tháng 12 2018

Vui buồn trong từng pha bóng của chủ công Lê Quang Khánh (TPHCM)
Dù đoạt rất nhiều cúp ở các giải trong nước cùng các CLB khác nhau cũng như huy chương ở ĐTQG trong các giải SEA Games. Nhưng đây là lần đầu tiên chủ công Lê Quang Khánh đoạt ngôi vô địch Việt Nam cùng đội tuyển TPHCM. Đó là giấc mơ đã từ rất lâu của anh. Dĩ nhiên, anh đã đổ mồ hôi và nước mắt rất nhiều để vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống và thi đấu. Dưới đây là những vui buồn của anh trong từng pha bóng.
THANH THANH

Nói về chuyên môn, làng bóng chuyền Việt Nam đều kính trọng trình độ tiến sĩ chuyên sâu bóng chuyền tốt nghiệp ở Bungary của HLV trưởng Bùi Huy Châm. Dĩ nhiên, đó không chỉ là lý thuyết mà còn là những thành tích thực tế mà ông đã dẫn dắt qua rất nhiều đội bóng trong và ngoài nước. Do đó, bongchuyensaigon.online không nhắc lại mà muốn đi sâu vào niềm đam mê và nhiệt huyết của HLV trưởng Bùi Huy Châm đã truyền lửa cho bóng chuyền TPHCM.
Qua gần 3 nhiệm kỳ BCH LĐBC TPHCM với 17 năm dài giăng dẳng, bóng chuyền TPHCM sa sút thê thảm, với hàng loạt đội bóng rớt hạng và giải thể, làm nản lòng người hâm mộ. Khán giả càng ngày càng bỏ rơi môn bóng chuyền ở TPHCM. May mắn, trong hoàn cảnh đó vẫn còn một người có "Tâm" với bóng chuyền TPHCM - ông Nguyễn Xuân Hàn (Chủ tịch HĐQT CTCP Maseco). Trong dịp tài trợ giải bóng chuyền quốc tế - Cúp Arirang ở Vĩnh Long, ông Nguyễn Xuân Hàn đã nhìn ra tài năng và sự nhiệt huyết của HLV Bùi Huy Châm nên đã mời ông về với bóng chuyền TPHCM, để xây dựng lại đội bóng Maseco TPHCM sớm bước lên đỉnh cao của bóng chuyền Việt Nam. Tiếp nhận đội bóng chuyền nam Maseco TPHCM năm 2014, HLV Bùi Huy Châm đã bắt tay vào công việc cải tổ đội bóng nhanh chóng. 

Bỏ biệt thự ra ngủ phòng tập thể:

Ai cũng biết, cơ ngơi của HLV Bùi Huy Châm rất đồ sộ. Đó là căn biệt thự rộng lớn có hồ bơi ở khu đất vàng đắt giá ở Sài Gòn - Phường Thảo Điền (Quận 2). HLV phó Nguyễn Văn Hòa hay nói đùa: "Biệt thự của thầy rất rộng, chỉ riêng căn phòng cho người giúp việc đã hơn căn nhà của tôi rất nhiều..." Vậy mà HLV Bùi Huy Châm quá lo cho đội bóng nên luôn muốn tập trung vào công việc. Ông bỏ căn biệt thự "Nệm ấm, chăn êm" để ở căn phòng tập thể nhỏ cùng các cầu thủ ở nhà thi đấu Rạch Miễu (Quận Phú Nhuận). Dù mang tiếng nhà ở Sài Gòn nhưng nhiều tháng trời, ông không về nhà, thậm chí, phu nhân của HLV Bùi Huy Châm phải nấu ăn để mang đến tận phòng của ông ở Rạch Miễu để bồi dưỡng sức khỏe cho ông.

Thức khuya - dậy sớm vì đội bóng:

Dù ai cũng biết, người lớn tuổi khó ngủ nhưng với HLV Bùi Huy Châm không phải vì mất ngủ của người già mà vì quá tập trung vào công việc. Những ngày thi đấu, ông thức gần 2-3 giờ sáng nghiên cứu băng hình để cập nhật về đối thủ. Sáng sớm khoảng 4g là ông đã thức, để đốc thúc các cầu thủ dậy tập thể dục, ăn sáng chuẩn bị cho buổi tập lúc 8g sáng. Vì vậy, nhiều cầu thủ đã bớt đi về trễ và thức chơi games vì sợ không đảm bảo sức khỏe nên họ dần bỏ các thói quen không tốt trước đây, để học tập theo giờ sinh hoạt lành mạnh của thầy Bùi Huy Châm.
Vì vậy, có thể nói thành tích của đội bóng chuyền nam TPHCM đã khơi gợi lại phong trào bóng chuyền TPHCM có "lửa" hơn. Nhiều giải bóng chuyền phong trào bắt đầu được tổ chức, để thỏa mãn niềm đam mê trước đây đã bị nguội lạnh. Tiêu biểu nhất là ngay đầu năm 2019, Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM - HUBA sẽ tổ chức giải bóng chuyền doanh nghiệp (Từ 11-18/1) với 12 đội bóng tham dự, trong đó, giải thưởng đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay ở một giải phong trào ở TPHCM.
THANH NAM

Điều gì làm cho Ngọc Hoa - H9 căng thẳng nhất...?
Trận chung kết nữ ở giải VĐQG PV Gas 2018 tại ĐakLak giữa ĐKVĐ VTV Bình Điền Long An và Thông tin Liên Việt Post Bank vừa diễn ra rất căng thẳng và kịch tính. Nhưng đối với bản lĩnh và kinh nghiệm của thủ quân Ngọc Hoa - H9 của ĐKVĐ VTV Bình Điền Long An thì dễ dàng vượt qua, để động viên đồng đội giành chiến thắng.
Nhưng trong chặng dừng chân ở Đak Nông trên đường về, Ngọc Hoa - H9 phải rất tập trung cao độ, khi nhiệt tình giúp ông chủ tiệm cà phê đóng gói cà phê vào bao cho đồng đội. HLV trưởng Nguyễn Quốc Vũ nói đùa với các học trò: "Nhìn mặt chị Ngọc Hoa đóng gói cà phê căng thẳng còn hơn trận chung kết vừa qua kìa..."
HOÀNG LIÊN

