tháng 12 2016

Trận chung chung giữa 2 "Kỳ phùng địch thủ" VTV Bình Điền Long AnThông tin Liên Việt Post Bank chỉ thật sự kịch tính ở Ván 1. Đó là dù luôn bị dẫn điểm trước nhưng khi nổ lực cân bằng và vượt qua ở điểm số quan trọng 24-22 thì lại trở lại "Bản chất" vốn có của 2 đội bóng này: Đó là các cô gái VTV Bình Điền Long An lại bị tâm lý nên mắc sai lầm, trong khi khi bị dồn vào khó khăn thì bản lĩnh nhà "Lính" lại trổi dậy để các cô gái Thông tin Liên Việt Post Bank lại vươn lên để thắng lại 4 điểm liên tiếp thắng 26-24. Và từ đó, tinh thần các cầu thủ VTV Bình Điền Long An tiếp tục sa sút và thua dễ dàng 2 ván sau 17-25, để thua chung cuộc 0-3. Gíup các cô gái Thông tin Liên Việt Post Bank đăng quang lần đầu tiên ở Cúp Đắk Nông 2016.
Khán giả Đắk Nông rất nhiệt tình với bóng chuyền
Chung cuộc:
Vô địch: Thông tin Liên Việt Post Bank (50 triệu đồng)
Á quân: VTV Bình Điền Long An (30 triệu đồng)
Hạng ba: Truyền hình Vĩnh Long (20 triệu đồng)
Hạng tư: Hóa Chất Đức Giang Hà Nội (12 triệu đồng)
Khuyến khích: Hải Dương (8 triệu đồng)
Các giải thưởng cá nhân:
VĐV toàn diện: Đỗ Thị Minh (6-Thông tin Liên Việt Post Bank)
VĐV tấn công xuất sắc: Hà Ngọc Diễm (8- Truyền hình Vĩnh Long)
VĐV chuyền hai xuất sắc: Nguyễn Thị Hồng Đào (7-VTV Bình Điền Long An)
VĐV phòng thủ xuất sắc - Libero: Lê Thị Thanh Liên (3-Hóa Chất Đức Giang Hà Nội)
Hoa khôi - Miss: Âu Hồng Nhung (2-Thông tin Liên Việt Post Bank).
Ảnh: THIÊN HOÀNG
HOÀNG GIANG

Ngày 5-13/3/2017: Giải vô địch bóng chuyền U18 nữ lần thứ 11 tại Trùng Khánh (Trung Quốc)
Ngày 28/3 đến ngày 5/4/2017: Giải vô địch bóng chuyền nam U19 châu Á  lần thứ 11 tại Nay Pyi Taw (Myanmar)
Ngày 2-10/5/2017: Giải vô địch bóng chuyền nam U23 châu Á lần thứ 2 tại Ardabil (Iran)
Ngày 13 - 21/5/2017: Giải vô địch bóng chuyền nữ U23 châu Á tại Nakhon Ratchasima (Thái Lan)
Ngày 23-31/5/2017: Giải vô địch cúp các CLB nữ châu Á tại Ust-Kamenogorsk (Kazakhstan)
Ngày 27/6 đến ngày 5/7/2017: Giải vô địch Cúp các CLB nam châu Á tại Việt Nam
Ngày 24/7 đến ngày 1/8/2017: Giải vô địch bóng chuyền nam châu Á lần thứ 19 tại Surabaya (Indonesia)
Ngày 9-17/8/2017: Giải vô địch bóng chuyền nữ châu Á tại Philippines
Ngày 19 đến 31/8/2017: Đại hội thể thao Đông Nam Á - SEA Games 29 tại Malaysia
THANH PHONG

