Chinese Volleyball League - CVL 2016/2017 đang đi vào hồi kết thúc với những trận bán kết rất hấp dẫn, nhìn vào thế cục của các bảng đấu và tình hình Bóng chuyền của Trung Quốc hiện nay có thể nhận định một điều rằng Bóng Chuyền của Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều nét tương đồng nhau. Nếu như tại Bảng Nữ thì sự thống trị của Nữ Thiên Tân, Giang Tô, Bát Nhất và đặc biệt là đội nữ Hằng Đại Quảng Đông dưới sự dẫn dắt của HLV nổi tiếng LangPing, thì tại Bảng của Nam các gương mặt quen thuộc như Nam Thượng Hải, Tứ Xuyên, Bát Nhất, Bắc Kinh vẫn thống trị Top 4. Cũng như Bóng Chuyền Việt Nam thì các Top 4 của Nam và Nữ rất ít có sự thay đổi, tuy hằng năm các đội Bóng luôn được đầu tư rất mạnh về nhân lực và vật chất, nhưng sự chênh lệch về trình độ giữa Top 4 và các đội phía dưới tương đôi cao, vậy nguyên nhân nào mang lại sự hấp dẫn và lôi cuốn rất nhiều người hâm mộ đến Nhà thi đấu vào mỗi dịp cuối tuần và giữa tuần tại giải Chineses Volleyball League...?
Ngày 17/8, tuyển bóng chuyền nữ Brazil để thua kịch tính 2-3 (25-15, 23-25, 22-25, 25-22, 13-15) trước Trung Quốc ở tứ kết Olympic Rio 2016.
Thật sự Bóng Chuyền chỉ là môn thể thao thứ 3 tại Trung Quốc sau Bóng Đá và Bóng Rổ, xét về lượng người hâm mộ và sức đầu tư cũng thua kém hơn, nhưng Bóng Chuyền luôn được sự quan tâm đặc biệt từ lãnh đạo của cả nước. Dưới sức ảnh hưởng của Đội bóng chuyền Nữ quốc gia thì Bóng chuyền chuyên nghiệp của Trung Quốc luôn được quan tâm từ các nhà đầu tư, nó luôn là điểm nóng để các doanh nghiệp đề cập đến trong các dự án sản nghiệp thể thao tổ chức hằng năm vào tháng 12. Nhờ vậy mà các đội bóng luôn có được nguồn vốn tự chủ trong công tác tuyển chọn, đào tạo tài năng trẻ đồng thời tìm kiếm yếu tố ngoại Binh để tăng tính hấp dẫn của từng trận đấu. Khác với Trung Quốc thì Bóng Chuyền là môn thể thao được yêu thích thứ 2 tại Việt Nam đứng sau Bóng Đá, nhưng giải Bóng Chuyền chuyên nghiệp của Việt Nam đến nay vẫn chưa được ra đời, sức đầu tư từ doanh nghiệp và nhà nước ngày càng hạn chế, Liên đoàn Bóng chuyền nước nhà lại có nhiều chính sách “Thu” mình lại hơn là phát triển mạnh mẽ, ví dụ như: chính sách ngoại binh, HLV ngoại, hoặc hạn chế VDV tham gia các giải Hội Làng mừng Xuân…Ngược lại thì Bóng Rổ lại xuất phát chậm hơn nhưng đang trên đà phát triển rất nhanh, giải Bóng rổ chuyên nghiệp của Việt Nam cũng ra đời một cách nhanh chống, cách thức hoạt động và hình thức thu hút kháng giả đến nhà thi đấu là một trong những hình thức rất tốt để Bóng chuyền nước nhà có thể học hỏi.
Tuy hai môi trường Bóng chuyền khác nhau nhưng có chung một chế độ quản lý giống nhau là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, nên về bản chất phát triển là gần như giống nhau, nhưng quan điểm và lập luận của hai nền Thể Thao khác nhau...? Nếu như Trung Quốc đặt mục tiêu cho nên thể thao nước nhà là phát triển thành Cường Quốc Thể Thao, đặt mục tiêu thành tích là HCV tại các kỳ Olympic, nên thế hệ trẻ của họ luôn được chọn lọc và đào tạo từ rất sớm. Vì thực hiện mục tiêu HCV tại các kỳ Olympic thì Tổng cục TDTT Trung Quốc nói chung, hoặc Liên Đoàn Bóng chuyền nói riêng thì sự kiện Đại Hội TDTT Toàn Quốc vào năm đầu tiên của Chu kỳ 4 năm của sự kiện Olympic (sau khi sự kiện Olympic kết thúc 1 năm) và không cho phép VĐV ngoài quốc tịch tham gia sự kiện này, nhằm tuyển chọn được những nhân tài phục vụ cho Quốc gia trong giai đoạn tới. Đối với nền Bóng chuyền Chuyên nghiệp thì Lãnh đạo địa phương chỉ đặt mục đích quảng bá thương hiệu, thu hút đầu tư và phổ cập Bóng chuyền đến người hâm mộ, HLV và Liên Đoàn tuyển chọn cho đội tuyển quốc gia cũng chỉ một phần từ giải Bóng Chuyền chuyên nghiệp này. Chính vì thể tại giải Bóng chuyền chuyên nghiệp của Trung Quốc luôn xuất hiện rất nhiều VĐV trẻ tuổi để đào tạo và chuẩn bị cho các kỳ Đại Hội TDTT toàn Quốc. Đồng thời, Liên Đoàn bóng chuyền Trung Quốc đã cho phép 2 VĐV Ngoại Binh thi đấu cùng lúc trên sân và rõ ràng là nó không ảnh hưởng đến quá trình đào tạo VĐV trẻ của Họ, ngoài ra hệ thống thi đấu của nền Bóng Chuyền của họ có thêm Giải Vô địch Quốc gia giành cho tất cả các đội Bóng tham vào tháng 6 hàng năm và giải 8 đội mạnh của Quốc gia. Hệ thống giải thi đấu và mục tiêu trọng điểm đã làm cho các đội Bóng chuyện tại Trung Quốc bắt buộc phải đầu tư vào công tác đào tạo VDV trẻ, thúc đẩy bóng chuyền chuyên nghiệp phát triển để thu hút đầu tư, nâng cao thành tích của đội Bóng mình, vì thành tích luôn đi đôi với đầu tư. Phải chăng nếu Nền Bóng chuyền Việt Nam có những bước điều chỉnh hợp lý hơn về hệ thống giải đấu, đặt mục tiêu và quan điểm Lãnh đạo cao hơn là Mục đích SEA Games, cho Ngoại Binh thi đấu trở lại tạo liều thuốc kích cầu người hâm mộ, thì hy vọng sẽ là nước đi cho nền Bóng chuyền Việt Nam trong tương lai gần. Tuy nhiên, hiện nay Nền Bóng chuyền chuyên nghiệp của Trung Quốc vẫn chưa được hoàn thiện so với các nước tiên tiến, nhưng so với Việt Nam thì họ vẫn hơn mình một bước dài, chính vì vậy môi trường phát triển cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mình khi học hỏi kinh nghiệm của nước bạn, đặc biệt điều cần chú ý hơn chính là môi trường chuyên nghiệp hoá của mình không cao nên cần phải thận trọng hơn khi có nhiều bước điều chỉnh mới.
HOÀNG HÀO (Từ Học Viện TDTT Shanghai - Trung Quốc)
Đăng nhận xét