CTCP Maseco vẫn dành nhiều tình cảm cho bóng chuyền TPHCM
Dù đã không còn là nhà tài trợ chính thức của đội tuyển nam TPHCM nhưng ông Nguyễn Xuân Hàn (Chủ tịch HĐQT CTCP Maseco) và lãnh đạo CTCP Maseco, vẫn luôn quan tâm đến HLV trưởng Bùi Huy Châm và các cầu thủ TPHCM. Dù giải đấu mà đội tuyển nam TPHCM tham gia ở xa hay gần, đại diện CTCP Maseco đều sắp xếp thời gian để đến cổ vũ.
VCK giải VĐQG PV Gas 2018 tại ĐakLak này cũng vậy, ban lãnh đạo CTCP Maseco TPHCM và đặc biệt ông Nguyễn Xuân Hàn dù đang công tác ở nước ngoài nhưng vẫn gửi tình cảm đến đội bóng chuyền nam TPHCM khi trao thưởng: 100 triệu đồng của CTCP Maseco, ông Nguyễn Xuân Hàn tặng 20 triệu đồng và ông Đỗ Hướng Dương (PTGĐ CTCP Maseco) thưởng 20 triệu đồng.
HOÀNG LIÊN

Trong trận chung kết nam vừa kết thúc vào tối nay (28/12) tại nhà thi đấu ĐakLak, các học trò của HLV trưởng Bùi Huy Châm (TPHCM) đã đăng quang thuyết phục khi thắng đội bóng Thể Công với tỉ số 3-0. Như vậy, bóng chuyền TPHCM đã giành lại ngôi vô địch Việt Nam sau 3 năm.
Khép lại giải VĐQG PV Gas 2018: TPHCM đăng quang thuyết phục!
VTV Bình Điền Long An vô địch giải nữ
2 VĐV chuyền hai xuất sắc nhất: Nguyễn Linh Chi (TTLVPB) và Đinh Văn Tú (TPHCM)
2 VĐV phòng thủ xuất sắc nhất: Võ Văn Cao (Thể Công) và Nguyễn Thị Kim Liên (VTV Bình Điền Long An)
2 VĐV tấn công xuất sắc nhất: Nguyễn Văn Hạnh (TPHCM) và Dương Thị Hên (VTV Bình Điền Long An)
Tổ trọng tài xuất sắc nhất
HOÀNG LIÊN

Chiều nay (28/12), suất rớt hạng nam duy nhất đã được xác định là Quân Khu 4, sau khi thua XSKT Vĩnh Long 1-3. Như vậy, bóng chuyền Vĩnh Long đã hoàn thành nhiệm vụ khi 2 đội nữ Truyền hình Vĩnh Long và nam XSKT Vĩnh Long đều trụ hạng thành công.
Qua đó, lãnh đạo UBND tỉnh và LĐBC tỉnh Vĩnh Long đã thưởng cho 2 đội bóng tổng số tiền gần 200 triệu đồng.
HOÀNG LIÊN

Đăng quang vô địch vào tối qua (27/12) ở VCK giải VĐQG PV Gas 2018, HLV trưởng Nguyễn Quốc Vũ (CLB VTV Bình Điền Long An) vượt qua các "Thầy" Lương Khương Thượng, Nguyễn Văn Hải, Apisak... để lập nên lịch sử cho bóng chuyền nữ phía Nam nói chung và Long An nói riêng, vô địch 2 năm liên tục ở giải VĐQG PV Gas 2017, 2018.
THANH NAM

"Thần linh" đứng về phía VTV Bình Điền Long An
Trận chung kết nữ tưởng rằng sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng cho VTV Bình Điền Long An khi thắng ván 1 quá nhanh 25/12 và ván 2 cũng dễ dàng 25/22. Điều quan trọng là nhiều pha ghi điểm Long An quá may mắn làm nản lòng HLV trưởng Bùi Huy Sơn của Thông tin Liên Việt Post Bank.
Nhưng cũng từ ván 3, các cầu thủ Long An sa sút bất ngờ để đối thủ bừng lên lấn lướt nên cân bằng 2-2. Mọi người đã nghĩ đến kịch bản cú lội ngược cho Thông tin Liên Việt Post Bank khi họ dẫn điểm ở ván 5. Nhưng bất ngờ nổ lực cứu bóng của thủ quân - chuyền hai Linh Chi của Thông tin Liên Việt Post Bank làm cô ngã xuống chấn thương nặng phải cáng ra sân. Lúc này, Long An tận dụng ưu thế để vượt lên 13-11. Nhưng một lần nữa Thông tin Liên Việt Post Bank cân bằng 13-13 bằng sự kiên trì. Nhưng "Thần linh" vẫn đứng về phía VTV Bình Điền Long An khi 2 phá ghi điểm cuối cùng đã thuộc về họ để đăng quang ngôi vô địch lần thứ 2 liên tiếp.
"Thần linh" đứng về phía VTV Bình Điền Long An
"Thần linh" đứng về phía VTV Bình Điền Long An
HOÀNG LIÊN