Trong thi đấu bóng chuyền trình độ cao, trung bình trong mỗi trận đấu các VĐV phải thực hiện từ 21 – 36 động tác phức tạp với cường độ cao, trong đó bật nhảy chiếm chiếm 50 – 60%, di chuyển tốc độ cao và chuyển hướng 27 – 30%, các động tác lăn ngã 12 – 16%. Do vậy, các hoạt động thể lực chính trong thi đấu bóng chuyền là sức mạnh tay và chân, khả năng linh hoạt và tốc độ di chuyển bước chân, đặc điểm thể lực này còn tùy thuộc vào hoạt động đặc trưng thi đấu từng nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero. Ví dụ: di chuyển ngang hai bên của nhóm phụ công, di chuyển đến bóng của chuyền hai, di chuyển biến hướng của Libero…
Nhiều HLV hiện nay còn nhầm lẫn năng lực linh hoạt (Agility) với khéo léo (flexibility), hoặc giữa tốc độ (Speed)nhanh nhẹn (Quickness). Điều này dẫn đến việc thiết kế nội dung các bài tập trong kế hoạch huấn luyện cho các VĐV sẽ không mang lại hiệu quả.
Một số đặc điểm trong huấn luyện tốc độ (Speed), linh hoạt (Agility) và nhanh nhẹn (Quickness). Reilly (1997), Brown J. (2001), Kraemer và Hakkinen (2002)… đã chứng minh tính hiệu quả về các tố chất đặc biệt cần thiết trong thi đấu ở các môn môn thể thao như bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, hockey, bóng bầu dục, các môn Võ… có mức độ yêu cầu một sự tổng hợp các hoạt động di chuyển bị ngắt quãng liên tục, linh hoạt và mang tính kỹ thuật cao. Tốc độ di chuyển chân nhanh, sức bền cơ, tốc độ, sự linh hoạt,  nhanh nhẹn và mềm dẻo để có thể điều chỉnh vị trí cơ thể được trong lúc người đang ở trên không…là những phẩm chất quan trọng trong suốt quá trình thi đấu. Do bóng bay trong sân có tốc độ cao và liên tục thay đổi quỹ đạo cao thấp trong không gian thi đấu, các VĐV bóng chuyền trình độ cao hiện nay phải luôn chuẩn bị thực hiện nhiều động tác kỹ thuật liên hoàn như: chắn bóng - tự yểm hộ, di chuyển nhanh - lăn ngã - chuyền bóng, phòng thủ - đập  bóng - yểm hộ… Để thực hiện các hành động trên, các VĐV bóng chuyền phài có năng lực về tốc độ, linh hoạt, và nhanh nhẹn (SAQ) với mức độ cao. Việc tăng cường các bài tập linh hoạt và tốc độ còn có tác dụng ngăn ngừa chấn thương trong thực hiện các động tác khó. Ví dụ như động tác vươn tới bóng với biên độ rộng và tốc độ, các động tác lăn ngã, xoạc, trượt, các động tác bật nhảy và tiếp đất từ các tư thế khác nhau …
Theo Little & Williams (2005), khả năng biến tốc, tốc độ tối đa và sự linh hoạt đều có chung các nhân tố quyết định về mặt sinh lí và sinh cơ học. Điều này gián tiếp cho rằng các thích ứng của kỹ năng thể chất và tinh thần để cải thiện tốc độ cũng sẽ góp phần cải thiện sự linh hoạt, đặc biệt là sức mạnh cơ, năng suất tín hiệu thần kinh, kỹ năng vận động và thời gian phản xạ.
Một chương trình kết hợp huấn luyện SAQ thường xuyên trong suốt mùa giải cho phép VĐV trở nên nhanh hơn trong phản ứng lại các kích thích, xuất phát nhanh và hiệu quả hơn, nâng cao năng lực di chuyển biến hướng hoặc dừng lại một cách nhanh chóng để tạo nên một lối chơi nhanh, uyển chuyển, hiệu quả và có thể lặp đi lặp lại. Phương pháp huấn luyện SAQ bao gồm các bài tập có tính chất tăng dần nhằm phát triển kĩ năng toàn diện của VĐV khi thực hiện động tác ở tốc độ nhanh và độ chính xác cao là mục tiêu hàng đầu cho các huấn luyện viên hiên nay khi mật độ thi đấu tăng lên. Phương pháp huấn luyện này luôn được lồng ghép vào chương trình huấn luyện sức mạnh với mục đích hỗ trợ cho việc chuyển đổi sức mạnh chuyên môn có sẵn vào thành tích chung. Hầu như ở tất cả các môn thể thao đòi hỏi các hoạt động nhanh của tay và chân, thì việc huấn luyện tốc độ, linh hoạt và nhanh nhẹn đều có tác dụng cải thiện hoàn toàn kỹ năng của VĐV.
Giới thiệu một chương trình huấn luyện kết hợp SAQ với mục đích cải thiện sự linh hoạt và tốc độ trong phòng thủ, bật nhảy và cân bằng cơ thể trong chắn bóng và đập bóng cho VĐV bóng chuyền theo các tác giả Lee E.Brown & Vance A. Ferrigno, 2005
Ảnh: BẢO TOÀN
HLV VUI VẺ

