tháng 2 2016

Khi còn là Sinh viên Khoa Bóng Rổ - Bóng Chuyền - Bóng Ném của Trường ĐH TDTT TPHCM thập niên 90, Tôi đã nghe tiếng thơm của anh Trần Văn Nghĩa với vai trò là Tổng thư ký LĐBC TPHCM? Bởi nhiều giải bóng chuyền quốc tế nam và nữ do anh tổ chức rất chất lượng, thu hút khán giả đến CLB Phan Đình Phùng theo dõi rất sôi động. Sau này, về công tác ở Báo Thể Thao TPHCM vào năm 2002, có cơ hội nghiên cứu tư liệu cũ, Tôi còn phát hiện khả năng chuyên môn và viết báo của anh với những bài phân tích chiến thuật, kỹ thuật...rất hay, đây cũng là ưu điểm đã giúp Báo Thể Thao TPHCM nổi tiếng về bóng chuyền với chuyên trang của anh. Sau giai đoạn sóng gió, anh rời khỏi làng bóng chuyền Việt Nam nhưng khi trở lại vài năm gần đây, anh lại gây ấn tượng đẹp với mọi người về ý tưởng độc đáo ở môn Quần Vợt khi mời nhiều tay vợt mạnh thế giới đến TPHCM giao lưu như: Jo-Wilfried Tsonga (Pháp), Tomas Berdych (CH Séc), Gilles Simon (Pháp). Đặc biệt, nữ tay vợt số 1 thế giới Victoria Azarenka (Belarus) cũng phải sang VN...ở Giải quần vợt quốc tế Heineken Stars 2012. Không chỉ vậy, giải bóng đá sân cỏ nhân tạo phong trào Cúp bia La Rue cũng được anh tổ chức hoành tráng mà khâu truyền thông được đánh giá tốt hơn giải V-League của LĐBĐVN... Là người Thầy đầu tiên của mình, anh Nguyễn Khánh từ Mỹ đã gửi đến BCSG những dòng cảm nhận về anh Trần Văn Nghĩa - Một trong những "Bàn tay phù thủy" đã giúp Bóng chuyền TPHCM rất mạnh và biến hóa, để nắm giữ vị trí số 1 VN cả về đỉnh cao và phong trào.
Tác giả Khánh Nguyễn (Cựu P.TTK LĐBC TPHCM) từ Mỹ
Cùng Khóa 1 - Trường Đại học TDTT Trung ương 2 như các anh: Tống Thành Quan, Phan Phước Điền , Nguyễn Thành Lâm... nhưng khi tốt nghiệp anh Trần văn Nghĩa lại không làm bóng chuyền mà được phân nhiệm vụ là Trưởng bộ môn Bóng ném Sở TDTT T/P HCM (Một môn thể thao cũng đình đám dù chỉ phát triển mạnh ở TP HCM thập niên 80 thế kỷ trước). Nhưng vốn  là dân bóng chuyền, nhiều đam mê anh Trần Văn Nghĩa tham gia thêm công tác gỉang dạy cho các lớp cơ bản và năng khiếu trọng điểm tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TPHCM,. Ngoài ra, anh còn tham gia công tác trọng tài bóng chuyền cho các Giải A 2 và A 1 bóng chuyền TPHCM và Việt Nam.
Anh Trần Văn Nghĩa dù là Doanh nhân nhưng luôn hướng về Thể Thao TPHCM
Năm 1990, anh Trần Văn Nghĩa được cữ đi tham gia học lớp trong tài bóng chuyền quốc tế và trở thành trọng tài Việt Nam đầu tiên tham gia điều hành các giả bóng chuyền Đông Nam Á và Chàu Á.
Sau khi tốt nghiệp thêm bằng Quản trị kinh doanh , mặt mạnh của Anh là làm kinh tế thể thao hình thành và khi nhận chuyển giao chức Tổng thư ký Liên đoàn bóng chuyền TP HCM năm 1995 từ anh Lâm Quang Thành (Do nhận chức phó giám đốc Sở TDTT TP HCM ) Anh thừa hưởng một thành quả xây dựng hùng mạnh là 3 trong 4 đội mạnh đứng đầu toàn quốc là Seaprodex, Dệt Thành Công và Công An TP HCM, một hệ thống năng khiếu mạnh nhất nước, một hệ thống thi đấu dày đặc từ phong trào đến các giải quốc tế và kế hoạch đăng cai thành công giải Trẻ Đông Nam Á và Châu Á của bộ môn bóng chuyền, với mặt mạnh về kinh tế Thao, Anh Nghĩa đã tìm thêm những nhà tài trợ mới có tiềm lực tài chánh mạnh mẻ như Tiger beer, Salonpas ..., và nâng cấp công tác tổ chức các giải đấu về mặt hình thức về Marketing trong thể thao lên một tầm vóc mới, và làm hài lòng các mục tiêu quảng cáo của các nhà tài trợ,
Trong việc phát triễn Thể thao ngoài yêu cầu bắt buộc là quản lý và chuyên môn phải mạnh thì việc Marketing và kinh tế trong Thể thao rất quan trọng vì nó là nguồn tài chánh để nuôi dưỡng duy trì và thúc đẩy Thể thao đi xa và cao hơn nếu sử dụng đúng.
Anh Trần Văn Nghĩa (Đứng bìa trái) cùng đội bóng Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
Nói về anh Trần văn Nghĩa luôn có những có ý kiến trái ngược nhau, nhưng góc nhìn của tôi thì nếu những người đầy tâm huyết và có trình độ quản lý và chuyên môn cao như các anh: Phan Phước Điền, Nguyễn Thành Lâm có được sự hợp tác và hậu thuẫn tốt và Marketing và Kinh tế thể thao như anh Trần văn Nghĩa đó là sự kết hợp hoàn hảo và tuyệt vời, tạo sức mạnh toàn diện cho Thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng bay cao hơn
KHÁNH NGUYỄN (Từ Mỹ)