Đội nam Bến Tre được thưởng lớn sau khi trụ hạng
Với thành tích giữ hạng sau chiến thắng trước XSKT Vĩnh Long 3-2, đội nam Bến Tre ngoài việc được Giám đốc Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch Bến Tre - ông Trương Quốc Phong thưởng "nóng" tại sân, đội nam Bến Tre sẽ được thưởng ít nhất 170 triệu, gồm 150 triệu cho thành tích giữ hạng, 20 triệu cho 1 trận thắng theo chế độ khen thưởng mới nhất vừa được UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt.
HỒNG ÁNH

"Thần linh" lạc vào khách sạn Công Đoàn...?
Đội bóng chuyền nam XSKT Vĩnh Long có thói quen...không trú ngụ cùng chỗ ở của các đông nghiệp nữ Truyền hình Vĩnh Long mỗi khi cả hai đội thi đấu cùng một địa điểm. Lần này cũng không khác, nếu nữ Truyền hình Vĩnh Long chọn Nhà khách Công đoàn cạnh Nhà Thi đấu Đắc Lắc để tiện cho việc đi lại thì các học trò của HLV Trương Minh Hải lại chon khách sạn Tây Nguyên, "nhường" chỗ cho đối thủ trực tiếp trong trận play off là Bến Tre. Điều thú vị ở chỗ, "thần linh đã lạc vào Nhà khách Công đoàn nên cả hai đội nữ Truyền hình Vĩnh Long (thắng ĐakLak 3-2) và nam Bến Tre (thắng XSKT Vĩnh Long 3-2) đều được hưởng "phép màu" khi tưởng thua thành thắng nên trụ hạng sau lượt đấu chéo nhóm dưới. Trong khi, XSKT Vĩnh Long phải chờ trận quyết định với Quân Khu 4 vào ngày mai (29/12). 
Tuy nhiên, sau đó, khi "vị thần" này rời khỏi nhà khách, cả nữ THVL và nam Bến Tre tre đều thất bại trong trận đấu thủ tục - tranh hạng 7, trước nữ Hóa chất Đức Giang (2-3) và Hà Tĩnh (1-3).
HỒNG ÁNH

LĐBCVN đã lắng nghe nguyện vọng của các cầu thủ
Sau khi BCSG Online tiếp nhận những cảm xúc của các cầu thủ nằm trong Top có huy chương ở giải VĐQG PV Gas 2018 tại DakLak, để đăng tải góp ý với LĐBCVN về việc không trao huy chương cho các cá nhân đoạt giải sắp tới.
Theo nguồn tin, ông Lê Văn Thành (Chủ tịch LĐBCVN) đã có chỉ đạo BTC giải VĐQG PV Gas 2018 nhanh chóng thiết kế và chuẩn bị các bộ huy chương vàng, bạc, đồng cho 2 giải nam và nữ để trao trong lễ bế mạc VCK giải VĐQG PV Gas 2018 vào ngày mai (28/12). Dù không phải là những huy chương có giá trị do Tổng cục TDTT cung cấp. Nhưng thiện chí của LĐBCVN cũng giúp cho niềm vui và vinh dự của các cầu thủ đoạt giải vui mừng vì lưu giữ được một kỷ niệm đẹp trong sự nghiệp của cá nhân.
Đây là một tấm lòng và tinh thần cầu thị của lãnh đạo LĐBCVN rất đáng được trân trọng!
HOÀNG LIÊN

Quyền lợi các cầu thủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi LĐBCVN không trao huy chương
HLV Phạm Thị Yến trở thành Trung tá quân đội từ những chiếc huy chương ở giải VĐQG PV Gas
Xung quanh thông tin trong cuộc họp kỹ thuật vào ngày 24/12/2018, một thành viên đại diện cho Ban Tổ chức giải cho biết chỉ trao Cúp cho đội nam, nữ đoạt chức Vô địch mà không trao bộ huy chương Vàng, Bạc, Đồng cho các đội đạt thứ hạng cao nhất như quy định trong tất cả các mùa giải trước đó và điều lệ giải đã ban hành từ đầu năm, hiện vẫn là đề tài “nóng” đang được bàn luận của các đội bóng thuộc nhóm tranh hạng 1 – 4.
Rõ ràng, ngoài việc Ban Tổ chức giải tự cho mình quyền vi phạm những quy định trong điều lệ giải đã ban hành dẫn đến sự mất uy tín nếu những thông tin nêu trên là xác thực, thì ý nghĩa của việc “Khen” đã bị hiểu đi theo hướng khác.
Bởi từ lâu, ai cũng hiểu, đội Vô địch mà không được nhận Cúp khác nào….”Nhà vua không ngai vàng”. Thế nên, trao Cúp cho đội Vô địch có ý nghĩa rất lớn trong việc tôn vinh một tập thể giỏi nhất trong các tập thể tham dự giải và là điều không thể thiếu trong một giải đấu.
Bên cạnh việc trao Cúp cho đội Vô địch, việc trao huy chương lại mang ý nghĩa khác hẳn và không thể không có. Bởi ngoài Cúp chỉ duy nhất dành cho đội Vô địch, các cá nhân (quan chức, Huấn luyện viên, Vận động viên) của 3 đội (hoặc 4, nếu có trường hợp đồng hạng 3 do số lượng đội tham dự đông – trên 9 chẳng hạn, tùy thuộc điều lệ từng giải quy định) đều được nhận các bộ huy chương Vàng, Bạc, Đồng. 
Điều mặc định, huy chương được trao ở giải đấu luôn kèm theo giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền - ở giải Trẻ quốc gia, Vô địch quốc gia là Tổng cục thể dục thể thao. Và Cúp Vô địch không thể thay thế giá trị của huy chương vàng (cho từng thành viên của đội bóng vô địch), đội hạng Nhì nhận bộ huy chương bạc, đội hạng Ba được trao bộ huy chương đồng. 
Nên nhớ, đi kèm những chiếc huy chương còn là hàng loạt quyền lợi cho cá nhân người được trao, như được ưu tiên về điểm số chuyên môn khi thi vào các Trường Đại học chuyên ngành thể thao, được xét khen thưởng (nếu là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động), được ưu tiên trong xét nâng bậc lương, bậc quân hàm (nếu công tác trong lực lượng vũ trang), ưu tiên trong xét tuyển dụng công chức, viên chức, tuyển chọn thi nâng ngạch, xét cấp nhà ở v.v. ở địa phương hoặc nơi học tập, công tác.
Và cũng xin nhắc lại, các bộ huy chương được trao tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 có logo riêng, do Ban Tổ chức Đại hội đặt với số lượng tương ứng số bộ huy chương theo quy định của Điều lệ Đại hội, hoàn toàn không liên quan đến bộ huy chương của các giải thể thao khác trong năm do các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức trong hệ thống giải đấu quốc gia năm 2018. Do vậy không thể sử dụng bộ huy chương của Đại hội Thể thao toàn quốc để trao cho giải Vô địch quốc gia.
Việc không trao huy chương ở vòng chung kết giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia PV Gas năm 2018 nếu thật sự xảy ra như thông tin của đại diện Ban Tổ chức, thì đây đúng là một sự việc chưa có tiền lệ của Bóng chuyền Việt Nam cũng như đối với các môn thể thao khác, đồng thời việc này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các đội bóng chuyền nam, nữ xuất sắc nhất sau mùa giải Vô địch quốc gia năm 2018. 
Và nếu điều đó thật sự xảy ra, thiết nghĩ không khó để làm rõ, tắc trách này thuộc về cá nhân hay bộ phận, đơn vị nào?
PHÚC VĨNH