Trong thi đấu bóng chuyền trình độ cao, trung bình trong mỗi trận đấu các VĐV phải thực hiện từ 21 – 36 động tác phức tạp với cường độ cao, trong đó bật nhảy chiếm chiếm 50 – 60%, di chuyển tốc độ cao và chuyển hướng 27 – 30%, các động tác lăn ngã 12 – 16%. Do vậy, các hoạt động thể lực chính trong thi đấu bóng chuyền là sức mạnh tay và chân, khả năng linh hoạt và tốc độ di chuyển bước chân, đặc điểm thể lực này còn tùy thuộc vào hoạt động đặc trưng thi đấu từng nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero. Ví dụ: di chuyển ngang hai bên của nhóm phụ công, di chuyển đến bóng của chuyền hai, di chuyển biến hướng của Libero…
Nhiều HLV hiện nay còn nhầm lẫn năng lực linh hoạt (Agility) với khéo léo (flexibility), hoặc giữa tốc độ (Speed)nhanh nhẹn (Quickness). Điều này dẫn đến việc thiết kế nội dung các bài tập trong kế hoạch huấn luyện cho các VĐV sẽ không mang lại hiệu quả.
Một số đặc điểm trong huấn luyện tốc độ (Speed), linh hoạt (Agility) và nhanh nhẹn (Quickness). Reilly (1997), Brown J. (2001), Kraemer và Hakkinen (2002)… đã chứng minh tính hiệu quả về các tố chất đặc biệt cần thiết trong thi đấu ở các môn môn thể thao như bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, hockey, bóng bầu dục, các môn Võ… có mức độ yêu cầu một sự tổng hợp các hoạt động di chuyển bị ngắt quãng liên tục, linh hoạt và mang tính kỹ thuật cao. Tốc độ di chuyển chân nhanh, sức bền cơ, tốc độ, sự linh hoạt,  nhanh nhẹn và mềm dẻo để có thể điều chỉnh vị trí cơ thể được trong lúc người đang ở trên không…là những phẩm chất quan trọng trong suốt quá trình thi đấu. Do bóng bay trong sân có tốc độ cao và liên tục thay đổi quỹ đạo cao thấp trong không gian thi đấu, các VĐV bóng chuyền trình độ cao hiện nay phải luôn chuẩn bị thực hiện nhiều động tác kỹ thuật liên hoàn như: chắn bóng - tự yểm hộ, di chuyển nhanh - lăn ngã - chuyền bóng, phòng thủ - đập  bóng - yểm hộ… Để thực hiện các hành động trên, các VĐV bóng chuyền phài có năng lực về tốc độ, linh hoạt, và nhanh nhẹn (SAQ) với mức độ cao. Việc tăng cường các bài tập linh hoạt và tốc độ còn có tác dụng ngăn ngừa chấn thương trong thực hiện các động tác khó. Ví dụ như động tác vươn tới bóng với biên độ rộng và tốc độ, các động tác lăn ngã, xoạc, trượt, các động tác bật nhảy và tiếp đất từ các tư thế khác nhau …
Theo Little & Williams (2005), khả năng biến tốc, tốc độ tối đa và sự linh hoạt đều có chung các nhân tố quyết định về mặt sinh lí và sinh cơ học. Điều này gián tiếp cho rằng các thích ứng của kỹ năng thể chất và tinh thần để cải thiện tốc độ cũng sẽ góp phần cải thiện sự linh hoạt, đặc biệt là sức mạnh cơ, năng suất tín hiệu thần kinh, kỹ năng vận động và thời gian phản xạ.
Một chương trình kết hợp huấn luyện SAQ thường xuyên trong suốt mùa giải cho phép VĐV trở nên nhanh hơn trong phản ứng lại các kích thích, xuất phát nhanh và hiệu quả hơn, nâng cao năng lực di chuyển biến hướng hoặc dừng lại một cách nhanh chóng để tạo nên một lối chơi nhanh, uyển chuyển, hiệu quả và có thể lặp đi lặp lại. Phương pháp huấn luyện SAQ bao gồm các bài tập có tính chất tăng dần nhằm phát triển kĩ năng toàn diện của VĐV khi thực hiện động tác ở tốc độ nhanh và độ chính xác cao là mục tiêu hàng đầu cho các huấn luyện viên hiên nay khi mật độ thi đấu tăng lên. Phương pháp huấn luyện này luôn được lồng ghép vào chương trình huấn luyện sức mạnh với mục đích hỗ trợ cho việc chuyển đổi sức mạnh chuyên môn có sẵn vào thành tích chung. Hầu như ở tất cả các môn thể thao đòi hỏi các hoạt động nhanh của tay và chân, thì việc huấn luyện tốc độ, linh hoạt và nhanh nhẹn đều có tác dụng cải thiện hoàn toàn kỹ năng của VĐV.
Giới thiệu một chương trình huấn luyện kết hợp SAQ với mục đích cải thiện sự linh hoạt và tốc độ trong phòng thủ, bật nhảy và cân bằng cơ thể trong chắn bóng và đập bóng cho VĐV bóng chuyền theo các tác giả Lee E.Brown & Vance A. Ferrigno, 2005
Ảnh: BẢO TOÀN
HLV VUI VẺ

Nguồn: FB FC bóng chuyền Hải Dương
Cúp mở rộng Đắk Nông 2016, các đồng nghiệp và khán giả bất ngờ khi HLV trưởng Phạm Văn Dũng đăng ký thi đấu với tên gốc là Hải Dương chứ không phải là Rudico Hải Dương như cách đây vài tuần ở Vòng 2 - giải VĐQG PV Gas 2016...?
Theo thông tin thì nhà tài trợ Rudico đã rút lui nhưng may mắn là lãnh đạo đội tuyển nữ Hải Dương đã nhanh chóng tìm được doanh nghiệp mới là công ty Bất động Sản Thành Đông. Ngay sau đó, doanh nghiệp BĐS Thành Đông đã hổ trợ một số kinh phí để đội Hải Dương tham gia Cúp Đắk Nông, nhằm có cơ hội cọ sát. Bước tiếp theo là lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Hải Dương và doanh nghiệp Bất động sản Thành Đông sẽ tiến hành thương thảo ký kết hợp đồng tài trợ một số tiền lớn để giúp đội bóng tăng cường lực lượng và cải thiện chế độ trong năm 2017.
Đây là điều đáng mừng cho HLV trưởng Phạm Văn Dũng và các cô gái Hải Dương sau những nổ lực phấn đấu trong năm 2016.
HOÀNG LIÊN