Dù còn hơn 1 tháng nữa Vòng 1 giải VĐQG PV Gas 2016 mới khởi tranh nhưng HLV trưởng Trương Minh Hải đã có kế hoạch tập huấn rất chu đáo cho các cầu thủ nam XSKT Vĩnh Long.
Vào ngày 6/3/2016, HLV trưởng Trương Minh Hải sẽ dẫn dắt đội XSKT Vĩnh Long thực hiện chuyến du đấu trải dài từ Nam ra Bắc, cụ thể: Đầu tiên, đội bóng sẽ đến Bến Tre để thi đấu tập huấn với đội chủ nhà này vài trận. Sau đó, di chuyển lên TP Tân An để đấu tập với đội tuyển nam Long An. Tiếp theo, đội sẽ lên TPHCM để thử lửa cao hơn với ĐKVĐ Maseco TPHCMBecamex Quân Đoàn 4. Kết thúc đợt 1, đội sẽ trú ngụ tại Bình Dương để nghỉ ngơi và giảm nhẹ bằng những trận giao lưu với đội hạng A là VLXD Bình Dương.
Sau đó, dù đi ngang Khánh Hòa nhưng XSKT Vĩnh Long sẽ không đấu tập với Sanest Khánh Hòa...? Mà đi thẳng ra Thái Bình để nghỉ ngơi và ở đây đến ngày 28-29/3 sẽ chuyển qua Hải Dương để bắt đầu chinh phục Vòng đầu tiên của mùa bóng 2016.
Được biết, hiện nay XSKT Vĩnh Long có 2 sự tăng cường mới là chủ công Lưu Đại Dương từ VLXD Bình Dương và 1 cầu thủ mượn từ Quân Khu 9. Mong rằng bằng kinh nghiệm gắn bó lâu năm với khó khăn của đội bóng quê nhà, HLV trưởng Trương Minh Hải sẽ dẫn dắt XSKT Vĩnh Long tiếp tục trụ vững ở giải VĐQG PV Gas qua năm 2016.
HOÀNG ANH