Thú vị với những biệt danh của các HLV bóng chuyền Việt Nam
Trên sân bóng, các cầu thủ là ngôi sao được người hâm mộ yêu thích và đặt cho những cái tên gần gũi như: chị 9, chị Bông, 4T... Những điều này không phải là mới vì các HLV hiện nay đã từng được các đồng nghiệp gán cho những biệt danh hàng chục năm qua rất ngộ nghĩnh.
Đầu tiên phải kể đến HLV lão luyện Trần Văn Thư với biệt danh Thư "Mốc". Bởi vì, ông dị ứng với mùa lạnh ở miền Bắc nên đến mùa này là 2 chân ông bị nổi mốc trắng bệt. Ngoài ra, đàn em của ông là HLV cũng kỳ cựu là Nguyễn Mạnh Hùng cũng có biệt danh là Hùng "Xẹo" hay Hùng "Sếu" vì chân ông Hùng bị xẹo rất nhiều, còn Hùng "Sếu" là thời đó, ông cao 1m87 cũng thuộc hàng có số má về chiều cao của bóng chuyền Việt Nam. Đặc điểm của 2 thầy trò  HLV này là không bao giờ mặc quần short thể thao ra sân mà luôn mặc quần dài để che bớt khuyết điểm của mình. Một học trò khác của ông Trần Văn Thư là HLV "quái kiệt" Bùi Quang Ngọc với diệt danh là "Ngọc 3 tai" không phải ông quá thính mà do trên vành tai của ông có một cục thịt thừa như 1 cái tai thứ 3. 
Về nữ thì có bà Nguyễn Thị Hiền (Hà Nội) được gọi là Hiềm "Còm" vì quá ốm nhưng còn có tên khác là Hiền "Phù thủy" vì rất quái trong chuyên môn. HLV trưởng đội nữ Hóa Chất Đức Giang Hà Nội - bà Nguyễn Thu Hương còn có tên là Hương "Cảnh sát" vì có người yêu đầu tiên là cảnh sát. Nữ HLV trưởng đội nữ Truyền Hình Vĩnh Long - bà Đào Thị La còn gọi là La "Tơn" chỉ vì có chồng tên Tơn.
Ở miền nam thì ít có biệt danh nhiều, riêng cựu HLV Nguyễn Hùng Sơn của đội nữ Truyền Hình Vĩnh Long (Hiện là PGĐ Trung tâm HLĐT TDTT Vĩnh Long) được gọi là Sơn "Đại Vương" chỉ vì trước đây, ông huấn luyện đội trẻ nam Vĩnh Long nhưng bận đi làm nhiệm vụ bóng chuyền QG ở miền Bắc thời gian dài. Khi ông trở về nhà thì cũng là lúc truyền hình chiếu bộ phim Tây Du Ký nên các học trò ông mừng quá kêu" Đại Vương đã về" từ đó chết tên Sơn "Đại Vương"
Thú vị với những biệt danh của các HLV bóng chuyền Việt Nam
THANH NAM