Nhằm giới thiệu đến bạn đọc các đội bóng và các HLV, VĐV đã từng thi đấu thành công, góp phần cho phong trào phát triển môn bóng chuyền khu vực phía Nam. BCSG mở chuyên mục: Những ký ức đẹp trên sàn đấu, để gửi đến bạn đọc những hồi tưởng về bóng chuyền của một thời, BCSG rất mong sự cộng tác của bạn đọc cung cấp thêm các tư liệu hay kỷ niệm về các đội bóng, HLV, VĐV mà bạn yêu thích.
Mở đầu là loạt bài giới thiệu về một số đội bóng chuyền miền Tây 
Bóng chuyền là môn rất phổ biến ở các tỉnh miền Tây, sau ngày thống nhất, từ Long An trở xuống hầu như tỉnh nào cũng có đội bóng chuyền tham gia giải QG, ngoài ra các giải phong trào như: giải nông dân, giải ngành, giải quân đội, Công an…được tổ chức thường xuyên thu hút đông đảo người hâm mộ, công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV được quan tâm đầu tư rất sớm. Nhiều địa phương được đầu tư công tác huấn luyện trình độ cao và có đội tham gia thi đấu hạng mạnh QG như Long An (nam – nữ), Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ (Quân khu 9, Cảng Cần thơ), An Giang, Đồng Tháp (nữ)... Do điều kiện kinh phí khó khăn, nhiều đội bóng đã giải thể, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương vẫn nổ lực duy trì đội bóng như Long An, Bến tre, Vĩnh Long, Hậu Giang (nữ)…và đào tạo được nhiều VĐV giỏi hiện nay như Từ Thanh Thuận, Nguyễn Văn Dữ, Hà Ngọc Diễm (Vĩnh Long), Lê Thành Hạc (Trà Vinh), Trần Thị Thanh Thúy (Long An).... 
Nói đến quá trình phát triển bóng chuyền miền tây không thể không nói đến công sức các Thầy bộ môn bóng chuyền trường ĐH TDTT TPHCM (ĐH TDTT TW 2), sau ngày thống nhất, trong quá trình đi giảng dạy các lớp tại chức các tỉnh, các Thầy đồng thời giúp công tác tuyền chọn và huấn luyện, công tác tổ chức và trọng tài các giải từ phong trào đến trình độ cao. Nhiều Thầy vẫn gắn bó với bóng chuyền miền tây một thời gian dài và gắn bó với các địa phương cho đến nay như: Bùi Huy Châm, Nguyễn Thành Lâm, Nguyễn Xuân Dung, Lương Khương Thượng, Đặng Đức Xuyên, Nguyễn Ngọc Tiên, Huỳnh Thúc Phong, Phan Ngọc Huy… 
Do gần nhau, bóng chuyền TPHCM và các đội bóng chuyền miền Tây dần hình thành mối liên kết với nhau về mặt chuyên môn cũng như mối quan hệ thân thiết giữa các VĐV, dần dần các giải thi đấu đều có tên chung chung là khu vực phía nam.
Nhằm giới thiệu bạn đọc về phong trào bóng chuyền khu vực phía Nam, đây cũng là những viên gạch đầu tiên trong những thời điểm khó khăn hình thành nên phong trào bóng chuyền bây giờ, BCSG mở loạt bài viết về vài điểm sáng bóng chuyền miền Tây.
Vĩnh Long - đội bóng chuyền Nam duy nhất miền Tây vô địch Quốc gia