Ảnh: DƯ HẢI
Giản dị, mộc mạc, VĐV bóng chuyền Bùi Thị Ngà của Thông tin Liên Việt PostBank đã ghi dấu ấn với người hâm mộ, dù trên sàn đấu hay ngoài đời thường.
Quyến rũ từ sự chân phương
Ngà kín tiếng, ít khi kể về mình. Cô gái còn ngại khi được mời phỏng vấn. Gọi mãi Ngà không bắt máy, đến khi hỏi ra mới biết cô ngại những cuộc điện thoại làm quen, kết bạn của nhiều thanh niên, nên chọn giải pháp… yên lặng khi nghe chuông điện thoại từ số lạ. Là một trong số những VĐV bóng chuyền nữ cao nhất Đông Nam Á (1 m 87), da trắng, khuôn mặt khả ái, là một tay chắn bóng cực tốt, Ngà có đủ tự tin để giới thiệu về mình. Nhưng không, Ngà vẫn ngại ngùng “em bình thường lắm, chẳng có gì đâu”, cô gái cứ nhắc đi nhắc lại.
Sinh năm 1994 trong một gia đình thuần nông tại Ninh Bình, tuổi thơ lớn lên trong nhiều thiếu thốn, Ngà sớm trở thành niềm tự hào của cha mẹ khi trở thành một VĐV bóng chuyền tài năng. “Em chưa từng nghĩ mình sẽ theo bóng chuyền, chỉ nghĩ cứ đi học, rảnh lại giúp bố mẹ làm nghề nông, chẳng biết sau này mình sẽ giúp gia đình kiểu gì”, Ngà thật thà. Ấy thế mà cô thôn nữ cao đến mức “phát ngại” khi đi lại, đạp xe trên đường làng đã tìm ra tương lai của đời mình ở bóng chuyền, giúp được mẹ cha từ những đồng lương, tiền thưởng vinh quang từ thi đấu bóng chuyền mang lại.
Bùi Thị Ngà sinh năm 1994 tại Ninh Bình, từng VĐQG nhiều lần trong màu áo Thông tin Liên Việt PostBank, thành viên đội tuyển QG. Cầu thủ chắn bóng hay nhất VTV Cup 2013 và VTV Cup 2014.
Duyên nợ bóng chuyền với Ngà thật ngẫu nhiên. Nhờ chiều cao “khủng” từ thời đi học, Ngà được bộ phận tuyển dụng của Trung tâm TDTT Bộ Tư lệnh thông tin để ý ngay. Vừa bắt đầu hết cấp 2, Bùi Thị Ngà cũng “khăn gói” lên Hà Nội vừa đi học văn hóa, vừa tập tại lớp năng khiếu bóng chuyền trong môi trường quân đội. Dần dần, nhờ chịu khó rèn luyện cùng tố chất sẵn có, Bùi Thị Ngà đã thi đấu thành công trong màu áo CLB Thông tin Liên Việt PostBank.
Đây chính là điều kiện để cô trở thành tuyển thủ của ĐTQG vào năm 2012. Có thể thấy rõ đẳng cấp chiều cao của Ngà được thể hiện khi danh hiệu “cầu thủ chắn bóng hay nhất” cả hai kỳ VTV Cup gần đây đều thuộc về cô. Một tuyển thủ trẻ, mới vào ĐTQG nhưng luôn có ý thức phấn đấu tốt và có chuyên môn cao, đó là những gì chúng tôi nghe về Ngà từ các đồng nghiệp , HLV của cô cũng như những khán giả yêu thích cô gái chân dài này.
Mong người bạn đời cao hơn
Cao cả về hình thể và tầm suy nghĩ, hiểu biết, đó là ước mơ của Ngà về người bạn đời tương lai. Tuy nhiên, chuyện tình cảm còn phụ thuộc vào duyên số, Ngà bình thản đón đợi những bất ngờ từ cuộc sống đem lại, cô mới 20 tuổi và còn rất trẻ.
Được bạn bè gọi là “Người khổng lồ” hoặc “Tiểu ngố”, Ngà đều cười xòa chấp nhận. Cô gái trẻ thú nhận ít khi tự chụp ảnh, chia sẻ ảnh lên mạng xã hội, Ngà còn bảo chưa bao giờ mặc thử một loại váy nào. Cô thích áo phông, quần short để thấy mình năng động, thoải mái hơn. Cũng thích làm đẹp nhưng với Ngà, phương pháp làm đẹp hiệu quả nhất là đơn giản nhất. Ngà uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để giữ làn da luôn tươi trẻ.
Ngoài thời gian dành cho bóng chuyền, Ngà thích ngồi uống trà chanh, tán gẫu với bạn bè. Tự nhận mình đôi khi thấy tự ti vì thi đấu trong một CLB nhiều tài năng như Thông tin Liên Việt PostBank, nhưng mặt khác đó cũng là động lực để Ngà hoàn thiện mình hơn. Những lúc căng thẳng, cô gái chọn phương pháp tự mỉm cười động viên mình, cuộc sống còn nhiều thú vị đang chờ đợi.
TRUNG TRẦN - THÚY HẰNG