TPHCM trở lại trận chung kết sau 3 năm
TPHCM từng nhiều lần ôm hận vì đội bóng "lính" Biên Phòng trước đây nhưng trong trận bán kết tối nay (26/12), HLV trưởng Bùi Huy Châm đã biết khắc chế và khai thác điểm mạnh cũng như điểm yếu của đối thủ.
Có lẽ, hiếm có trận đấu nào kể cả các trận đấu ở các giải tập huấn ở Vĩnh Long, Bến Tre...mà HLV trưởng Bùi Huy Châm lại thảnh thơi ngồi bình thản trên băng ghế kỹ thuật. Bởi các học trò của ông đã tuân thủ theo đúng chiến thuật mà ông đã bố trí trong cuộc họp trước trận đấu này. Đặc biệt là chuyền hai Đinh Văn Tú quá hoàn chỉnh nên túc trực suốt trên sân để châm ngòi cho các "tay súng" Nguyễn Văn Hạnh, Lê Quang Khánh, Nguyễn Văn Dữ, Thanh Hải, Nguyễn Văn Học...ghi điểm thuận lợi. Sau khi thắng 2 ván và dẫn điểm suốt ván 3, tưởng rằng TPHCM đã dễ dàng giải quyết trận bán kết nhưng đến điểm số 20, bất ngờ TPHCM bị ngừng lại để Biên Phòng cân bằng và vượt lên dẫn lại 21-20. Lên tinh thần, các cầu thủ Biên Phòng ào ạt tấn công nên dù TPHCM cố bám đuổi nhưng vẫn thua 23-25. Lúc này, HLV trưởng Bùi Huy Châm đã triển khai phương án khác để khống chế lại đối thủ đang lên tinh thần nên gần như ván 4, khoảng cách mà TPHCM tạo ra quá cách biệt nên Biên Phòng không thể vượt quá sức mình, đành chịu thất bại 1-3.
Như vậy, TPHCM đã trở lại trận chung kết sau 3 năm (TPHCM vô địch giải VĐQG PV Gas 2015 sau khi thắng Sanest Khánh Hòa 3-2 trong trận chung kết kịch tính).
Ở giải nữ, Hóa Chất Đức Giang Hà Nội đã thắng dễ dàng Hải Dương 3-0 để giành quyền trụ hạng thành công.
https://www.bongchuyensaigon.online/2018/12/tphcm-tro-lai-tran-chung-ket-sau-3-nam.html
HOÀNG LIÊN

Nói đùa hay một sự nhầm lẫn đáng tiếc...?
Niềm vinh dự của tuyển thủ Nguyễn Hoàng Thương khi nhận huy chương vàng...
Bên lề vòng chung kết giải bóng chuyền Vô địch quốc gia PV Gas năm 2018, giới bóng chuyền – đặc biệt là nhóm đội tranh “vòng chung kết xuôi”, đang râm ran bàn tán về chuyện mùa giải năm nay, Ban Tổ chức giải không trao bộ huy chương Vàng, Bạc, Đồng cho các đội đạt thứ hạng cao nhất như quy định cho tất cả các mùa giải trước đó và như điều lệ giải đã ban hành từ đầu năm.
Như thông tin trên BCSG Online đã đưa mới đây, trách nhiệm trao huy chương tại các giải trẻ quốc gia, giải Vô địch quốc gia thuộc về Tổng cục Thể dục thể thao.
Thế nhưng, chưa nghe thông tin gì khác từ giới chức có trách nhiệm của Tổng cục Thể dục thể thao, mà “địa chỉ” cụ thể là Vụ Thể thao thành tích cao II, thì mới đây lại rộ thêm thông tin: Một quan chức của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam giải thích, do các bộ huy chương đã được trao tại giải Bóng chuyền trong chương trình Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 (từ 26/11 đến 09/12/2018, tại Nhà Thi đấu Gia Lâm – Hà Nội) nên nay Ban Tổ chức giải không trao huy chương nữa.
Rõ là như chuyện Cá tháng Tư. Đại hội Thể thao toàn quốc 4 năm/ một lần và có Ban Tổ chức của Đại hội, giải thể thao từng môn trong năm tổ chức đại hội có Ban Tổ chức môn thi, nguồn kinh phí khác nhau, đối tượng tham dự khác nhau nhưng cách nghĩ của vị quan chức nọ lại đánh đồng như nhau thì khó thể hiểu được ông ấy đang đùa hay thật.
Cứ thử nhìn lại các kỳ Đại hội, từ lần VII-2014 (Nam Định và Thái Bình), lần VI-2010 (Đà Nẵng), lần V-2006 (TP Hồ Chí Minh), lần IV-2002 (Hà Nội) v.v, giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia chỉ tổ chức duy nhất 1 vòng và bao giờ việc trao huy chương Đại hội và huy chương giải Vô địch quốc gia cũng đều tách bạch.
Thế nên hy vọng rằng, câu chuyện trao huy chương giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia PV Gas năm 2018 sẽ có lời đáp có hậu vào giờ chót từ phía Tổng cục Thể dục thể thao.
HỒNG ÁNH 

VTV Bình Điền Long An vào chung kết, Bến Tre trụ hạng
Dù tính chất là trận bán kết nữ, nhưng kết quả đã được dự đoán dễ dàng cho VTV Bình Điền Long An vì Tiến Nông Thanh Hóa càng ngày càng yếu. Do đó, kết quả 3-0 (25/13, 25/17, 25/14) giúp VTV Bình Điền Long An dễ dàng vào chung kết với Thông tin Liên Việt Post Bank vào tối mai (27/12).
Trong khi đó, trận đấu hấp dẫn nhất đến thời điểm này là ở nội dung nam giữa Bến Tre và XSKT Vĩnh Long. Sau khi Bến Tre dẫn trước 2 ván, tưởng rằng kết quả đã kết thúc sớm khi ván 3, Bến Tre giành nhiều điểm số thuận lợi. Nhưng XSKT Vĩnh Long đã kiên nhẫn gỡ lại từng đểm để cân bằng 2-2. Ván quyết định, XSKT Vĩnh Long tưởng rằng đã có cú lội ngược ngoạn mục khi dẫn 9-5 nhưng lại để Bến Tre cân bằng ở điểm số 11-11 và vượt lên ở điểm số quan trọng, trụ hạng thành công. XSKT Vĩnh Long sẽ phải chờ trận quyết đấu với Quân Khu 4.
VTV Bình Điền Long An vào chung kết, Bến Tre trụ hạng
HOÀNG LIÊN

