Góc Kỹ Thuật: Sử dụng công nghệ 3D trong huấn luyện kỹ thuật bóng chuyền cao cấp

Đặc điểm - Thực trạng
Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, xếp theo mức độ các nhân tố cấu thành mô hình tài năng VĐV bóng chuyền cấp cao, nhân tố kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất, có sự tương quan chặt chẽ với các yếu tố khác, ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thi đấu bóng chuyền hiện đại. 
Luật thi đấu mới với cách tính điểm trực tiếp, trận đấu diễn ra nhanh, đòi hỏi các VĐV hiện nay thực hiện kỹ thuật nhanh và biến hóa, trình độ kỹ thuật hoàn hảo là nền tảng năng lực sáng tạo để có thể thực hiện các hành động điều khiển bóng chuẩn xác liên tục trong quá trình thi đấu. Để đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật cá nhân phải dựa vào đặc điểm, chức năng thi đấu trong đội hình chiến thuật, do vậy kỹ thuật từng nhóm VĐV chủ công, phụ công, chuyền hai, libero là khác nhau (José Manuel Palao, Policarpo Manzanares, David Valades – 2015).
Theo ý kiến trao đổi, phỏng vấn các chuyên gia, HLV hiện đang làm công tác huấn luyện VĐV bóng chuyền trình độ cao Việt nam hiện nay là nhiều VĐV tuy được đào tạo bài bản từ năng khiếu nhưng khi lên thi đấu trình độ cao rất hạn chế về kỹ thuật cơ bản. Ví dụ như VĐV chuyền hai thì không biết đập bóng, tấn công thì không biết chuyền, các kỹ thuật khác như di chuyển, phát bóng, chuyền bóng, phòng thủ…rất yếu. Điều này sẽ làm mất thời gian để sửa chửa lại kỹ thuật, cơ hội nâng cao trình độ thi đấu sẽ khó khăn, thực tế có rất nhiều VĐV có thể hình, thể lực tốt nhưng năng lực về kỹ thuật hạn chế, không đáp ứng yêu cầu thi đấu gây tốn kém tiền bạc cũng như công sức đào tạo.
Ở nước ngoài các VĐV bắt đầu tập bóng chuyền từ 8 -11 tuổi, khi đã hoàn chỉnh cơ bản toàn diện về kỹ thuật, thể lực, tâm lý, sinh lý mới chuyển sang chuyên môn hóa (phân công chức năng thi đấu trong đội hình chiến thuật), giai đoạn này thường kéo dài từ 8 – 10 năm. Ví dụ ở Mỹ để đào tạo một VĐV bóng chuyền cấp độ đội tuyển họ phải trải qua một giai đoạn đào tạo trẻ khoảng 10 năm, kế hoạch này gồm 6 giai đoạn huấn luyện, giai đoạn chuyên môn hóa được bắt đầu thực hiện ở giai đoạn thứ 5. Thông thường các VĐV bóng chuyền nam Việt Nam bắt đầu tập luyện từ 14 – 16 tuổi, ở lứa tuổi này các tố chất như tốc độ, linh hoạt, phản xạ, nhanh nhẹn… rất khó phát triển, đây là hạn chế đầu tiên trong công tác huấn luyện vì các tố chất này là nền tảng ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ thuật bóng chuyền. Do phải thi đấu giải trẻ QG nên tập khoảng 3 – 4 năm là các em phải chuyên môn hóa sớm, do vậy có rất ít các em đạt trình độ kỹ thuật toàn diện.
Phương pháp sử dụng công nghệ 3D trong huấn luyện kỹ thuật
Ngoài các phương pháp thường sử dung trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật bóng chuyền truyền thống như: phân chia, tổng hợp, lập lại, thi đấu… Một phương pháp được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học Thể thao hiện đại trong đó có bóng chuyền phân tích chuyển động học (Human Kinematics) dựa trên công nghệ Video kỹ thuật số 2D, 3D. Ưu điểm của phương pháp này là giúp HLV quan sát và đo lường chính xác toàn bộ động tác chi tiết kỹ thuật của từng VĐV (góc độ, tốc độ…), từ đó đưa ra các biện pháp sửa chửa hoàn chỉnh.
Ví dụ nghiên cứu phân tích góc độ nhảy đập bóng, nhảy phát bóng của các tác giả Alecxander, Seaborn, Honish, Sasho MacKenzie…
Phân tích góc độ cánh tay và chân trong kỹ thuật chạy đà và bật nhảy phát bóng
Gần đây bóng chuyền Thái Lan cũng có một nghiên cứu cải thiện và nâng cao hiệu quả nhảy phát bóng của các VĐV đội tuyển nữ nhằm hạn chế tấn công của các VĐV có thể hình to cao hơn (Kinematics Analysis in Jumping Sever of Thai Women Volleyball National Team).
Ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu ứng dụng công nghệ 3D nhằm phân tích kỹ thuật đã được sử dụng trong các môn như Võ, Thể dục…nhưng chưa ứng dụng trong công tác huấn luyện BC, đặc biệt là huấn luyện kỹ thuật cho các VĐV trẻ. 
Để minh họa, chúng tôi giới thiệu vài hình ảnh và thông số chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu phân tích kỹ thuật đập bóng của VĐV Cris (Sanest Khánh Hòa, 2012), đây là VĐV có kỹ thuật tấn công rất toàn diện, từng thi đấu rất nhiều nước ở châu Âu, châu Á. 
Góc độ và huyển động thân khi đập  bóng của VĐV Cris (Sanest Khánh Hòa).
Một số thông số:
Thời gian thực hiện kỹ thuật là 2.12 giây.
Tốc độ chạy vào đà là 3.722 m/s.
Tốc độ bóng bay 29m/s.
Chiều cao đập bóng là 3.37 m.
Ảnh: DƯƠNG THU
HLV VUI VẺ

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.