Từ đầu những năm 1980, đội bóng chuyền Sở tài chính tỉnh Cửu Long đại diện tỉnh tham gia thi đấu hạng B giải Quốc gia, năm 1986 đội đạt chức vô địch vòng chung kết giải bóng chuyền Công nhân viên chức toàn quốc tại Đà Nẵng và dược đặc cách lên thi đấu hạng A2 (A1 bây giờ). HLV là thầy Bùi Huy Châm, các VĐV gồm:  Lưu Võ, Phước, Hào, Chánh, Quyền, Nghĩa, Sơn, Hội, Mười, Trầm, Triệu, Luật. Cũng năm này đội tuyển trẻ Vĩnh Long cũng vượt qua các đối thủ mạnh như TPHCM, Long An giành chức vô địch giải trẻ phía nam.
Năm 1989 Vĩnh Long lần đầu tham dự vòng chung kết hạng A1 tại Hải Phòng và giành chức vô địch, được thăng hạng đội mạnh Quốc gia cùng với đội Quân khu 5, đôi hình gồm HLV Nguyễn Ngọc Tiên và các VĐV: Quyền, Nguyễn Hùng Sơn, Triệu, Đạt, Sơn, Hải, Thành, Trần văn Sơn.
Năm 1996 giải đội mạnh Quốc gia tổ chức ở Long An và Vĩnh Long, tại sân nhà Vĩnh Long vượt qua các đội Công An TPHCM, Quân đoàn 4, Quân khu 5, Quân khu 4 với tỷ số 3/0, vào vòng chung kết thắng CLBQĐ (Thể công) 3/0, thua Dệt Thành công 2/3. Là đội bóng chuyền nam đầu tiên và duy nhất cho đến nay ở khu vực miền Tây vô địch giải đội mạnh Quốc gia. Đôi hình gồm các VĐV: Trần Văn Sơn, Tống Phát Đạt, Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Xuân Thiều, Lê Thanh Hồng, Trần Anh Kiệt, Nguyễn Ngọc Quyền, Nguyễn Hùng Sơn, Trương Minh Hải, Trần Kiến Sơn, Nguyễn Thanh Phú), HLV Nguyễn Ngọc Tiên, VĐV Trần văn Sơn và Hà Thu Dậu là VĐV xuất sắc nhất giải.
Nhận xét về đội Vĩnh Long năm 1996 từ HLV Huỳnh Thúc Phong (HLV trưởng Dệt Thành Công 1993 - 1996) chia sẻ: Chúng tôi là đội duy nhất thắng Vĩnh Long, tuy nhiên về hạng nhì do thua tỷ số ván thắng/ thua (thua Công An TPHCM 2/3). Vĩnh Long mùa giải 1996 tuy có nhiều VĐV trẻ trong đội hình nhưng thi đấu ổn định và gắn kết, họ vô địch là xứng đáng. Đặc biệt với đội hình “có một không hai” gồm 4 VĐV chủ công thuận tay trái rất khéo léo luôn gây khó khăn cho hàng chắn đối phương. Chủ công Trần văn Sơn, thành viên đội tuyển Quốc gia (cùng VĐV Hà Thu Dậu đoạt giải VĐV xuất sắc nhất giải) là một trong các VĐV tay “chiêu” thi đấu nổi bật trong giải và nhiều năm sau trong đội hình Vĩnh Long, sức mạnh, sức bật, khả năng xử lý bóng khôn khéo từ hai biên và hàng sau, Sơn (bắp) là mẫu VĐV toàn diện khó tìm hiện nay.
Năm 2006 đội Vĩnh Long rớt hạng đến năm 2013 mới trở lại đội mạnh, lúc này HLV Bùi Huy Châm trở lại đội huấn luyện và đào tạo các VĐV rất nổi tiếng như Từ Thanh Thuận, Nguyễn văn Dữ... 
Trải qua nhiều thăng trầm, điều kiện khó khăn về kinh phí, bóng chuyền Vĩnh Long (nam – nữ) vẫn nỗ lực duy trì và phát triển đội bóng, là một điểm sáng trong phong trào BC khu vực phía nam và BC cả nước nói chung.
HLV VUI VẺ