Xuân "trẻ" liệu có giúp NHCT cản đường vô địch của TTLVPB?
Theo nguồn tin riêng của BCSG, sau Vòng 1 giải VĐQG PV Gas 2016 vào tháng 4 sắp tới, 2 trụ cột của Á quân Ngân hàng Công ThươngNguyễn Thị Xuân và Phạm Kim Huệ sẽ có kế hoạch sinh con (Kim Huệ sẽ là lần 2, còn Nguyễn Thị Xuân sẽ là lần đầu tiên). Đây là nghĩa vụ và trách nhiệm rất trân trọng của người vợ, chúng ta hoàn toàn ủng hộ! Nhưng điều đáng tiếc là VCK giải VĐQG PV Gas 2016 ở nội dung nữ sẽ trở nên buồn tẻ vì chỉ còn cuộc "độc hành" của ĐKVĐ Thông tin Liên Việt Post Bank...?
Người hâm mộ đều biết là ở trận chung kết giải VĐQG PV Gas 2015 tại Khánh Hòa, NHCT với đầy đủ lực lượng tinh nhuệ, trong khi TTLVPB đang suy yếu nhưng vẫn thắng dễ 3-1 để đăng quang. Do đó, việc mất 2 trụ cột giàu kinh nghiệm và kỹ thuật là Kim Huệ và Nguyễn Thị Xuân thì khó có cuộc lật đỗ ngôi "Hậu" của các cô gái lính TTLVPB
BCSG có thể bị các fans của VTV Bình Điền Long An "Ném đá" khi không nhắc đến đội bóng "Con cưng" của các bạn? Nhưng sự thật là với đội hình chỉ trông chờ vào "thủ lĩnh" Ngọc Hoa - H9 thì sẽ rất khó, khi bị đối thủ "bắt bài", trong khi Thanh Thúy thì vẫn chưa ổn định, các vị trí khác: HMia, Tuyết Hoa... thì bị chấn thương và quá "yểu điệu" trong các cú đánh, khó tạo được đột biến và sự "quái" trong tấn công thì sẽ không gây khó khăn cho các đối thủ phía Bắc. Nếu nói về độ quái trong tấn công thì rõ ràng chỉ có chủ công Hà Ngọc Diễm mượn từ Vĩnh Long là có thể gây khó chịu cho 2 đối thủ NHCT và TTLVPB nhưng năm nay chị đã trở về thi đấu cho đội nhà Vĩnh Long...Rõ ràng, đây sẽ là bài toán khó cho HLV trưởng Nguyễn Quốc Vũ lần đầu tiên giữ vai trò quyết định cả 1 mùa bóng?
Do đó, có lẽ giải VĐQG PV Gas 2016 chỉ còn nội dung của nam là hy vọng có nhiều thú vị và bất ngờ vì sự biến động rất lớn về lực lượng do các cầu thủ kết thúc hợp đồng và giải thể...xáo trộn vào các đội bóng có tiềm năng, để cạnh tranh các chiếc Cúp vô địch: Cúp Hùng Vương, Cúp VĐQG 2016, Siêu cúp Đạm Cà Mau...
HOÀNG LIÊN

Dù lãnh đạo CLB Thông tin Liên Việt Post Bank tạo điều kiện để HLV phó kiêm đội trưởng Phạm Thị Yến đến Nhật Bản, để nâng cao kiến thức HLV nhưng do trong thời điểm này, lực lượng TTLVPB đang yếu vì vị trí thay thế Phạm Thị Yến là Âu Hồng Nhung chưa ổn định, trong khi các cầu thủ trẻ như: Phạm Thị Huệ (Sinh năm 1997 - Cao 1m71) và Nguyễn Thị Thanh Hương (Sinh năm 1996 - Cao 1m73) được bổ sung vẫn chưa đáp ứng tốt về chuyên môn. Do đó, HLV trưởng Phạm Văn Long đang tính toán để Phạm Thị Yến dời thời gian đến Nhật sau Vòng 1 giải VĐQG PV Gas 2016 cho thích hợp nhất. 
Vì vậy, nhiều khả năng người hâm mộ vẫn sẽ tiếp tục được thưởng thức những phá bóng đẹp mắt từ "thủ lĩnh" xinh đẹp Phạm Thị Yến cùng CLB Thông tin Liên Việt Post Bank.
HOÀNG ANH