Thể Công vào tranh chung kết nam, nữ Truyền hình Vĩnh Long trụ hạng
Tiếc cho đội chủ nhà nữ ĐakLak trong trận tranh trụ hạng vào tối qua (25/12), có nhiều lợi thế về điểm số, đặc biệt ở ván thứ 4 khi dẫn điểm trước Truyền hình Vĩnh Long nhưng để đội khách giành ván thắng cân bằng 2-2. Trong ván quyết định, Bích Tuyền bất ngờ xuất thần ghi nhiều điểm quyết định giúp Truyền hình Vĩnh Long thắng chung cuộc 3-2. Qua đó, nữ Truyền hình Vĩnh Long chính thức trụ hạng.
Trong trận bán kết nam, Tràng An Ninh Bình quá kỳ vọng vào Nguyễn Văn Đa nên thất vọng hoàn toàn khi phong độ anh sa sút rất nhiều. Trong khi các cầu thủ Thể Công thi đấu gắn bó nên giành chiến thắng 3-1, vào tranh trận chung kết nam.
Ảnh: DƯƠNG THU
HOÀNG LIÊN

Các trận đấu ở VCK giải VĐQG PV Gas 2018 vào hôm nay (25/12) tại TP Buôn Ma Thuột (ĐakLak) đều diễn ra kịch tính và hấp dẫn.
Ở trận bán kết nữ 1, Thông tin Liên Việt Post Bank đã kiên nhẫn trong từng điểm số để thắng Ngân hàng Công Thương 3-2, để giành quyền vào tranh chung kết nữ.
Trong khi đó, ở VCK ngược của nam, Hà Tĩnh cũng phải vất vả mới thắng Quân Khu 4 với tỉ số 3-2 để giành quyền trụ hạng thành công.
Ảnh: THIÊN HOÀNG
HOÀNG LIÊN

Theo thông tin từ BCSG Online, trong cuộc họp kỹ thuật vào ngày 24/12/2018 tại Đắc Lắc, Ban Tổ chức giải VĐQG PV Gas 2018 đã thông báo những thay đổi về giải thưởng ở các nội dung tập thể và cá nhân.
Đây là điều bình thường trong trường hợp Ban Tổ chức nêu được lý do chính đáng để có sự điều chỉnh về cơ cấu và giá trị giải thưởng, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đội bóng và các cá nhân (so với mức thưởng được công bố trong điều lệ giải đã ban hành) 
Tuy nhiên, đó là đề cập về “Thưởng”, còn về “Khen” thì khác. Nếu đọc Điều lệ Giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia năm 2018 đã được Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam ban hành từ đầu năm, ở mục IV. Khen thưởng - Kỷ luật có ghi rõ: “Khen thưởng: Giải nhất: Cúp, cờ, huy chương và 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng); Giải nhì: Cờ, huy chương và 70.000.000đ (Bảy mươi triệu đồng); Giải ba: Cờ, huy chương và 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng) v.v và v.v”
Do vậy, nếu thông tin BCSG Online đưa là chính xác, thì chuyện “Ở giải thưởng tập thể, sẽ không trao huy chương cho các đội bóng đoạt giải mà chỉ có chiếc cúp vô địch được trao cho đội thắng trong trận chung kết nam, nữ” là điều hoàn toàn vô lý.
Trước hết, có thể khẳng định, chuyện “Chiếc cúp vô địch được trao cho đội thắng trong trận chung kết nam, nữ” là điều không mới, vì nó đã được quy định trong điều lệ giải. Thế nhưng chuyện không trao các bộ huy chương Vàng, Bạc, Đồng cho các đội nam, nữ đạt hạng Nhất, Nhì, Ba ở giải Vô địch quốc gia PV Gas năm 2018 là điều không thể chấp nhận vì đã được quy định trong điều lệ giải - năm nào cũng như năm nào và là một “mặc định” được ghi trong điều lệ của Giải Vô địch quốc gia ở tất cả các môn thể thao được tổ chức tại Việt Nam từ trước đến nay: Trao huy chương thuộc trách nhiệm của Tổng cục Thể dục thể thao; tiền thưởng ở giải quốc gia do địa phương quản lý VĐV, đội bóng chi trả theo Quyết định số 32/2011/QĐ-TTg ngày 06/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ và nguồn của Ban Tổ chức giải (nếu có).
Rõ ràng, việc trao Huy chương ở các giải Trẻ quốc gia, Giải Vô địch quốc gia là trách nhiệm thuộc về Tổng cục Thể dục thể thao chứ không phải của Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia. Do vậy, nếu Ban Tổ chức giải Bóng chuyền Vô địch quốc gia PV Gas 2018 hay Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam thông báo không trao huy chương cho các đội bóng nam, nữ là chuyện…..không thuộc thẩm quyền của mình. Bởi đó hoàn toàn là việc không mong đợi của nhóm các đội bóng xuất sắc nhất giải và người hâm mộ bóng chuyền cả nước.
Ảnh: BẢO TOÀN
PHÚC VĨNH 

Hôm qua (24/12), ông Lê Trí Trường (TTK LĐBCVN) và BTC cúp quốc tế nữ Bình Điền Long An năm 2019 đã về Kiên Giang để khảo sát cơ sở vật chất và làm việc với lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Kiên Giang cho cúp quốc tế lần thứ 13.
Theo ông Lê Trí Trường đánh giá thì nhà thi đấu đang hoàn thiện đảm bảo điều kiện tổ chức, với sức chứa khoảng 3000 khán giả. Tuy nhiên, BTC địa phương cần đầu tư thêm về ánh sáng, sàn thi đấu hợp lý hơn với môn bóng chuyền về màu sắc...
Như vậy, cúp quốc tế nữ Bình Điền Long An lần thứ 13 sẽ diễn ra tại Kiên Giang từ ngày 11-19/5/2019.
Ảnh: THIÊN HOÀNG
HOÀNG LIÊN