Giải bóng chuyền các đội mạnh nữ - Cúp Đắk Nông 2016:
Nhằm phục vụ nhân dân Tây Nguyên - Đắk Nông vào những ngày cuối năm 2016 và phát triển phong trào TDTT của tỉnh Đắk Nông, Sở VH-TT&DL tỉnh Đắk Nông đã mời các đội mạnh nữ của Việt Nam hội tụ về tỉnh nhà để cống hiến những trận đấu hấp dẫn, những pha bóng đẹp của những "chân dài" xinh xắn. Giải có sự tham dự của 5 đội bóng gồm: VTV Bình Điền Long An, Thông tin Liên Việt Post Bank, Truyền hình Vĩnh Long, Hải Dương, Hóa Chất Đức Giang Hà Nội. 
Các đội sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt, sau đó xác định 2 đội xếp hạng 3 - hạng 4 sẽ tranh hạng ba và 2 đội xếp hạng 1 và hạng 2 sẽ tranh chung kết. 
  Ngày
  Gi
                                Đội Gặp Đội
 Kết Qủa
 26/12
17g
Truyền hình Vĩnh LongHải Dương

20g
VTV Bình Điền Long An Thông tin LVPB

 27/12
17g
Hóa Chất Đức Giang Hà Nội - TTLVPB

19g
Truyền hình Vĩnh Long – VTV Bình Điền Long An

 28/12
17g
Hải Dương – VTV Bình Điền Long An

19g
Hóa Chất Đức Giang HN – Truyền hình Vĩnh Long

 29/12
17g
Thông tin LVPB – Truyền hình Vĩnh Long

19g
Hải Dương – Hóa Chất Đức Giang Hà Nội

 30/12
17g
VTV Bình Điền Long An – Hóa Chất Đức Giang HN

19g
Thông tin Liên Việt Post Bank – Hải Dương

 31/12
14g
Hạng 3 – Hạng 4: Tranh hạng ba

16g45
Hạng 1 – Hạng 2: Tranh Chung kết


Ảnh: BẢO TOÀN - THIÊN HOÀNG
PHẠM KHƯƠNG

Như BCSG đã từng thông tin, chủ công Hà Ngọc Diễm sẽ kết thúc hợp đồng thi đấu với đội bóng nữ Truyền hình Vĩnh Long vào cuối tháng 12/2016. Do đó, cô đang phân vân giữa ra đi hay ở lại đội bóng này vì đã có vài lời mời đến nơi khác...
Nhưng từ khi HLV trưởng Nguyễn Xuân Dung dẫn dắt đội bóng Truyền hình Vĩnh Long, chủ công Hà Ngọc Diễm đã được rèn luyện thêm một số động tác kỹ thuật tốt hơn. Vì vậy, cô đã giúp đội bóng cải thiện thành tích rất tốt: Đầu tiên là chiếc Cúp vô địch Arirang 2016 khi thắng ĐKVĐ Ngân hàng Công Thương và có được 2 trận thắngVòng 2 giải VĐQG PV Gas 2016 (Sau Vòng 1 không tìm được ván thắng nào)...
Do đó, Hà Ngọc Diễm đã đánh tiếng nếu HLV trưởng Nguyễn Xuân Dung (Sẽ kết thúc hợp đồng ngắn hạn với đội bóng vào cuối tháng 12/2016) tiếp tục dẫn dắt đội bóng chuyền nữ Truyền hình Vĩnh Long thì cô sẽ tái ký hợp đồng với đội nhà. 
HLV trưởng Nguyễn Xuân Dung là một HLV lão luyện và giỏi nghề. Ông "đọc" trận đấu rất tốt nên đã giúp BCSG nhận định chính xác 100% các trận đấu VCK của Nữ ở giải VĐQG PV Gas 2016 vừa qua. Thậm, khi còn dẫn dắt đội bóng yếu Cao su Phú Riềng, ông từng làm HLV Thái Lan đang dẫn dắt đội bóng nữ Tân Bình TPHCM thua tức tưởi khi bố trí đội hình chiến thuật biến hóa để thắng. Sau đó, HLV Thái Lan này đã gặp riêng ông tỏ thái độ kính phục tài năng của ông. Tuy nhiên, do phong cách đơn giản, phóng khoáng chỉ thích vui chơi với nghề nên các đội bóng lớn có thương hiệu e ngại. Vì vậy, ông chỉ được các đội bóng rất khó khăn nhờ giúp như: Cao su Phú Riềng, Truyền hình Vĩnh Long và Nam Long An...Nhưng dưới bàn tay điêu luyện của ông, dù đội nhà luôn khó khăn về đội hình nhưng bất kỳ đội bóng lớn nào cũng phải e ngại, tiêu biểu như: đội nữ Truyền hình Vĩnh Long thắng ĐKVĐ Ngân hàng Công Thương để đoạt cúp vô địch, nam Long An lọt vào trận chung kết để đoạt HCB giải bóng chuyền Đại hội TDTT toàn quốc 2014...
Ảnh: BẢO TOÀN
HOÀNG LIÊN

Thông tin Liên Việt Post Bank và Truyền hình Vĩnh Long sẽ tái đấu...
Sau vài lần trì hoãn do trùng với một số giải tập huấn và VĐQG PV Gas 2016, bằng nổ lực và quyết tâm tổ chức một giải đấu chất lượng phục vụ nhân dân tỉnh Tây Nguyên - ĐakNông, lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh ĐakNông đã chính thức thông báo giải bóng chuyền nữ đội mạnh ĐakNông mở rộng 2016 sẽ diễn ra từ ngày 26-31/12/2016 tại nhà thi đấu tỉnh ĐakNông gồm 5 đội bóng: VTV Bình Điền Long An, Thông tin Liên Việt Post Bank, Rudico Hải Dương, Truyền hình Vĩnh Long và tân binh Hóa chất Đức Giang Hà Nội.
Các đội bóng sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt để chọn ra 2 đội nhất - nhì tranh chung kết và 2 đội hạng 3-4 tranh hạng ba.
Các trận đấu sẽ đưoợc trực tiếp trên Đài truyền hình Đak Nông và HTV Thể Thao vào các giờ 17g và 19g.
Cơ cấu giải thưởng:
Vô địch: Cúp và 50 triệu đồng
Á quân: 30 triệu đồng
Hạng ba: 20 triệu đồng
Hạng 4: 12 triệu đồng
Giải khuyến khích: 8 triệu đồng
Cùng các giải thưởng cá nhân:
Cầu thủ toàn diện
Libero xuất sắc
Chuyền hai xuất sắc
Tấn công xuất sắc
Hoa khôi Cúp Đak Nông 
Ảnh: THIÊN HOÀNG
HOÀNG LIÊN

Bởi vì, đa số những nhân vật góp mặt trong tiệc Hội ngộ bóng chuyền Nam - Bắc vào chiều ngày 21/12 tại Tòa soạn báo Mực Tím đều là những danh thủ "Vang bóng một thời" trong làng bóng chuyền Việt Nam...