Ảnh: VƯƠNG THÁI
Cách đây gần 10 năm, chủ công Trần Thị Hiền (được gọi thân mật bằng Nick Trần Hiền) là nổi ám ảnh của bất kỳ đối thủ nào khi gặp đội bóng Bưu Điện Quảng Ninh. Chủ công Trần Hiền không cao to hay mạnh mẽ như những đồng nghiệp khác nhưng chị có độ "quái" trên lưới mà đối thủ khó đoán được chị sẽ đưa bóng đi về đâu. Nhiều chuyên gia có nhận xét là chị Trần Hiền có khả năng làm chủ sức bật và độ dừng trên lưới vài nhịp, để dễ dàng quan sát hàng chắn đối phương, rồi mới đánh bóng vào khoảng trống thích hợp nhất. 
10 năm sau, dù đã gần 35 tuổi nhưng chị Trần Hiền vẫn còn hữu ích với đội bóng quê nhà khi mùa bóng hạng A toàn quốc 2015, lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ninh đã phải gửi công văn xin mượn lại chủ công Trần Hiền từ đơn vị Tân Bình - TPHCM, để giúp đội Quảng Ninh trở lại giải VĐQG PV Gas 2016. Họ đã có quyết định chính xác khi sự trở về của Trần Hiền đã giúp cho Quảng Ninh tạo được sức mạnh từ sự tinh quái của chị để thăng hạng đội mạnh Việt Nam. Vì vậy, trước Vòng 1 giải VĐQG PV Gas 2016 khi kết quả bốc thăm chia bảng đã đưa Quảng Ninh và TPHCM nằm cùng bảng B tại Yên Bái thì liệu Trần Hiền có trở lại thi đấu cho đội bóng quê hương để đối đầu với các học trò nữ TPHCM...?
Tuy nhiên, chị Trần Hiền đã có những chia sẻ thẳng thắn với BCSG
Những năm qua, Tôi đã ký hợp đồng với Trung tâm TDTT Quận Tân Bình TPHCM từ nhiệm vụ Trợ lý HLV đội mạnh Tân Bình TPHCM và hiện nay là phụ trách tuyến trẻ cùng với chị Hồ Thị Phương để đào tạo cầu thủ trẻ nữ cho Tân Bình TPHCM. Do năm 2015, lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ninh quyết tâm đưa đội bóng chuyền nữ Quảng Ninh trở lại giải VĐQG PV Gas 2016 nên đã có gửi công văn mượn Tôi về thi đấu chỉ 3 tuần. Sau khi kết thúc VCK giải hạng A toàn quốc 2015, Tôi trở lại với nhiệm vụ của mình ở Tân Bình TPHCM. 
Vì vậy, nếu bóng chuyền Quảng Ninh còn cần Tôi thì liên lạc với lãnh đạo Trung tâm TDTT quận Tân Bình. Riêng cá nhân Tôi thì: "Ăn cây nào phải rào cây ấy..." Tôi đang làm việc cho Tân Bình TPHCM thì chỉ biết làm tốt nhiệm vụ của mình chứ không "Đứng núi này trông núi nọ"
HOÀNG ANH