Những thay đổi các giải thưởng ở VCK giải VĐQG PV gas 2018 tại ĐakLak
Sáng nay (24/12), LĐBCVN và BTC đã tổ chức họp kỹ thuật với 8 đội bóng nam và 8 đội bóng nữ cho VCK giải VĐQG PV Gas 2018 tại TP Buôn Mê Thuột (ĐakLak).
Qua đó, BTC đã thông báo những thay đổi ở VCK về các giải thưởng tập thể và cá nhân như sau: Ở giải thưởng tập thể, sẽ không trao huy chương cho các đội bóng đoạt giải mà chỉ có duy nhất chiếc cúp vô địch được trao cho đội thắng trong trận chung kết nam - nữ. Riêng giải thưởng cá nhân sẽ không còn giải cầu thủ xuất sắc nhất mà chia ra 3 giải thưởng: cầu thủ chuyền hai xuất sắc, cầu thủ tấn công xuất sắc và cầu thủ phòng thủ xuất sắc.
Như vậy sẽ có 6 gương mặt ( 3 nam và 3 nữ) được tôn vinh ở VCK giải VĐQG PV Gas 2018 tại ĐakLak sắp tới.
Ảnh: THIÊN HOÀNG
HOÀNG LIÊN

Trong cuộc chiến tránh suất rớt hạng ở nội dung nữ, trận đấu gay cấn nhất là chủ nhà ĐakLak và Truyền hình Vĩnh Long. Do đó, đội khách rất lo lắng, đặc biệt là vị trí chủ lực - chủ công Hà Ngọc Diễm.
Dù 2 cầu thủ tốt nhất của nữ TPHCM là Cẩm Tú và Đào Thị Nhung, đã tập trung cùng đội nữ Truyền hình Vĩnh Long, nhiều ngày qua. Nhưng vai trò tấn công được kỳ vọng nhất là chủ công Hà Ngọc Diễm vẫn là nổi lo của lãnh đạo và HLV trưởng Đào Thị La. Bởi những cú đánh của Hà Ngọc Diễm mới đủ "quái" và có lực để gây vất vả cho đối thủ. Tuy nhiên, từ vòng 1 đến giờ, cô bị chấn thương dai dẳng nên vẫn chưa thể đạt phong độ tốt nhất. Trong khi, Bích Tuyền được kỳ vọng thì vẫn chưa ổn định và có sức ảnh hưởng như Hà Ngọc Diễm. Vì vậy, HLV trưởng Đào Thị La và lãnh đạo Truyền hình Vĩnh Long đang tính toán cẩn thận các phương án: Một là cố gắng động viên chủ công Hà Ngọc Diễm tung sức thi đấu tập trung 1 trận duy nhất với chủ nhà ĐakLak nhằm chắc chắn trụ hạng nếu thắng, hoặc hai là tiếp tục "dưỡng" chủ công Hà Ngọc Diễm trận đầu tiên, để đầu tư trận cuối cùng với Hải Dương hoặc Đức Giang Hà Nội để quyết tử 1 trận là trụ hạng...?
Ảnh: DƯƠNG THU
HOÀNG LIÊN

Susana Rodríguez Játiva là một trọng tài quốc tế đến từ Tây Ban Nha.
Chưa đầy một tháng trôi qua kể từ cuộc thi cuối cùng và chúng tôi đã đắm chìm trong một cuộc thi khác. Lần này là Giải vô địch nữ châu Âu được tổ chức tại Ý và Serbia. Theo hiểu biết của tôi, đây là lần đầu tiên trong số 16 trọng tài tham gia, bốn nữ trọng tài được chỉ định tham gia sự kiện (Zorica Bjelic của Serbia, Karin Zahorkova từ Cộng hòa Séc, Heike Kraft từ Đức và tôi) và ba chúng tôi sẽ ở giai đoạn cuối. 
Tôi là một trong những người may mắn vì tôi sẽ trải qua cuộc thi ở Belgrade cho đến khi kết thúc cuộc thi. CEV cũng hỗ trợ mạnh mẽ việc thúc đẩy các trọng tài nữ, và đã làm như vậy trong một thời gian, và đây là một ví dụ về điều này.
Nhiều đồng nghiệp nghĩ rằng chúng tôi, các trọng tài nữ, là đối thủ cạnh tranh và mối quan hệ của chúng tôi không tốt, nhưng họ rất sai lầm, chúng tôi là bạn tốt và cùng gắn bó nhau trong các cuộc họp mặt. Chúng tôi chỉ là những người bạn tốt và rất vui vì những thành công của người khác và cố gắng cùng nhau tiến bộ, không vấp ngã hay chơi xấu, đó không phải là phong cách của chúng tôi. Tôi rất vui khi gặp lại họ trong một cuộc thi, và chắc chắn đó sẽ không phải là lần cuối cùng. 
Điều đó xảy ra khi tại trụ sở ở Belgrade, tất cả các giám sát trực tiếp, các trợ lý cũng là phụ nữ, đó là một sự tiên phong trên thế giới. 
Dù vậy, thật khó để xa nhà lần nữa và tôi rất nhớ gia đình, nhưng tôi biết họ ủng hộ tôi và điều này cho phép tôi tập trung vào các trận đấu của mình và làm tốt công việc.
Tôi chắc chắn đó là một cuộc thi tuyệt vời vì nó liên quan đến các đội bóng đỉnh cao, và một lần nữa chúng tôi, các trọng tài. 
Chúng tôi phải làm việc để cũng ở một mức độ tốt. Tôi tin rằng mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp.
THANH THANH

Đội nữ Kinh Bắc Bắc Ninh tiếp tục hành trình khám phá nước Mỹ
Hôm qua (22/12), HLV trưởng Phạm Văn Long đã cùng các học trò nữ Kinh Bắc Bắc Ninh đã có trận đấu giao hữu thứ 2 trên đất Mỹ. Trước những đối thủ cao to và mạnh mẽ, đã giúp các cầu thủ nữ Kinh Bắc Bắc Ninh có dịp thử thách nhiều.
Hôm nay, toàn đội sẽ di chuyển đến Las Vegas (Mỹ) để tiếp tục kế hoạch tham quan và tập huấn của mình.
Đội nữ Kinh Bắc Bắc Ninh tiếp tục hành trình khám phá nước Mỹ
THANH NAM