Tháp tùng tuyển thủ Dương Hải Hà (Giấy Bãi Bằng) là phu quân - Tay đua xe đạp số 1 VN Trương Quốc Thắng
Cựu tuyển thủ Hương Giang (Tuyển thủ trẻ xuất sắc ĐNA) chuẩn bị chu đáo trong vai trò MC
Theo như ông Nguyễn Thành Lâm (Phó chủ tịch LĐBCVN và LĐBC TPHCM) thì thế hệ bóng chuyền trải dài qua nhiều thế hệ từ 4x đến 8x (Sinh từ khoảng năm 1940 đến 1980), mỗi cá nhân đều có những đóng góp rất lớn cho bóng chuyền TPHCM và Việt Nam. Từ thế hệ tuyển thủ QG đầu tiên ở miền Nam chỉ 4 người trong đó có ông Nguyễn Thành Lâm (Cựu tuyển thủ Quân Đoàn 4 và HLV trưởng đội nam Dệt Thành Công), đến thế hệ các cựu tuyển thủ với các ông Đào Ngọc Chánh, Trần Minh Khang, Lương Khương Thượng (Quân Đoàn 4), Kiên, Nguyện, Phong (Công nhân hóa chất)...tiếp theo là các anh Đình Khôi, Quang Khải, Triệu Lương, Tuấn... (Công an TPHCM), Trần Đức Bảo (Seaprodex), Trương Hữu Vinh, Mạnh, Đức Hoạt...(Dệt Thành Công), Trần Nhật Hải Bằng (Bưu điện TPHCM), Phạm Chiến Thắng, Thành, Khánh (Quân Đoàn 4)...ở phía Nam hay Hà Thu Dậu, Hương Giang (Nam Định), Dương Hải Hà (Giấy Bãi Bằng), Thanh Hoa (Bưu điện Hà Nội)....ở phía Bắc và thậm chí các cầu thủ phong trào như Kim Oanh, Khánh Phương...cũng góp phần phát triển phong trào bóng chuyền khắp mọi nơi.
4 tuyển thủ bóng chuyền QG đầu tiên ở miền Nam
Cho dù ai thành đạt ở phương xa như Mỹ, Úc...giàu có hay khó khăn thì bước vào buổi hội ngộ đều trở nên gần gũi, ôm nhau tay bắt mặt mừng ôn lại những ánh hào quang năm xưa.
"Cựu nữ danh thủ" Hà Thu Dậu vẫn còn được ngượng mộ
Vì vậy, rất khó có thể diễn tả lại hết những kỷ niệm vui buồn và danh hiệu của các anh chị nên chỉ có thể hiểu được ý nghĩa rất đáng chân trọng của anh Trần Đức Bảo và các anh em Hội cựu bóng chuyền TPHCM đã rất tâm huyết và đầu tư để tổ chức buổi hội ngộ mang đậm tình nghĩa với các đàn anh và đồng nghiệp. Tạo nên một gia đình bóng chuyền ấm áp những ngày cuối năm!
Ảnh: VƯƠNG THÁI - DƯƠNG LÂM
HOÀNG LIÊN

Ông Thái Bửu Lâm rất chịu khó theo dõi các đội bóng của Bình Điền Long An dù là các giải tập huấn hay giải trẻ....
Tiếp nhận Công ty TNHH thể thao Bình Điền Long An và các đội bóng VTV Bình Điền Long An tròn 100 ngày. Nhưng ông Thái Bửu Lâm đã chịu khó lăn xả vào công việc với tinh thần trách nhiệm cao từ việc sắp xếp lại nội bộ trong nhà đến việc tiếp xúc và ngoại giao với nhiều chuyên gia và đồng nghiệp bạn bè các đội bóng để tìm hiểu, đã giúp ông có nhiều chỉ đạo hợp lý hơn trong công việc mới. Ông Thái Bửu Lâm đã có vài chia sẻ với BCSG.
Trong thời gian ngắn tiếp nhận đến thời điểm kết thúc mùa giải VĐQG 2016, ông có gặp khó khăn không?
Tôi không thấy có gì khó khăn vì lãnh đạo CTCP phân bón Bình Điền rất tạo điều kiện cho đội bóng và tôi làm việc. Tôi cũng đã quan sát đội bóng này từ nhiều năm, qua những mùa giải bóng chuyền nữ quốc tế - Cúp Bình Điền. Đồng thời, trong vị trí là Phó Chủ tịch Công Đoàn CTCP phân bón Bình Điền nên tôi có trách nhiệm quan tâm đến cuộc sống của các phòng ban để chia sẻ. 
Vậy sau mùa giải năm 2016, ông sẽ có những điều chỉnh gì để cải thiện thành tích của đội bóng?
Tôi sẽ quyết liệt hơn về mặt nhân sự...
Cụ thể là quyết liệt như thế nào...?
Tôi sẽ đề nghị BHL cần quyết liệt hơn về lực lượng. VĐV nào chấp nhận vì màu cờ sắc áo của VTV Bình Điền Long An thì phải cố gắng thể hiện và hy sinh. Ai không đáp ứng thì cần cương quyết đào thải chứ không úp úp mở mở không có tinh thần phấn đấu.
Trong thời gian ngắn từ khi tiếp nhận Công ty và đội bóng, ông đã lăn xả vào công việc khắp các giải đấu từ Sanatech ở Bến Tre, giải trẻ toàn quốc ở Hà Tĩnh, Hội thảo bóng chuyền chuyên nghiệp ở Hà Nội...ông đánh giá thế nào về khả năng phát triển của bóng chuyền Long An nói chung và CLB VTV Bình Điền Long An nói riêng...?
Thật sự là khó khăn vì tính chất vùng miền. Do chúng tôi là CLB đột phá về các chế độ ưu đãi ở phía Nam nhưng đầu vào thì chưa có nhân tố nhiều như phía Bắc. Tôi muốn nói đến ý chí và tinh thần của cầu thủ nữ phía Bắc mạnh mẽ hơn cầu thủ nữ phía Nam, thiếu sự kiên trì nên cần có thời gian để cải thiện mới bứt phá. 
Vậy ông có kế hoạch gì cho mùa giải 2017?
Chắc chắn là phải có. Đầu tiên là chúng tôi sẽ rà soát về tình hình nhân sự. Sau đó, tôi sẽ quyết định tuyển chọn những nhân sự mới ở các đơn vị khác về, để tạo một luồng gió mới, mạnh mẽ hơn. Sau đó, tôi sẽ báo cáo tình hình với ban lãnh đạo CTCP phân bón Bình Điền để xem các anh có định hướng và chỉ đạo kế hoạch phát triển 
Có thể nói là thành tích của đội bóng vẫn giữ vừng vị trí hạng 3 Việt Nam- ông vẫn tin tưởng BHL hiện nay chứ?
Đúng vậy, tôi vẫn tin tưởng các anh em BHL hiện nay vì họ vẫn rất tận tình với công việc. Nhưng tôi cần anh em phải quyết liệt hơn nữa, anh em phải thẳng thắn bày tỏ tâm tư nguyện vọng để lãnh đạo nắm bắt kịp thời để điều chỉnh. Qua đó, tôi sẽ đề nghị BHL đánh giá và đề xuất mục tiêu thành tích và kế hoạch tập luyện cho mùa giải 2017. 
Xin cám ơn ông và chúc VTV Bình Điền Long An nâng cao thành tích hơn trong mùa giải 2017!
Ảnh: THIÊN HOÀNG
HOÀNG LIÊN