Ảnh: TOÀN NGUYỄN
Tình cờ gặp lại Người Quan Sát, BCSG đã tranh thủ thời gian để “chộp” một cuộc trao đổi ngắn với ông về những diễn biến gần đây.
Thưa ông, sau kỳ nghỉ tết khá dài, ông có thông tin gì mới cung cấp cho bạn đọc BCSG?
NQS: Ồ không, mà ngược lại, những lúc rảnh rỗi, tôi còn phải theo dõi lướt qua các thông tin liên quan đến BCVN qua trang của các bạn.
Tuy nhiên, mới đây nhất tôi được biết Bắc Ninh đã có đề nghị LĐBCVN về việc xin đăng cai tổ chức vòng II bảng A và vòng chung kết nam giải Vô địch quốc gia PV Gas 2016.
Xin ông có thể nói rõ hơn về điều này?
NQS: Thật ra cũng chẳng có vấn đề gì lớn. Tuy đầu năm 2016, khi ban hành dự kiến lịch thi đấu môn Bóng chuyền, LĐBCVN có ghi địa điểm thi đấu vòng II ở Thanh Hóa và Hà Tĩnh nhưng trong điều lệ giải ban hành ngày 13/1, có ghi về địa điểm: “Bảng có đội Hà Tĩnh (thi đấu tại Hà Tĩnh), bảng còn lại (có thông báo sau)” và ở vòng chung kết: “Chung kết nữ, xếp hạng nam (tại Hà Tĩnh); chung kết nam, xếp hạng nữ (có thông báo sau)”.
Theo tôi, có thể ban đầu Thanh Hóa cũng xin đăng cai một bảng ở vòng II nhưng do Hà Tĩnh xin tổ chức bảng còn lại kèm điều kiện “tổ chức vòng giữ hạng nam” - mặc nhiên cộng thêm vòng chung kết nữ, nên Thanh Hóa phải thoái lui. 
Bởi, chúng ta nên thông cảm là đội bóng xứ Thanh gần đây luôn nằm trong tốp 4 CLB nữ hàng đầu nên họ cũng muốn đem vòng chung kết nữ về địa phương mình để phục vụ nhân dân tỉnh nhà. Có thể điều trùng lắp này khiến Thanh Hóa lâm vào thế khó xử nên xin rút.
Thực tế thì như thế nào, thưa ông?
NQS: Điều hiển nhiên có thể thấy rằng lập luận này càng được khẳng định khi trong lễ bốc thăm vào ngày 23/1 vừa qua tại Hà Nội, đơn vị Thanh Hóa không “lên tiếng” nên qua bốc thăm ngẫu nhiên, họ thi đấu cùng địa điểm – bảng B, tương tự như nam Hà Tĩnh.
Và nay, Bắc Ninh xin đăng cai bảng A vòng II. Trước thông tin này, không ít người lo ngại rằng, hai địa điểm tổ chức vòng II khá cách xa nhau khiến các đội chuyển vùng sau vòng II sẽ vất vả. Song theo tôi thì không hề gì. Mới vòng II giải VĐQG 2013 đây thôi, điều này đã từng diễn ra tương tự: một bảng ở Bắc Ninh và bảng còn lại ở Hà Tĩnh, song có ai kêu ca gì. Mọi việc vẫn tốt đẹp đấy thôi.
Hơn nữa, khác với nhiều năm trước, sau vòng 2 giải 2016, thực tế chỉ có 5 đội phải di chuyển (trước nay là 8), gồm 2 đội nhất, nhì nữ và 1 đội nam đứng cuối bảng A từ Bắc Ninh về Hà Tĩnh. Ngược lại chỉ có 2 đội nhất, nhì nam bảng B từ Hà Tĩnh về Bắc Ninh tranh chung kết nam vì năm nay nào có tổ chức vòng giữ hạng nữ.
Nhân tiện cũng xin hỏi thêm, tới đây, sau vòng I, LĐBCVN dự kiến sẽ tổ chức một hội thảo để bàn về nhiều vấn đề hệ trọng mang tính đột phá. Trong đó có bàn cả việc rút số đội ở giải VĐQG xuống còn 8 nam, 8 nữ. Ông có ý kiến gì?
NQS: Tôi nghĩ, điều gì phù hợp với xu thế chung và có lợi nhất cho BCVN thì ta cứ bàn bạc dân chủ, lấy ý kiến rộng rãi. Sau khi có sự đồng thuận cao thì mới thống nhất tổ chức thực hiện.
Riêng về việc này, lâu nay vẫn còn nhiều tranh luận nhưng tựu trung xoay quanh hai luồng chính: nhóm “ủng hộ” gồm số đội “đại gia” – có tiềm lực về tài chính từ khá trở lên, và nhóm “lưỡng lự” gồm số còn lại.
Tuy nhiên, qua cân nhắc, dù rất cảm thông với nhóm đang sử dụng vốn ngân sách nên ít điều kiện hơn nhưng theo tôi, muốn phát triển một cách mạnh mẽ, ta phải chấp nhận thực tế: rút gọn số đội để giúp nâng chất cho giải đấu cao nhất quốc gia.
