Trong thi đấu bóng chuyền trình độ cao, trung bình trong mỗi trận đấu các VĐV phải thực hiện từ 21 – 36 động tác phức tạp với cường độ cao, trong đó bật nhảy chiếm chiếm 50 – 60%, di chuyển tốc độ cao và chuyển hướng 27 – 30%, các động tác lăn ngã 12 – 16%. Do vậy, các hoạt động thể lực chính trong thi đấu bóng chuyền là sức mạnh tay và chân, khả năng linh hoạt và tốc độ di chuyển bước chân, đặc điểm thể lực này còn tùy thuộc vào hoạt động đặc trưng thi đấu từng nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero. Ví dụ: di chuyển ngang hai bên của nhóm phụ công, di chuyển đến bóng của chuyền hai, di chuyển biến hướng của Libero…
Nhiều HLV hiện nay còn nhầm lẫn năng lực linh hoạt (Agility) với khéo léo (flexibility), hoặc giữa tốc độ (Speed) và nhanh nhẹn (Quickness). Điều này dẫn đến việc thiết kế nội dung các bài tập trong kế hoạch huấn luyện cho các VĐV sẽ không mang lại hiệu quả.
Một số đặc điểm trong huấn luyện tốc độ (Speed), linh hoạt (Agility) và nhanh nhẹn (Quickness). Reilly (1997), Brown J. (2001), Kraemer và Hakkinen (2002)… đã chứng minh tính hiệu quả về các tố chất đặc biệt cần thiết trong thi đấu ở các môn môn thể thao như bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, hockey, bóng bầu dục, các môn Võ… có mức độ yêu cầu một sự tổng hợp các hoạt động di chuyển bị ngắt quãng liên tục, linh hoạt và mang tính kỹ thuật cao. Tốc độ di chuyển chân nhanh, sức bền cơ, tốc độ, sự linh hoạt, nhanh nhẹn và mềm dẻo để có thể điều chỉnh vị trí cơ thể được trong lúc người đang ở trên không…là những phẩm chất quan trọng trong suốt quá trình thi đấu. Do bóng bay trong sân có tốc độ cao và liên tục thay đổi quỹ đạo cao thấp trong không gian thi đấu, các VĐV bóng chuyền trình độ cao hiện nay phải luôn chuẩn bị thực hiện nhiều động tác kỹ thuật liên hoàn như: chắn bóng - tự yểm hộ, di chuyển nhanh - lăn ngã - chuyền bóng, phòng thủ - đập bóng - yểm hộ… Để thực hiện các hành động trên, các VĐV bóng chuyền phài có năng lực về tốc độ, linh hoạt, và nhanh nhẹn (SAQ) với mức độ cao. Việc tăng cường các bài tập linh hoạt và tốc độ còn có tác dụng ngăn ngừa chấn thương trong thực hiện các động tác khó. Ví dụ như động tác vươn tới bóng với biên độ rộng và tốc độ, các động tác lăn ngã, xoạc, trượt, các động tác bật nhảy và tiếp đất từ các tư thế khác nhau …
Theo Little & Williams (2005), khả năng biến tốc, tốc độ tối đa và sự linh hoạt đều có chung các nhân tố quyết định về mặt sinh lí và sinh cơ học. Điều này gián tiếp cho rằng các thích ứng của kỹ năng thể chất và tinh thần để cải thiện tốc độ cũng sẽ góp phần cải thiện sự linh hoạt, đặc biệt là sức mạnh cơ, năng suất tín hiệu thần kinh, kỹ năng vận động và thời gian phản xạ.
Một chương trình kết hợp huấn luyện SAQ thường xuyên trong suốt mùa giải cho phép VĐV trở nên nhanh hơn trong phản ứng lại các kích thích, xuất phát nhanh và hiệu quả hơn, nâng cao năng lực di chuyển biến hướng hoặc dừng lại một cách nhanh chóng để tạo nên một lối chơi nhanh, uyển chuyển, hiệu quả và có thể lặp đi lặp lại. Phương pháp huấn luyện SAQ bao gồm các bài tập có tính chất tăng dần nhằm phát triển kĩ năng toàn diện của VĐV khi thực hiện động tác ở tốc độ nhanh và độ chính xác cao là mục tiêu hàng đầu cho các huấn luyện viên hiên nay khi mật độ thi đấu tăng lên. Phương pháp huấn luyện này luôn được lồng ghép vào chương trình huấn luyện sức mạnh với mục đích hỗ trợ cho việc chuyển đổi sức mạnh chuyên môn có sẵn vào thành tích chung. Hầu như ở tất cả các môn thể thao đòi hỏi các hoạt động nhanh của tay và chân, thì việc huấn luyện tốc độ, linh hoạt và nhanh nhẹn đều có tác dụng cải thiện hoàn toàn kỹ năng của VĐV.
Giới thiệu một chương trình huấn luyện kết hợp SAQ với mục đích cải thiện sự linh hoạt và tốc độ trong phòng thủ, bật nhảy và cân bằng cơ thể trong chắn bóng và đập bóng cho VĐV bóng chuyền theo các tác giả Lee E.Brown & Vance A. Ferrigno, 2005
Ảnh: BẢO TOÀN
HLV VUI VẺ
HLV VUI VẺ
Đăng nhận xét