BCSG xin được phép chia sẻ tâm sự của Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến đầu tiên, dù ông là người phát biểu sau cuối: "Cách đây nhiều năm tôi có dịp cùng NCS Huỳnh Thúc Phong công tác ở Nga, tôi đã nghe NCS ấp ủ đề tài này, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của bóng chuyền Việt Nam làm sao thắng được Thái Lan...Hôm nay, có mặt trong Hội đồng giám khảo, tôi rất bất ngờ vì sự kiên nhẫn đeo bám đề tài, chứng tỏ sự đam mê và tâm huyết với nghề và bóng chuyền Việt Nam...." Chính vì vậy mà khi là giám khảo đầu tiên trong vai trò phản biện 1 - GS.TS Huỳnh Trọng Khải (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư Phạm TDTT TPHCM) đã tâm đắc: "Tôi từng xuất thân từ môn bóng chuyền nên tôi hiểu được giá trị của đề tài mà NCS Huỳnh Thúc Phong đã biên soạn rất chặt chẽ và tốt. NCS đã đầu tư rất tốt bằng những phần mềm nghiên cứu hiện đại cũng như lấy số liệu rất vất vả để có luận án rất tốt..." Và Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng (Chủ tịch Hội đồng Trọng tài LĐBCVN) trong vai trò phản biện 3 đã đánh giá: "Là người trong nghề, tôi rất trân trọng luận án của NCS Huỳnh Thúc Phong, anh đã đầu tư rất chặt chẽ, có thể áp dụng cho các đội bóng và LĐBCVN trong công tác đào tạo và sử dụng công nghệ ở các ĐTQG..."
Phản biện cho Luận án nghiên cứu của HLV Huỳnh Thúc Phong là 2 Tiến sĩ rất có chuyên môn tốt về bóng chuyền là TS Nguyễn Văn Hùng và TS Phạm Thế Vượng (Trưởng bộ môn bóng chuyền Trường ĐH TDTT Bắc Ninh) nên đề tài càng có giá trị cao
Riêng Chủ tịch Hội đồng giám khảo - GS.TS Lê Qúy Phượng (Hiệu trưởng Trường ĐH TDTT TPHCM) đánh giá: " Từ một VĐV bóng chuyền mà NCS Huỳnh Thúc Phong đã chịu khó học tập và không ngừng nghiên cứu để có những đề tài tốt cho đam mê bóng chuyền của mình. Anh đã đóng góp rất tốt cho sự phát triển của bóng chuyền Việt Nam nếu đề tài này được áp dụng rộng rãi...Vì vậy, tôi đánh giá rất cao đề tài này"
Sau khi nghe NCS Huỳnh Thúc Phong trình bày và nhận sự phản biện của 3 TS Nguyễn Văn Hùng, Phạm Thế Vượng, Huỳnh Trọng Khải thì Hội đồng giám khảo gồm 7 Tiến sĩ trong đó có 2 Gíao sư đã cùng biểu quyết 7/7 đồng ý cho NCS Huỳnh Thúc Phong đạt danh vị Tiến sĩ. BCSG xin được chúc mừng tân Tiến sĩ Huỳnh Thúc Phong.
Giáo sư - Tiến sĩ Lê Qúy Phượng (Chủ tịch Hội đồng giám khảo - Hiệu trưởng Trường ĐH TDTT TPHCM) đánh giá và đọc quyết định công nhận danh vị Tiến sĩ cho NCS Huỳnh Thúc Phong
Phu nhân và 2 con gái của tân Tiến sĩ Huỳnh Thúc Phong cùng bạn bè tặng hoa và gửi lời chúc mừng ông.
HOÀNG LIÊN

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.