Hiện vẫn có không ít ý kiến cho rằng, rút còn 8 đội nam thì đạt được mục đích nhưng nữ thì không. Bởi ngoài Thông tin Liên Việt Postbank, VTV Bình Điền Long An, Ngân hàng TMCP Công thương VN, thì trình độ số đội còn lại cách ba “Bà chị” này rất xa, mỗi ván thua kém ít nhất 5 điểm. Cụ thể, nếu họ gặp nhóm 3 đội này, chưa thi đấu đã đoán biết tỷ số cách biệt 0 – 3 trong cuộc chơi theo thế một chiều và nhàm chán. Rồi giữa đội đứng thứ 4 là Tiến Nông Thanh Hóa với số đội nhòm sau cũng có sự cách biệt không ít.
Thế nhưng, tôi tin rằng điều này không đáng ngại. Theo quy luật, lượng giảm thì chất tăng, chắc chắn như thế. Rõ ràng, đầy đủ 144 cầu thủ của 12 đội thì như thế nhưng nếu có 120 của 10 đội và đặc biệt, lúc cắt giảm chỉ còn 96 cầu thủ của 8 đội thì thế nào ai cũng hiểu. Một khi  “khoanh vùng” toàn cầu thủ gạo cội của BCVN – trình độ từ khá tốt trở lên, chất lượng giải đấu tốt hơn hẳn, khoảng cách trình độ giữa các đội dần xích lại là điều đương nhiên.
Theo tôi, điều quan trọng là tất cả phải vì cái chung để ủng hộ chủ trương đó - nếu được đưa ra lấy ý kiến, của LĐBCVN. Và sau đó, sẽ bàn và thống nhất xem lộ trình thực hiện như thế nào là phù hợp.
Những tín hiệu tốt đẹp mang lại từ khi Ban chấp hành LĐBCVN khóa VI (2015 – 2019) bắt đầu vận hành guồng máy hoạt động là điều thấy rõ thế nhưng, có phải tất cả đều thuận lợi, trong “tầm kiểm soát” không, thưa ông?
NQS: Tôi có điều mơ hồ lo lắng nhưng mong nó không xảy ra. Qua quan sát những diễn biến gần đây, thật lòng thì tôi sợ rằng một số kịch bản không mong muốn lại ập đến với BCVN. 
Đầu tiên là dù LĐBCVN hiện có một Ban chấp hành mới nhưng vị trí “đầu tàu” lại là một doanh nhân không đủ tầm vóc – về tiềm lực tài chính, về uy tín...để chỉ huy một tổ chức xã hội nghề nghiệp lớn thứ 2 của TTVN, qua đó có thể giúp huy động sức mạnh của các tổ chức, cá nhân trong xã hội cho BCVN, chí ít cũng được cỡ như Chủ tịch Lê Minh Hồng của nhiệm kỳ cũ. 
Kế đến, phải thấy rằng nguồn kinh phí hoạt động hiện nay phần lớn dựa vào uy tín và khả năng vận động, ngoại giao nhằm thu hút tài trợ từ một số doanh nghiệp ngành dầu khí VN trước đây của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, đồng thời là Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại LĐBCVN, ông Trần Đức Phấn. Nhưng thử hỏi, như BCSG đã từng phân tích trước thời điểm tổ chức Đại hội khóa VI vào cuối năm 2015 - mà nay đã dần thành hiện thực, một khi giá dầu rớt xuyên thủng….sàn của đáy như hiện nay, các doanh nghiệp ngành dầu khí, phân bón, khí – điện – đạm v.v còn phải lao đao thì liệu “bầu sữa” nuôi BCVN bấy lâu nay sẽ còn duy trì và đảm bảo được bao lâu?
Chưa hết, sau khi một loạt CLB có tiềm lực tài chính từ khá trở lên, như: Tập đoàn Cao su Bình Phước, Hòa Phát Hưng Yên (nữ), rồi Đức Long Gia Lai (nam)... nói lời chia tay với bóng chuyền không hẳn chỉ vì khó khăn “hầu bao”, thì biết đâu do một số doanh nhân là “ông chủ” các CLB danh tiếng khác từng gắn bó máu thịt với Bóng chuyền, tới đây vì lý do này nọ - đến tuổi nghỉ hưu hoặc được địa phương, ngành bố trí đảm nhiệm các chức vụ khác cao hơn, không còn gắn trực tiếp với CLB của mình, thì tình cảnh của BCVN sẽ còn khó khăn như thế nào?.
Lo là lo vậy nhưng tôi tin rằng với sự tự thân vận động, sự cộng đồng trách nhiệm của nhiều phía, BCVN sẽ có bước tiến mạnh mẽ hơn về phía trước, bắt đầu từ năm 2016, nhằm để đáp ứng sự mong đợi của người hâm mộ cả nước.
Xin chân thành cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
HỒNG ÁNH

