch Quốc gia hiện nay gồm 12 đội nam và 12 đội nữ thi đấu vòng tròn 2 lượt, có quá nhiều trận đấu chưa xem đã biết kết quả. Lấy ví dụ, các đội cuối bảng đấu với các đội đấu bảng, các đội đã hoàn thành nhiệm vụ, các trận đấu thủ tục. Trong điều kiện không hềcó động cơ rõ rệt, khán giả vắng vẻ thì họ thi đấu quyết liệt để làm gì, thậm chí nhiều VĐV còn đùa giởn trên sân, thiếu tôn trọng giải đấu, phần nào đã xem thường khán giả hâm mộ.
Chưa hết, nhiều lúc, người xem lắm lúc bị hụt hẫng, cảm giác bị lường gạt bởi họdự đoán trận đấu nào đócó khi sẽ căng thẳng, quyết liệt, đáng xem nhưng sự tính toán mang tính chiến lược của hai đội đã làm trận đấu diễn ra tiêu cực, nhàm chán. Để khắc phục điều này, các nhà quản lý nên lắng nghe ý kiến của người hâm mộ, từ đó đề ra các giải pháp, như đổi mới công tác tổ chức và thi đấu, giảm số lượng đội mạnh, thay đổi thể thức thi đấu các giải hạng A, giải trẻ, các giải Cúp. Theo tôi, nhiều bài viết góp ý xây dựng trên các báo hay diễn đàn gần đây vẫn còn nguyên tính thời sự.
Rất tiếc, dường như các giới chức trách nhiệm, tuy có theo dõi nhưng chẳng hề đoái hoài. Có nghĩa là họ đứng im hay nói khác đi, thích làm theo cách của riêng mình tựa như chỉ đi trên một lối duy nhất, dù biết đó là….lối mòn.
Thế còn việc tái sử dụng ngoại binh, thưa ông?
Vấn đề này đã tranh luận nhiều rồi, đã “quyết” rồi, nhưng ý kiến của cá nhân tôi là “nên”. Điều quan trọng, theo tôi là cách sử dụng và quản lý ngoại binh, ví dụ cho phép thi đấu ở giải nào, xây dựng quy chế chuyển nhượng và thi đấu chuyên nghiệp ra sao. Nếu có ngoại binh, chắc chắn các trận đấu sẽ hấp dẫn hơn vì sự cạnh tranh quyết liệt, gay gắt nhưng lành mạnh giữa các ngoại binh với nhau, rồi giữa các VĐV trong và ngoài nước, từ đó khán giả có cơ hội xem trận đấu với sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới, qua đó họ sẽ có cơ hội so sánh,đánh giá trình độ thi đấu và độ tăng tiến các VĐV Việt Nam.
Về chuyên môn, tôi đánh giá cao những mặt tích cực mà VĐV ngoại mang lại. Từ tác phong sinh hoạt và tập luyện rất chuyên nghiệp, dễ hòa nhập cho đến ý thức tập thể tốt…là những tấm gương cho nhiều VĐV chưa chuyên nghiệp của Việt Nam học tập, noitheo.
Nếu lấy lý do “cấm ngoại binh” nhằm giúp cho các VĐV trẻ có điều kiện thi đấu,theo tôi, là không hợp lý và thiếu thuyết phục. Các VĐV trẻ muốn được đứng vào đội hình thi đấu, họ phải tự chứng tỏ được trình độ của mình: nếu giỏi là điều đương nhiên, còn nếu không có sự nỗ lực trong tập luyện, thi đấu không đạt yêu cầu thì sẽ bị loại. Đây là quy luật trong thể thao, không có gì phải bàn cãi.
Thực tế của BCVN cho thấy, từ lúc cấm VĐV ngoại cho đến nay, trình độ Bóng chuyền đỉnh cao của Việt Nam xuất hiện đượcbao nhiêu VĐV trẻ thi đấu nổi bật? Ví dụ,ngoài Từ Thanh Thuận (nam), Trần Thị Thanh Thúy, Hà Ngọc Diễm, Bùi Thị Ngà (nữ), đội hình các đội tuyển Quốc gia từ năm 2006 đến 2016 có bổ sung được mấy VĐV trẻ, hay là vẫn chỉ Nguyễn Hữu Hà, Ngô Văn Kiều, Giang Văn Đức, Nguyễn Hoàng Thương, Lê Quang Khánh, Hoàng Văn Phương (nam) hay Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Phạm Thị Yến, Đỗ Thị Minh, Phạm Thị Kim Huệ... (nữ)?
Nhìn sang đât nước láng giềng, Bóng chuyền nữ Thái Lan những năm gần đây cũng cho phép tăng cường VĐV ngoại binh ở giải quốc nội. Động thái này cho thấy họ muốn tiếp tục duy trì và phát huy niềm đam mê Bóng chuyền nữ của người dân Thái Lan đối với đội bóng từng đạt đến đỉnh cao tại khu vực và xa hơn, là niềm tự hào của nền thể thao Thái.
Từng đến một số quốc gia để học tập, nghiên cứu, ông đề xuất mô hình chuyên nghiệp nào cho Bóng chuyền Việt Nam?
Theo tôi, trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa thể xây dựng mô hình quản lý và thi đấu chuyên nghiệp như các nước châu Âu hay Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng đổi mới là xu thế tất yếu, lànhiệm vụ cấp thiết của BCVN hiện nay. Tôi thấy mô hình tổ chức 6 đội thi đấu hàng tuần sân nhà – sân đối phương của Indonesia, hay đưa nhiều giải đấu Bóng chuyền vào các trường học, các siêu thị, các tỉnh xa thành phố của Thái Lan v.v. cũng là các mô hình hiệu quả nhằm phổ cập môn Bóng chuyền một cách rộng rãi hơn nữa, đồng thời luôn tạo nên một lực lượng khán giả đông đúc đến sân.
Theo tôi, trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa thể xây dựng mô hình quản lý và thi đấu chuyên nghiệp như các nước châu Âu hay Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhưng đổi mới là xu thế tất yếu, lànhiệm vụ cấp thiết của BCVN hiện nay. Tôi thấy mô hình tổ chức 6 đội thi đấu hàng tuần sân nhà – sân đối phương của Indonesia, hay đưa nhiều giải đấu Bóng chuyền vào các trường học, các siêu thị, các tỉnh xa thành phố của Thái Lan v.v. cũng là các mô hình hiệu quả nhằm phổ cập môn Bóng chuyền một cách rộng rãi hơn nữa, đồng thời luôn tạo nên một lực lượng khán giả đông đúc đến sân.
Không nói đâu xa, giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) đã có những hiệu ứng tích cực. Sự thay đổi toàn diện về công tác tiếp thị, công tác tổ chức, chất lượng trận đấu từ các VĐV ngoại binh, đã thu hút sự quan tâm của người hâm mộ và trở thành một làn gió mới trong phong trào phát triển môn bóng rổ ở khắp khắp nơi.
Âu đó là bài học nhưng cũng là một nhiệm vụ không dễ cho các nhà quản lý BCVN.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Ảnh: DƯƠNG THU
THU PHƯƠNG thực hiện
Ảnh: DƯƠNG THU
THU PHƯƠNG thực hiện
Đăng nhận xét