HLV trưởng Lê Văn Dũng (NHCT): VTV Bình Điền Long An quá mạnh!
Hiện nay, các đội bóng đều đã tập trung về Tây Nguyên để chuẩn bị cho các VCK. Riêng ở nội dung nữ tranh ngôi vô địch vẫn không ngoài 3 "bà chị" Ngân hàng Công Thương, VTV Bình Điền Long An và Thông tin Liên Việt Post Bank. BCSG Online đã có trao đổi ngắn với HLV trưởng Lê Văn Dũng của CLB nữ NHCT.
Liệu Ngân hàng Công Thương có thể tranh chấp ngôi vô địch ở VCK giải VĐQG PV Gas 2018 sắp tới không?
Khó lắm! Đội chúng tôi đang gặp khó khăn về lực lượng khi vắng 2 vị trí không kém quan trọng là Đoàn Thị Xuân và libero Bùi Vũ Thanh Tuyền. Trong khi, các đối thủ đều rất tốt ở các vị trí.
Sau Vòng 1 giải VĐQG PV Gas 2018, NHCT đã có 2 chuyến du đấu ở Hàn Quốc và Đài Loan - TQ, đó là cơ hội để ông thử nghiệm các vị trí thay thế, vậy ông có bổ sung được cầu thủ nào triển vọng không?
Chúng tôi vẫn quan sát các cầu thủ trẻ để thử nghiệm nhưng thật sự các em còn quá non kinh nghiệm, chưa thể sử dụng trong thời gian này.
Vậy ông dự đoán ai sẽ đăng quang ở VCK sắp tới?
Theo tôi thì VTV Bình Điền Long An quá mạnh. Họ rất đồng đều các vị trí và các cầu thủ đều đã trưởng thành, rất bản lĩnh.
Nhưng chắc chắn NHCT không bỏ cuộc đua...?
Chắc chắn rồi, chúng tôi sẽ rất cố gắng để phấn đấu vào trận chung kết.
Xin cám ơn và chúc ông cùng toàn đội khỏe để thi đấu tốt!
HOÀNG LIÊN

Nữ trọng tài FIVB - Joo-Hee Kang là cựu vận động viên bóng chuyền của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc Cô bắt đầu chơi cho đội thiếu niên khi cô 15 tuổi trước khi chuyển lên đội bóng cao cấp ở tuổi 18 và sau đó nghỉ hưu ở tuổi 21 để theo đuổi việc học đại học. Cô đã tham gia một khóa trọng tài quốc tế lần đầu tiên vào năm 1999 và hoàn thành bằng cấp vào năm 2002. Cô chính thức được đề cử trở thành trọng tài quốc tế vào năm 2005.
Trọng tài tại World Cup là một vinh dự rất đặc biệt. Khi bạn phát hiện ra bạn đã được mời tham dự cho một sự kiện như vậy, đó là một cảm giác tuyệt vời. Đây là một trong những sự kiện mà tất cả các trọng tài nhắm đến, vì vậy, tôi rất tự hào được đến Nhật Bản, đặc biệt là một trong năm quan chức nữ duy nhất ở đây. 
Có rất nhiều điều làm cho trọng tài thú vị. Du lịch đến các quốc gia mới, gặp gỡ bạn bè mới và có cơ hội trở thành một phần của một số sự kiện bóng chuyền chất lượng hàng đầu chỉ là một số ít. Đây là World Cup đầu tiên của tôi nhưng được tham dự Chung kết World Grand Prix cũng rất đặc biệt. 
Tuy nhiên, một trong những lý do chính khiến tôi trở thành trọng tài là để đảm bảo tôi vẫn tham gia bóng chuyền, ngay cả khi tôi đã nghỉ hưu. Vì tôi không thích huấn luyện nên đây là một trong những lựa chọn duy nhất!
Kun Tae, một cựu trọng tài người Hàn Quốc đã nghỉ hưu năm ngoái, rất có ảnh hưởng đối với tôi và được coi là một huyền thoại. Thật tuyệt khi đi theo bước chân của anh ấy, anh ấy vẫn là hình mẫu của tôi và tôi vẫn xin anh ấy cho lời khuyên ngày hôm nay. Tôi không nghĩ anh ấy sẽ ngừng làm giáo viên của tôi vì tôi luôn muốn cải thiện. 
Là một trọng tài, tôi thích thử và cho người chơi nhiều cơ hội chơi theo đúng cách. Vấn đề lớn nhất của tôi là luôn lo lắng về hiệu suất của tôi. Tôi luôn muốn làm tốt và không mắc lỗi nào.
Tôi rất tự hào về cuộc sống của mình. Tôi đã có cơ hội chơi cho đất nước của mình tại Giải vô địch thế giới năm 1990, Đại hội thể thao châu Á và World Cup 1989 trong thời gian bóng chuyền là một trong những môn thể thao duy nhất nhận được sự công nhận từ chính phủ. Kể từ đó, tôi rất vui khi thấy nó đã phát triển và tôi rất vui khi vẫn là một phần của môn thể thao tuyệt vời này.
THANH NAM

Các văn phòng của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế - FIVB sẽ "đóng cửa" từ thứ Sáu (ngày 21 tháng 12 năm 2018) cho đến thứ Hai (ngày 7 tháng 1 năm 2019) cho giai đoạn nghỉ lễ cuối năm. 
Đối với các vấn đề khẩn cấp, vui lòng tham khảo  Trang Liên hệ của FIVB  và bộ phận liên quan.
THANH NAM

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.