Ảnh: DƯƠNG THU
 Ngày
  Giờ
                                Đội thi đấu với Đội

2/4
19g
                                       Khai Mạc
19g30
Nữ Ngân hàng Công ThươngVTV Bình Điền Long An
21g
Nam Thể Công Binh Đoàn 15Long An

3/4
17g
Nam Bến TreBecamex Quân Đoàn 4
19g
Nữ Vĩnh PhúcQuảng Ninh
21g
Nam Thể Công Binh Đoàn 15Sanest Khánh Hòa

4/4
17g
Nữ TPHCMQuảng Ninh
19g
Nữ Ngân hàng Công ThươngVĩnh Phúc
21g
Nam Sanest Khánh HòaBecamex Quân Đoàn 4

5/4
17g
Nam Bến TreThể Công Binh Đoàn 15
19g
Nữ Quảng NinhNgân hàng Công Thương
21g
Nam Long AnSanest Khánh Hòa

6/4
17g
Nữ VTV Bình Điền Long AnVĩnh Phúc
19g
Nữ TPHCMNgân hàng Công Thương
21g
Nam Becamex Quân Đoàn 4Thể Công Binh Đoàn 15

7/4
17g
Nam Sanest Khánh Hòa Bến Tre
19g
Nữ VTV Bình Điền Long An - TPHCM
21g
Nam Becamex Quân Đoàn 4 Long An

8/4
17g
Nữ Vĩnh Phúc - TPHCM
19g
Nữ Quảng NinhVTV Bình Điền Long An
21g
Nam Long AnBến Tre
HỒNG ÁNH

Ảnh: TOÀN NGUYỄN 
 Ngày
 Giờ
                               Đội thi đấu với Đội
2/4
19g
                                     Khai Mạc
19g30
Nữ Rudico Hải Dương – Truyền hình Vĩnh Long
21g
Nam Hà Tĩnh – Công An TPHCM
3/4
17g
Nam XSKT Vĩnh Long – Quân Đoàn 4 Becamex
19g
Nữ PVD Thái Bình – Thông tin Liên Việt Post Bank
21g
Nam Maseco TPHCM – Tràng An Ninh Bình
4/4
14g
Nữ Tiến Nông Thanh Hóa – Rudico Hải Dương
16g
Nam Hà Tĩnh – Biên Phòng
19g
Nữ Truyền hình Vĩnh Long – PVD Thái Bình
21g
Nam Công An TPHCM – Tràng An Ninh Bình
5/4
14g
Nữ Tiến Nông Thanh Hóa – Thông tin Liên Việt Post Bank
16g
Nam XSKT Vĩnh Long – Maseco TPHCM
19g
Nữ Rudico Hải Dương – PVD Thái Bình
21g
Nam Hà Tĩnh – Tràng An Ninh Bình
6/4
14g
Nữ Thông tin Liên Việt Post Bank – Truyền hình Vĩnh Long
16g
Nam Biên Phòng – Maseco TPHCM
19g
Nữ PVDThái Bình – Tiến Nông Thanh Hóa
21g
Nam Công An TPHCM – XSKT Vĩnh Long
7/4
14g
Nam Hà Tĩnh – Maseco TPHCM
16g
Nam Tràng An Ninh Bình – XSKT Vĩnh Long
19g
Nữ Thông tin Liên Việt Post Bank – Rudico Hải Dương
21g
Nam Biên Phòng – Công An TPHCM
8/4
14g
Nam Hà Tĩnh – XSKT Vĩnh Long
16g
Nam Maseco TPHCM – Công An TPHCM
19g
Nữ Truyền hình Vĩnh Long – Tiến Nông Thanh Hóa
21g
Nam Tràng An Ninh Bình – Biên Phòng
HỒNG ÁNH

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.