Chuyên gia Trần Văn Thư từng chia sẻ thẳng thắn với BCSG: "Có ngoại binh ở giải VĐQG thì mới thu hút khán giả...Nhiều người nói thuê cầu thủ ngoại là dại dột sẽ làm BCVN đi xuống....Vậy bóng chuyền Thái Lan sao không mất ngôi HCV SEA Games nắm giữ cả chục năm qua vì thuê ngoại binh, trong đó có Ngọc Hoa của Việt Nam....?"
Sau bài viết phân tích dưới góc nhìn kinh tế cho bóng chuyền Việt Nam, bạn H.H từ Học viện TDTT Shanghai - Trung Quốc đã gửi tiếp những góp ý tâm huyết với các nhà quản lý bóng chuyền Việt Nam. BCSG xin được phép trích đăng như sau:
Một số ý kiến có thể giúp cải thiện tình trạng thực trạng nền Bóng Chuyền Việt Nam trong giai đoạn tới:
1.Tiếp tục thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của Giải siêu vô địch quốc gia, áp dụng hình thức thi đấu lượt đi lượt về, mỗi CLB đều có một sân nhà thi đấu riêng đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn cho giải đấu. Vì chỉ có thể như thế thì mới có thể huy động nguồn khán giả đến sân ổn định hơn, tiến thêm bước xây dựng hình ảnh CLB trong lòng các cổ động viên trung thành. Sự ra đời của giải đấu với hình thức thi đấu mới sẽ bắt buộc các CLB có đầu tư mạnh mẽ hơn về yếu tố con người, mà trong đấy VĐV trẻ là sức mạnh tiềm năng bắt buộc họ phải đầu tư dài hạn. Còn vấn đề ngoại binh cũng sẽ được phát huy đáng kể khi họ được tham gia tập luyện và thi đấu dài hạn cùng các đồng đội trong nước.
2. Khôi phục chính sách Ngoại Binh, tiếp tục cải thiện tình trạng đào tạo Vận Động Viên trẻ. Trên thực tế Vận Động Viên nước ngoài không hề ảnh hưởng đến công tác đào tạo Vận Động Viên trẻ, chỉ có quan điểm và hệ tư tưởng thành tích của nhà cầm quân mới làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo Vận Động Viên trẻ. Bóng chuyền là môn tập thể, một cá nhân có xuất sắc đến đâu thì cũng rất khó mang lại sức mạnh cho một tập thể yếu đuối, cá nhân xuất sắc chỉ có thể phô diễn hết sức mạnh của mình khi trong một tập thể vững mạnh, cần có sự đầu tư dài hạn công sức và thời gian chứ không thể nào diễn ra một sáng một chiều như các hình thức áp dụng tại Việt Nam.
3. Chấp nhận quy luật đào thải, loại bỏ các nhân tố không bắt kịp nhịp độ của sự phát triển. Quy luật phát triển của hệ sinh thái không cho phép các nhân tố lạc hậu làm trì truệ sự phát triển của nó, nền Bóng Chuyền chuyên nghiệp Việt Nam cũng nên chấp nhận quy luật đào thải này. Trong quá trình chuyên nghiệp hoá thì các đội bóng không theo kịp sẽ dần bị đào thải nhường chổ cho sự đi lên của các nhân tố khác. Có thể thấy sự quyết định của Bộ quốc phòng về sự giải tán của các tổ chức thể thao, nhường chổ cho cơ chế xã hội hoá là một sự phát triển cần thiết đối với thể thao chuyên nghiệp. Qua đây cho thấy nếu các CLB nước nhà không tự phấn đấu đi lên thì họ sẽ tự đào thải chính mình trong tương lai.
4. Không ngừng sẽ dựng sức mạnh của công nghệ thông tin, mạng xã hội…vào công tác tiếp thị Giải đấu đến với khán giả. Thế kỷ 21, thế kỷ của sức mạnh công nghệ thông tin và mạng xã hội, công nghệ thông tin mang đến sự hiệu quả hơn trong tiếp thị, khán giả nhanh chóng nắm bắt được thông tin, là công cụ mà Liên đoàn Bóng Chuyền cần nắm bắt để đẩy nhanh quá trinh chuyên nghiệp hoá hơn.
Phía trước nên Bóng Chuyền Việt Nam còn rất nhiều không gian để tiến, không chỉ về thành tích mà cả ngành công nghiệp Bóng Chuyền chuyên nghiệp. Nhưng để tìm được hướng đi đúng đắn cho Bóng Chuyền chuyên nghiệp phù hợp với tình hình kinh tế đặc thù của Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam thì cần nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, công thêm tự hợp tác từ các ban ngành khác nhau, cùng nhau thúc đẩy phát triển, vì nếu một mình ngành thể thao tự đi lên mà không động lực nội tại ngay từ đầu thì rất khó và cần rất nhiều thời gian.
H.H (Từ Học viện TDTT Shanghai - Trung Quốc)
Đăng nhận xét